Tháng 9 xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm đáng kể so với tháng trước, giảm tới 40,47% về lượng và giảm 35,9% về kim ngạch, chỉ đạt 454.518 tấn, đạt 253,04 triệu USD; nhưng tính chung cả 9 tháng thì lượng gạo xuất khẩu vẫn tăng 11,86% và kim ngạch tăng 19,63% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 98,9 % kế hoạch đặt ra năm 2011 với 5,93 triệu tấn, trị giá 2,97 tỷ USD, chiếm 4,25% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước .

Nhóm các thị trường lớn của xuất khẩu gạo Việt Nam đạt trên 100 triệu USD trong 9 tháng đầu năm lần lượt là: Indonesia 616,4 triệu USD, chiếm 20,79%; Philippines 444,92 triệu USD, chiếm 15%; Cu Ba 215,64 triệu USD, chiếm 7,28%; Malaysia 208,82 triệu USD, chiếm 7,04%; Bangladesh 180,38 triệu USD, chiếm 6,08%; Senegal 168,5 triệu USD, chiếm 5,68%; Singapore 156,28 triệu USD, chiếm 5,27%; Trung Quốc 143,48 triệu USD, chiếm 4,84%; Bờ biển Ngà 131,87 triệu USD, chiếm 4,45%.

Xuất khẩu gạo sang hầu hết các thị trường trong tháng 9 đều bị sụt giảm cả về lượng và kim ngạch so với tháng trước đó, đáng chú ý là tất cả các thị trường xuất khẩu lớn cũng bị sụt giảm (ngoại trừ thị trường Cu Ba đạt mức tăng mạnh 179% về lượng và tăng 190% về kim ngạch); trong đó có các thị trường giảm rất mạnh như: xuất sang Malaysia (giảm 96,8% về lượng và giảm 95,84% về kim ngạch) và sang Senegal (giảm 92,82% về lượng và giảm 92,04% về kim ngạch); Bờ biển Ngà (giảm 83% về lượng và giảm 81,31% về kim ngạch); Philippines (giảm 73,69% về lượng và giảm 70,83% về kim ngạch).

Tuy nhiên, xuất khẩu gạo trong tháng 9 sang một số thị trường nhỏ lại có mức tăng trưởng mạnh như: sang U.A.E (tăng 700% về lượng và tăng 707% về kim ngạch); Pháp (tăng 267,74% về lượng và tăng 161,77% về kim ngạch); Brunei (tăng 112,31% về lượng và tăng 129,44% về kim ngạch).

Tính chung cả 9 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu gạo vẫn tăng về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ, trong đó góp phần vào việc đẩy mạnh kim ngạch tăng nhanh là xuất khẩu sang: Indonesia (tăng 3.256% về lượng và tăng 2.730% về kim ngạch), Bỉ (tăng 201% về lượng và tăng 438,5% về kim ngạch), Trung Quốc (tăng 171,84% về lượng và tăng 230,5% về kim ngạch), Hà Lan (tăng 118,44% về lượng và tăng 131,69% về kim ngạch).

Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2011

 

 

 

Thị trường

 

 

T9/2011

 

9T/2011

 

Tăng, giảm T9 so với T8/2011

Tăng, giảm 9T/2011 so với cùng kỳ

Lượng

(tấn)

Trị giá

(USD)

Lượng

(tấn)

Trị giá

(USD)

Lượng

(%)

Trị giá

(%)

Lượng

(%)

Trị giá

(%)

