VINANET - Xuất khẩu dầu cọ Indonesia tăng trong tháng 9, tháng đầu tiên trong 4 tháng do nguồn cung các loại dầu thay thế suy giảm.
Xuất khẩu dầu cọ tăng 11%, lên 1,64 triệu tấn so với 1,48 triệu tấn tháng 8, Hiệp hội dầu cọ Indonesia cho biết. Đây là tháng đầu tiên tăng kể từ tháng 5, khi doanh số tăng 21%, và so với 1,38 triệu tấn tháng 9/2012.
Nhu cầu dầu cọ gia tăng có thể làm tăng giá dầu cọ kỳ hạn mà đã giảm xuống mức thấp gần 4 năm trong tháng 7 do triển vọng nguồn cung toàn cầu đạt mức cao kỷ lục. Dự trữ đậu tương Mỹ để nghiền dầu đậu tương ở mức thấp nhất trong 4 năm trong tháng trước. Trong khi đó, những người nông dân Mỹ sẽ có vụ thu hoạch đậu tương đạt mức cao kỷ lục trong năm nay.
“Trì hoãn tiến độ thu hoạch đậu tương Mỹ do mưa tại trung tây và vụ thu hoạch hướng dương tại Nga và Ukraine đã cắt giảm xuất khẩu hạt có dầu”, và dẫn đến làm tăng nhu cầu dầu cọ, Hiệp hội các nhà trồng trọt và tinh chế cho biết.
Nhập khẩu của Ấn Độ - nhà mua lớn nhất thế giới – đã tăng 23%, lên 431.240 tấn và được mua bởi Trung Quốc – nhà tiêu thụ dầu ăn lớn nhất, đã tăng 7,3% lên 182.740 tấn. Xuất khẩu sang Mỹ tăng 68%, lên 57.170 tấn trong tháng 9 từ một tháng trước.
Giá dầu cọ giao kỳ hạn tháng 12 giao dịch ở mức 2.370 ringgit (tương đương 746 USD)/tấn tại Sở giao địch phái sinh Bursa Malaysia. Giá dầu cọ giảm xuống còn 2.137 ringgit/tấn trong tháng 7, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2009.
Những người nông dân tại Nam Mỹ đã làm chậm tiến độ gieo trồng đậu tương do thời tiết khô, trong khi mưa đã hạn chế vụ thu hoạch hướng dương tại Ukraine và Nga, Oil World có trụ sở tại Hamburg cho biết.
Xuất khẩu từ Malaysia tăng 5,2%, lên 1,61 triệu tấn trong tháng 9, tăng tháng thứ 4, Ủy ban dầu cọ Malaysia cho biết. Malaysia là nước sản xuất lớn thứ hai sau Indonesia.
Bloomberg