Hiện nay, mặt hàng gỗ đang có quy mô buôn bán lớn thứ ba trên thị trường thế giới, chỉ đứng sau dầu lửa và than đá. Sự phát triển của thị trường gỗ thế giới đang mở ra những cơ hội và cả những khó khăn, thách thức đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam.

Mặc dù xuất khẩu các sản phẩm gỗ vẫn là một trong những thế mạnh trong cán cân xuất khẩu của Việt Nam trong nhiều năm qua nhưng hiện nay đa số các doanh nghiệp sản xuất đồ mộc xuất khẩu vẫn luôn trong tình trạng thiếu nguyên liệu.

Phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, nguyên nhân chính của tình trạng thiếu gỗ cung cấp cho thị trường là do tỷ lệ gỗ tự nhiên của Việt Nam còn rất ít do lệnh cấm khai thác rừng của Chính phủ. Hiện nay, một năm nhà nước chỉ cho phép khai thác từ 200.000- 300.000 m3 gỗ tự nhiên. Tuy nhiên gỗ rừng trồng của Việt Nam lại đang phát triển mạnh.  Theo tính toán của Gỗ và Lâm sản Việt Nam, đến hết năm 2011 Việt Nam sẽ có khoảng 7 triệu m3 gỗ rừng trồng.

Mặc dù khối lượng gỗ rừng trồng đang ngày càng tăng nhưng tỷ lệ gỗ dùng cho sản xuất đồ gỗ lại chiếm tỷ lệ rất ít, khoảng 15- 17%, số còn lại được dùng để sản xuất bột giấy, sản xuất ván nhân tạo và sản xuất dăm giấy. Trong đó tình trạng gỗ rừng trồng được sơ chế thành dăm giấy và bán ra nước ngoài đang trở thành vấn đề đau đầu với những người đứng đầu ngành sản xuất và chế biến gỗ. Hiện khối lượng xuất khẩu của sản phẩm này đã lên tới 3 triệu tấn (tính đến hết tháng 9) tương đương với khoảng 5 triệu m3 gỗ rừng trồng. Với cơ chế giao đất, giao rừng cho dân tự khai thác, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan đã đầu tư tiền cho dân trồng rừng và bao tiêu luôn sản phẩm, khiến cho trong nhiều năm qua, mặc dù diện tích rừng trồng không ngừng được mở rộng nhưng tình trạng thiếu gỗ cho ngành sản xuất đồ mộc trong nước vẫn tiếp tục diễn ra.

Nói như vậy để chúng ta thấy, hiện nay cơ cấu vốn rừng trồng của Việt Nam vẫn chưa thật sự hợp lý và thể chế chính sách cũng chưa khuyến khích việc trồng rừng gỗ lớn phục vụ cho nghề mộc.

Việc nhập khẩu gỗ để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước đã được tiến hành 10 năm nay, mỗi năm bình quân Việt Nam nhập khoảng 4 triệu m3 gỗ và việc nhập khẩu gỗ vẫn sẽ vẫn tiếp tục trong những năm tới.

Nhưng hiện nay việc nhập khẩu gỗ đang đứng trước những thách thức mới, bắt đầu từ năm 2008 khi Mỹ và Châu Âu đưa ra chương trình quản trị rừng bền vững và chúng ta bắt buộc phải tuân thủ theo quy định này nếu muốn xuất khẩu sản phẩm gỗ vào những thị trường này. Bởi theo quy định, khi xuất gỗ vào những thị trường này chúng ta phải chứng minh được xuất xứ của những sản phẩm gỗ này. Như vậy từ nay, đối với tất cả các sản phẩm gỗ nhập khẩu phải có đầy đủ chứng chỉ chứng minh là gỗ hợp pháp. Tuy nhiên, đến nay không phải đất nước nào cũng có đầy đủ bộ chứng chỉ để chứng minh nguồn gốc gỗ, điển hình như Lào, Campuchia, một số nước châu Phi. Yêu cầu trên bắt buộc các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam phải lựa chọn gỗ nhập khẩu mà một khi lựa chọn thì sẽ mất thêm chi phí và giá cả cũng sẽ tăng lên. Ví dụ hiện Việt Nam đang mua gỗ keo của Malaysia, nếu chưa có bộ đầy đủ chứng chỉ chứng nhận gỗ hợp pháp thì mất khoảng 100 USD/m3. Nhưng nếu yêu cầu phải có đầy đủ chứng chỉ thì giá bị đội lên tới 170 USD/m3.

Với những quy định mới, các doanh nghiệp ngành chế biến gỗ xuất khẩu phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm đồng thời phải liên tục cập nhật yêu cầu mới của thông lệ quốc tế nhằm tránh những thiệt hại không đáng có có thể xảy ra.

Theo số liệu thống kê, kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm trong tháng 8/2011 tăng 34,16% so với tháng liền kề trước đó tương đương với 151,4 triệu USD và tăng 49,91% so với tháng 8/2010, nâng kim ngạch 8 tháng đầu năm 2011 lên 870,9 triệu USD, tăng 21,46% so với cùng kỳ năm trước.

