(VINANET) – Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 5/2014, Việt Nam đã nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc 16,5 tỷ USD, tăng 18,49% so với 5 tháng 2013.
Việt Nam chủ yếu nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, điện thoại các loại và linh kiện, vải các loại, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh… từ thị trường Trung Quốc.
Trong số đó, mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng là mặt hàng có kim ngạch nhập đạt cao nhất, 2,9 tỷ USD, chiếm 17,7% thị phần, tăng 30,32% so với cùng kỳ năm trước.
Đứng thứ hai về kim ngạch là mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện, tăng 11,29%, tương đương với 2,3 tỷ USD. Kế đến là vải các loại, 1,8 tỷ USD, tăng 25,56%...
Tính chung 10 mặt hàng chính nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 76,2% thị phần, với kim ngạch đạt trên 12 tỷ USD. Trong đó, mặt hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, tăng 30,32%.
Một điểm đáng chú ý, trong 5 tháng đầu năm Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc có thêm một số mặt hàng như chế phẩm thực phẩm, chất thơm mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh, phương tiện vận tải và phụ tùng, thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh, máy ảnh máy quay phim và linh kiện, quặng và khoáng sản, than đá trong đó mặt hàng máy ảnh,máy quay phim và linh kiện có kim ngạch đạt cao nhất, đạt 262,2 triệu USD.
Nhìn chung, 5 tháng đầu năm nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đều có tốc độ tăng trưởng dương, những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng âm chỉ chiếm 13,5%
Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc 5 tháng 2014 – ĐVT: USD
Chủng loại
|
KNNK 5T/2014
|
KNNK 5T/2013
|
% so sánh
|
Tổng kim ngạch
|
16.527.254.446
|
13.948.341.593
|
18,49
|
máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác
|
2.926.490.524
|
2.245.650.172
|
30,32
|
điện thoại các loại và linh kiện
|
2.389.914.029
|
2.147.456.913
|
11,29
|
vải các loại
|
1.848.420.692
|
1.472.186.984
|
25,56
|
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
|
1.811.427.798
|
1.786.331.302
|
1,40
|
sắt thép các loại
|
1.384.653.488
|
1.021.994.582
|
35,49
|
nguyên phụ liệu dệt, may,da giày
|
616.223.750
|
467.755.020
|
31,74
|
xăng dầu các loại
|
592.050.358
|
492.785.699
|
20,14
|
hóa chất
|
366.742.518
|
331.365.520
|
10,68
|
sản phẩm từ sắt thép
|
346.233.895
|
324.425.880
|
6,72
|
sản phẩm từ chất dẻo
|
316.014.588
|
255.882.209
|
23,50
|
sản phẩm hóa chất
|
238.195.402
|
209.324.731
|
13,79
|
xơ sợi dệt các loại
|
220.510.583
|
183.068.898
|
20,45
|
phân bón
|
211.664.496
|
246.330.706
|
-14,07
|
kim loại thường khác
|
205.773.562
|
215.688.740
|
-4,60
|
thuốc trừ sâu và nguyên liệu
|
193.663.858
|
167.341.519
|
15,73
|
chất dẻo nguyên liệu
|
188.868.201
|
163.526.703
|
15,50
|
Dây điện và dây cáp điện
|
159.958.686
|
140.899.748
|
13,53
|
thức ăn gia súc và nguyên liệu
|
141.483.636
|
65.891.283
|
114,72
|
khí đốt hóa lỏng
|
141.317.842
|
122.888.263
|
15,00
|
oto nguyên chiếc các loại
|
128.174.950
|
53.249.165
|
140,71
|
linh kiện phụ tùng ô tô
|
114.537.714
|
75.922.235
|
50,86
|
hàng điện gia dụng và linh kiện
|
93.811.583
|
84.121.342
|
11,52
|
nguyên phụ liệu dược phảma
|
85.407.911
|
57.856.881
|
47,62
|
gỗ và sản phẩm gỗ
|
84.335.209
|
74.022.067
|
13,93
|
giấy các loại
|
83.877.287
|
53.417.973
|
57,02
|
sản phẩm từ giấy
|
71.067.811
|
62.020.307
|
14,59
|
sản phẩm từ cao su
|
62.571.472
|
51.436.658
|
21,65
|
sản phẩm từ kim loại thường khác
|
61.539.092
|
53.932.037
|
14,10
|
hàng rau quả
|
46.812.779
|
48.876.600
|
-4,22
|
sản phẩm khác từ dầu mỏ
|
40.487.302
|
52.677.537
|
-23,14
|
đá quý,kim loại quý và sản phẩm
|
28.042.334
|
11.317.776
|
147,77
|
dược phẩm
|
19.686.229
|
18.764.074
|
4,91
|
nguyên phụ liệu thuốc lá
|
14.679.753
|
19.632.933
|
-25,23
|
cao su
|
14.280.743
|
13.475.593
|
5,97
|
Hàng thuỷ sản
|
12.536.689
|
10.369.147
|
20,90
|
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
|
4.271.901
|
3.849.261
|
10,98
|
bông các loại
|
3.754.705
|
897.206
|
318,49
|
dầu mỡ động thực vật
|
1.428.892
|
1.350.817
|
5,78
|
Về tình hình đầu tư, tính đến ngày 20/5/2014, Trung Quốc (không tính Hồng Kông và Ma Cao) có 1.029 dự án FDI tại Việt Nam, với vốn đăng ký 7,825 tỷ USD, chiếm 3% tổng vốn FDI đăng ký, bằng 1,4% vốn đầu tư ra nước ngoài của nước này. Trong đó, khu vực chế tác, điện lực có vốn đăng ký 6.179 tỷ USD, chiếm gần 80%. Xây dựng và kinh doanh bất động sản 1,2 tỷ USD, chiếm 15%. Số vốn 5% còn lại thuộc các lĩnh vực khai khoáng, du lịch, ăn uống, bán buôn, bán lẻ…
Các doanh nghiệp của Trung Quốc đầu tư ở 52 tỉnh, thành phố của nước ta, trong đó phần lớn là dự án quy mô nhỏ, thậm chí rất nhỏ, với vốn đăng ký chưa đến 1 triệu USD.
Nguồn: Vinanet/Báo Đầu tư