(VINANET) - Theo Cục Đầu tư nước ngoài, về thương mại, Tây Ban Nha là một trong những nước EU có tốc độ tăng trưởng trao đổi thương mại với nước ta ở mức cao.
Số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục hải quan Việt Nam cho biết, tính từ đầu năm cho đến hết tháng 10/2014 Việt Nam đã nhập khẩu 288,5 triệu USD từ thị trường Tây Ban Nha, tăng 13,18% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam nhập khẩu từ Tây Ban Nha các mặt hàng như sản phẩm hóa chất, máy móc thiết bị, dược phẩm, nguyên phụ liệu dệt may da giày, chất dẻo nguyên liệu… trong đó sản phẩm hóa chất có kim ngạch nhập khẩu cao nhất, đạt 53,3 triệu USD, chiếm 18,4%, tăng 39,83% so với cùng kỳ. Đứng thứ hai về kim ngạch là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng, đạt 44,4 triệu USD, tăng 43,1%...
Nhìn chung, từ đầu năm cho đến hết tháng 10, nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Tây Ban Nha đều giảm kim ngạch ở hầu khắp các thị trường, số thị trường có tốc độ tăng trưởng âm chiếm trên 53%, trong đó nhập khẩu mặt hàng thức ăn gia súc là giảm mạnh nhất, giảm 53,44%, tương đương với 9,9 triệu USD. Ngược lại nhập khẩu mặt hàng sản phẩm từ sắt thép tăng mạnh nhất, tăng 71,36%, đạt 6,1 triệu USD.
Dẫn nguồn tin từ Thời Báo Tài Chính, theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến tháng 11 năm 2014, Tây Ban Nha đã có 38 dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 35,57 triệu USD, xếp thứ 56/101 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư tại nước ta.
Quy mô vốn bình quân của Tây Ban Nha hiện xấp xỉ 936.000 USD/dự án, thấp hơn so với quy mô vốn bình quân của cả nước là 14,3 triệu USD/dự án.
Dự án lớn nhất của Tây Ban Nha tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại là dự án Công ty TNHH Grupo EA Việt Nam, có tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 5,87 triệu USD, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nước uống không cồn.
Hiện nay, các nhà đầu tư Tây Ban Nha tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 19 dự án và 28,88 triệu USD tổng vốn đầu tư đăng ký (chiếm 50% số dự án và 81,2% tổng vốn đầu tư đăng ký của Tây Ban Nha tại Việt Nam). Còn lại lần lượt là các ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa; xây dựng; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ; thông tin truyền thông và vận tải kho bãi.
Tuy nhiên, FDI của Tây Ban Nha vào Việt Nam còn khiêm tốn và chưa tương xứng với tiềm năng. Trong thời gian tới, hai nước cần tạo các cơ hội để doanh nghiệp tìm hiểu các cơ hội đầu tư hai chiều, đặc biệt là trong một số lĩnh vực mũi nhọn của các doanh nghiệp Tây Ban Nha như xây dựng, chế tạo máy, công nghiệp đóng tàu, sản xuất dầu ôliu...
Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình nhập khẩu từ thị trường Tây Ban Nha 10 tháng 2014 – ĐVT: USD
|
KNNK 10T/2014
|
KNNK 10T/2013
|
% so sánh +/- KN
|
Tổng KN
|
288.546.567
|
254.934.204
|
13,18
|
sản phẩm hóa chất
|
53.310.834
|
38.125.934
|
39,83
|
máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
|
44.439.846
|
31.054.768
|
43,10
|
dược phẩm
|
28.861.713
|
31.467.631
|
-8,28
|
nguyên phụ liệu dệt may, da, giày
|
15.967.475
|
13.755.300
|
16,08
|
chất dẻo nguyên liệu
|
13.400.892
|
18.394.279
|
-27,15
|
nguyên phụ liệu dược phẩm
|
12.272.010
|
11.664.035
|
5,21
|
thức ăn gia súc và nguyên liệu
|
9.912.848
|
21.290.686
|
-53,44
|
hóa chất
|
8.129.305
|
9.290.804
|
-12,50
|
sản phẩm từ sắt thép
|
6.197.193
|
3.616.520
|
71,36
|
sữa và sản phẩm sữa
|
5.577.119
|
6.108.865
|
-8,70
|
linh kiện, phụ tùng ô to
|
4.938.761
|
5.950.986
|
-17,01
|
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
|
2.505.710
|
1.908.900
|
31,26
|
sắt thép các loại
|
1.335.791
|
2.137.940
|
-37,52
|
NG.Hương
Nguồn: Vinanet