Chín tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm xấp xỉ 1 tỷ USD, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm 2010.

Thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm trong 8 tháng đầu năm là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Malaixia, Thái Lan, NiuZilan, Cămpuchia…. Trong đó Trung Quốc là thị trường chính chiếm 13,1% trong tổng kim ngạch, tăng 6,33% so với cùng kỳ năm trước, tương đương với 114 triệu USD. Trong đó kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm từ thị trường này trong tháng 8 tăng so với tháng liền kề trước đó, tăng 11,32% và tăng 29,88% so với tháng 8/2010, dạt 20,2 triệu USD.

Đứng thứ hai là Hoa Kỳ với kim ngạch trong tháng đạt 13,6 triệu USD, tăng 1,34% so với tháng liền kề và tăng 18,56% so với tháng 8/2010, nâng kim ngạch 8 tháng đầu năm nhập khẩu từ thị trường này lên 96,3 triệu USD, tăng 5,21% so với 8 tháng năm 2010.

Tuy đứng thứ 3, nhưng kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm từ thị trường Malaixia lại giảm 23,79% so với cùng kỳ năm trước tương đương với 61,8 triệu USD. Trong đó tháng 8 kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ thị trường này lại tăng trưởng so với tháng liền kề trước đó, tăng 1,34% nhưng lai giảm so với tháng 8/2010 , giảm 23,79%.

Hiện nay ở Việt Nam chỉ có khoảng 3- 4 doanh nghiệp 100% vốn trong nước có đủ khả năng để đàm phán trực tiếp với các đối tác nước ngoài để cung cấp sản phẩm và đảm bảo được nguồn gốc sản phẩm của mình theo đúng quy định của quốc tế.  Còn những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam đáp ứng được điều kiện trên thì có nhiều. Bởi đáp ứng được điều kiện này, doanh nghiệp phải rất thành thạo với luật quốc tế, có kênh phân phối ở các thị trường truyền thống và đủ sức cạnh tranh với các đối thủ khác.

Thực lực của các doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam là rất yếu, đây là nguyên nhân mà chúng ta không thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài. Vì thế để nâng cao tính cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt Nam cần liên kết lại với nhau thành các nghiệp đoàn theo từng vùng. Hiện nay tại TP HCM cũng đã hình thành được một nghiệp đoàn như vậy nhằm tận dụng lợi thế của nhau, biến thành một sức mạnh tập thể. Hy vọng rằng trong 2- 3 năm tới mô hình này sẽ thành công và từ đó sẽ nhân rộng ra khắp cả nước.

Thống kê thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm tháng 8, 8 tháng 2011

ĐVT: USD

 

Thị

trường

 

KNNK T8/2011

 

KNNK 8T/2011

 

KNNK 8T/2010

% tăng giảm KN so T7/2011

% tăng giảm KN so T8/2010

% tăng giảm KN so với cùng kỳ

Tổng KN

151.414.287

870.961.634

717.105.672

34,16

49,91

21,46

Trung Quốc

20.257.732

114.073.865

107.287.698

11,32

29,88

6,33

Hoa Kỳ

13.671.712

96.334.518

91.562.598

1,34

18,56

5,21

Malaixia

8.919.759

61.887.756

81.209.944

21,84

-22,29

-23,79

Thái Lan

14.308.477

58.603.466

59.603.197

47,43

71,49

-1,68

NiuZilân

7.252.833

43.050.725

46.869.383

-3,88

-7,17

-8,15

Cămpuchia

4.265.743

27.215.901

27.770.286

46,43

2,13

-2,00

Braxin

3.275.668

18.422.529

19.219.461

41,29

-34,32

-4,15

Indonesia

2.658.581

15.033.167

12.969.357

-0,71

91,87

15,91

Chile

2.385.305

14.102.461

11.109.927

5,16

45,39

26,94

Phần Lan

1.525.853

9.213.948

9.028.568

-8,57

55,79

2,05

Đức

1.186.592

6.437.353

7.368.742

69,94

-9,82

-12,64

Thuỵ Điển

701.789

5.299.960

4.563.749

-26,74

45,78

16,13

Đài Loan

1.160.290

4.680.989

5.265.777

65,86

57,95

-11,11

Canada

312.699

4.118.216

4.725.671

-44,81

-53,85

-12,85

Pháp

274.103

3.996.330

3.951.930

-67,57

-64,77

1,12

Italia

421.860

3.854.783

3.108.197

25,49

26,21

24,02

Nhật Bản

528.415

3.561.957

3.257.198

190,14

53,90

9,36

Hàn Quốc

546.827

3.442.421

2.783.842

-4,70

-49,38

23,66

Oxtrâylia

320.034

2.005.709

8.111.960

6,48

-72,79

-75,27

Achentina

309.733

1.875.983

1.800.551

11,93

-12,94

4,19

Nam Phi

170.186

989.499

1.184.527

53,98

-19,16

-16,46

Nga

223.748

950.271

988.621

32,73

12,94

-3,88

Anh

180.924

650.751

628.766

131,15

32,30

3,50

Nguồn: Vinanet