Tổng cộng

454.518

253.064.601

5.934.386

2.965.565.702

-40,47

-35,90

+11,86

+19,63

Indonesia

223.719

120.513.138

1.184.293

616.397.671

-3,73

-3,45

+3255,98

+2730,11

Philippines

21.340

11.805.282

917.814

444.919.199

-73,69

-70,83

-37,51

-52,77

Cu Ba

73.250

43.210.243

404.150

215.764.281

+179,05

+189,59

+36,02

+74,55

Malaysia

1.068

727.200

397.913

208.823.461

-96,81

-95,84

+51,12

+72,53

Bangladesh

0

0

339.600

180.379.500

*

*

*

*

Senegal

3.750

1.885.500

407.587

168.504.301

-92,82

-92,04

*

*

Singapore

22.623

12.484.408

313.501

156.282.748

-36,04

-30,32

-35,21

-21,14

Trung Quốc

13.178

7.404.617

284.738

143.475.185

-9,91

-9,10

+171,84

+230,51

Bờ biển Ngà

14.035

7.197.734

280.607

131.873.148

-83,00

-81,31

*

*

Gana

10.156

6.845.407

130.707

71.741.263

-23,77

-17,51

*

*

Hồng Kông

9.782

6.064.037

116.788

66.655.696

+1,71

-2,88

+20,14

+47,96

Đài Loan

4.792

3.000.307

72.758

38.223.763

-26,73

-19,03

-76,48

-68,25

Thổ Nhĩ Kỳ

51

29.070

50.580

28.205.123

-93,20

-93,20

*

*

Angola

1.058

686.112

55.851

26.711.716

-90,04

-86,25

*

*

Nga

7.019

3.865.138

37.830

19.680.637

+29,98

+28,77

-47,16

-34,90

Angieri

2.000

1.049.750

36.550

18.374.625

-70,37

-69,32

*

*

I rắc

0

0

28.000

14.364.000

*

*

*

*

Đông Timo

0

0

21.060

9.734.235

*

*

*

*

Hoa Kỳ

1.813

1.169.107

11.329

7.158.788

-26,92

-18,69

*

*

Brunei

1.380

852.958

12.070

6.955.873

+112,31

+129,44

*

*

Bỉ

1.172

511.180

11.453

6.064.893

*

*

+201,00

+438,50

Nam Phi

344

212.700

8.082

4.141.410

-84,86

-80,87

-69,74

-61,55

Ucraina

222

147.100

7.704

4.043.960

-84,48

-80,70

-37,28

-28,51

Australia

642

460.043

5.655

3.736.589

-10,34

-7,84

+3,57

+20,54

Tiểu vương Quốc Ả Rập thống nhất

352

245.622

2.434

1.551.661

+700,00

+706,69

-53,47

-32,80

Ba Lan

0

0

2.665

1.230.747

*

*

-24,87

-7,86

Hà Lan

26

21.309

1.647

958987

-85,31

-81,92

+118,44

+131,69

Pháp

114

78.099

1.224

677035

+267,74

+161,77

-52,04

-35,30

Tây Ban Nha

0

0

1.077

628867

*

*

+60,27

+124,17

Italia

100

60.300

992

560979

-33,33

-26,51

+37,40

+78,58

Dự kiến, năm 2011 xuất khẩu 7,5 triệu tấn gạo:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo nâng khối lượng xuất khẩu gạo năm 2011 lên 7,5 triệu tấn, dự kiến đem lại giá trị kỷ lục hơn 3,7 tỷ USD. Trong 10 ngày đầu tháng 10/2011, đã giao thêm gần 75 nghìn tấn, trị giá gần 40 triệu USD.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tính đến thời điểm này, tổng số hợp đồng xuất khẩu gạo đã ký kết với Indonesia cho cả năm 2011 là 1,750 triệu tấn gạo. Trong đó, đã giao 1.230 nghìn tấn. Giá xuất khẩu đã tăng gần 4% so với tháng trước. Hiện giá xuất bình quân dao động từ 517-520 USD/tấn. Như vậy khác với năm ngoái giá gạo đi xuống vào những tháng cuối năm thì năm nay giá gạo đang có xu hướng tăng mạnh.

Việt Nam sẽ là điểm thu hút đối tác nước ngoài vì nguồn cung gạo chất lượng cao tương tự Thái Lan trong khi giá thấp hơn. Thậm chí, hơn một tháng qua nhiều doanh nhân Thái Lan cũng đã đến Việt Nam tìm nguồn cung cấp gạo vì giá gạo trong nước Thái Lan quá cao. Với thực tế diễn biến như vậy nên nhiều chuyên gia nhận định thị trường gạo chia làm hai phân khúc là gạo cấp thấp, giá rẻ với nguồn cung từ Ấn Độ và gạo cao cấp, giá cao được cung cấp từ Thái Lan và Việt Nam. Vì giá gạo Thái Lan tăng quá nhanh nên Việt  Nam hưởng lợi trong phân khúc gạo này, do đó giá gạo xuất khẩu và giá lúa trong nước của Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục ở mức cao cho đến tháng 6/2012.

Dự kiến, tổng sản lượng gạo của Thái Lan sẽ giảm mạnh, chỉ còn 21 triệu tấn gạo. Và với động thái thu mua dự trữ lúa gạo với giá cao ngất ngưởng hiện nay, sẽ khiến khối lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan trong năm 2011 giảm 2-3 triệu tấn so với các năm trước, để xuống dưới mức 7 triệu tấn. Nếu như kịch bản này xảy ra và xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt được đúng như dự báo 7,5 triệu tấn, thì đây sẽ là năm đầu tiên Việt Nam vươn lên đứng thứ nhất thế giới về xuất khẩu gạo.

Vì giá gạo trong nước đang tăng nhanh vượt cả mức giá mà nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã trót ký hợp đồng xuất khẩu từ trước, vì vậy mới đây những nhà xuất khẩu gạo Việt Nam đã hủy hợp đồng xuất khẩu lên đến 500 nghìn tấn do họ không thể thu mua gạo giá cao nội địa để xuất khẩu với mức giá thấp.

VFA khuyến cáo doanh nghiệp thành viên, chỉ ký hợp đồng bán gạo khi có đủ 100% chân hàng trong kho, nhưng điều quan trọng, chưa nên vội vàng ký hợp đồng bán gạo giai đoạn nhạy cảm này.

(vinanet-T.Thuy)

Nguồn: Vinanet