(Vinanet) Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, quí I/2013 cả nước xuất khẩu 1,57 triệu tấn gạo, thu về 697,8 triệu USD (tăng 20,39% về lượng và tăng 8,33% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái); trong đó riêng tháng 3 lượng gạo xuất khẩu đạt 767922 tấn, tương đương 335,19 triệu USD (tăng mạnh so với tháng trước đó với mức tăng 111,7% về lượng và tăng 109,34% về kim ngạch)

Trung Quốc nổi lên là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới trên 45% về lượng và chiếm 41,66% về kim ngạch, với 708322 tấn, thu về 290,72 triệu USD. Tiếp đến là thị trường Singapore (chiếm 5,7%), Indonesia (chiếm 4,91%), Hồng Kông (chiếm 4,68%), Malaysia (chiếm 4,05%).

Quý I/2013, giá gạo xuất khẩu giảm mạnh, giá bình quân giảm 44,5 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2012 Đặc biệt, loại 5% tấm thấp hơn giá gạo Ấn Độ và Pakistan từ 40 - 50 USD/tấn, chỉ có 395 USD/tấn trong khi giá gạo cùng loại của Ấn Độ bán với giá 430 USD/tấn, Pakistan 445 USD/tấn, riêng Thái Lan 530 USD/tấn Với mức giá này, có ý kiến nhận định rằng giá gạo xuất khẩu quý I/2013 của Việt Nam thấp nhất thế giới. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do việc giá gạo xuất khẩu của Việt Nam không cao có một phần do nông dân trồng nhiều giống lúa gạo IR 50404 năng suất cao nhưng chất lượng thấp Bà con nông dân lại thường trộn gạo thơm với gạo IR 50404 khiến chất lượng gạo không cao, dẫn đến giá xuất khẩu thấp, hơn nữa nhiều thị trường chưa có nhu cầu NK, còn các thị trường XK chính lại bị ép giá.

Xuất khẩu gạo sang các thị trường quí I/2013

 
 
 
Thị trường
 
 
T3/2013
 
3T/2013

% tăng, giảm T3/2013 so với T2/2013

 

% tăng giảm 3T/2013 so với cùng kỳ

Lượng
(tấn)
Trị giá
(USD)
Lượng
(tấn)
Trị giá
(USD)
Lượng
 
Trị giá
Lượng
 
Trị giá
Tổng cộng
767.922
335.190.800
1.573.619
697.798.639
+111,71
+109,34
+20,39
+8,33
Trung Quốc
358.407
146.219.647
708.322
290.720.939
+92,12
+92,42
+142,28
+124,70
Singapore
31.378
14.896.203
86.538
39.797.982
+67,62
+72,60
+21,02
+15,62
Indonesia
30.577
18.524.575
55.577
34.273.300
+70,82
+64,92
-76,75
-73,64
Hồng Kông
25.103
12.818.146
62.584
32.688.468
+42,03
+51,96
+29,79
+20,27
Malaysia
34.879
18.786.790
48.470
28.261.375
+945,22
+718,76
-75,76
-74,32
Philippines
12.010
4.826.331
66.041
27.520.984
-61,41
-62,42
+632,57
+559,66
Angola
42.544
16.955.731
66.805
27.251.470
+1236,18
+1155,16
+360,06
+290,37
Gana
22.937
10.344.864
33.870
17.195.991
+202,36
+112,48
-6,79
-6,87
Angieri
13.354
6.015.527
30.280
13.190.272
+76,87
+92,47
+38,47
+29,50
Bờ biển Ngà
22.838
10.972.120
25.405
12.661.800
+5941,80
+3475,14
-48,24
-41,16
Hoa Kỳ
13.781
6.257.223
18.328
9.171.240
+672,48
+473,28
+267,29
+187,50
Đài Loan
6.521
2.904.239
19.604
8.818.963
+35,07
+29,00
-54,22
-55,28
Đông Timo
12.200
4.648.296
19.022
7.434.025
+324,35
+304,86
+218,47
+169,18
Nga
4.549
2.004.521
13.424
5.978.121
-27,22
-29,58
+227,89
+203,04

Nam Phi

4.346
1.999.524
10.471
4.841.974
-19,14
-19,69
+233,37
+231,79
Bỉ
2.779
968.991
8.001
2.834.072
+439,61
+466,89
+114,85
+66,44
Hà Lan
3.005
1.249.458
5.331
2346517
+64,39
+58,04
+459,98
+319,09
Chi Lê
2.312
957.006
4.380
1814884
+11,80
+11,56
+327,32
+295,51
Senegal
373
161.934
3.275
1764986
+43,46
-23,31
-90,86
-86,85
Tiểu vương Quốc Ả Rập thống nhất
1.060
740.253
2.377
1655231
+34,18
+36,77
+141,08
+150,94
Ucraina
1.321
576.365
3.001
1349550
+64,10
+43,05
+215,23
+164,72
Brunei
730
435.200
2.110
1218000
 
 
-27,39
-29,19
Australia
992
669.227
1.506
1024787
+863,11
+721,16
+86,85
+68,97
Thổ Nhĩ Kỳ
575
313.250
1.420
718800
+130,00
+166,60
+136,67
+163,22
Ba Lan
644
319.700
644
319700
*
*
+59,01
+39,75
Italia
300
117.600
662
310058
-11,50
-35,34
+26,10
+6,05
Pháp
309
180.351
472
285277
*
*
+19,19
+4,31
Tây BanNha
45
26.520
192
95403
-6,25
+21,04
+56,10
+21,06

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nhiều gạo nhất của Việt Nam nhưng giá xuất khẩu rất thấp: Trung Quốc có đặc điểm không mua gạo để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước theo dạng hợp đồng tập trung của Chính phủ, mà chủ yếu do thương nhân thu mua phân phối lại để hưởng chênh lệch nên giá thấp, doanh nghiệp Trung Quốc mua gạo Việt Nam về với mục đích kéo giá trong nước xuông chứ không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, nên thường họ mua giá thấp để đảm bảo lợi nhuận Do vậy, mặc dù thương nhân Trung Quốc chào giá thấp nhưng DN Việt Nam vẫn phải chấp nhận bán vào thị trường này với giá thấp vì các thị trường khác không có nhu cầu

Giá gạo xuất khẩu sang thị trường châu Phi cũng đạt mức thấp do chênh lệch về tỷ giá giữa đồng Euro và USD. Do đồng USD có xu hướng giảm so với Euro nên DN Việt Nam muốn bán vào thị trường châu Phi cũng phải giảm giá vì khu vực này liên kết chặt chẽ với khu vực đồng Euro. Hơn nữa, nhiều nước đang có xu hướng chuyển sang mua gạo của Ấn Độ, Pakistan Họ lại có lợi thế về cước phí vận chuyển nên gạo Việt Nam dù đưa ra giá ngang bằng cũng không thể cạnh tranh được để xuất sang châu Phi

Theo VFA, hiện Việt Nam đã ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo và số lượng chưa giao hàng còn tương đương với lượng tồn kho nên có thể đẩy mạnh xuất khẩu trong 2 tháng tới. Tuy nhiên các doanh nghiệp không nên vội ký hợp đồng với giá thấp, hơn nữa mức giá giao dịch hiện nay đã sát với giá thành nên xuất nhiều không hiệu quả, các doanh nghiệp cần duy trì giá ổn định để chờ nhu cầu mới. Năm 2013, dự báo sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm bởi vì chúng ta chủ trương không tăng năng suất mà nâng cao chất lượng.

 

Nguồn: Vinanet