Việt Nam hiện là nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất trong khu vực ASEAN, đứng thứ 2 châu Á và thứ 6 trên thế giới. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan tính đến 31/10 xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đạt kim ngạch 3,78 tỉ USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ; trong khi đó kim ngạch nhập khẩu là hơn 1,1 tỷ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ. Ước tính kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm của Việt Nam cả năm 2012 sẽ vào khoảng 4,5 tỉ USD.

Trong 10 tháng đầu năm 2012, Hoa Kỳ là thị trường chính xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, chiếm 38,7% tổng kim ngạch, tăng 28,44% so với 10 tháng năm 2011, tính riêng tháng 10 xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 169,6 triệu USD, tăng 16,42% so với tháng 10/2011.

Đứng thứ hai là thị trường Trung Quốc với 51,2 triệu USD trong tháng 10, tăng 18,34% so với tháng 10/2011, nâng kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đầu năm gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này lên 599,1 triệu USD tăng 7,76% so với cùng kỳ.

Ngoài hai thị trường chính kể trên, Việt Nam còn xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Nhật Bản với 542,9 triệu USD; Hàn Quốc 161,2 triệu USD, Anh 126,8 triệu USD…

Đáng chú ý, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Canada tăng trưởng vượt bậc. Tháng 10/2012 Việt Nam đã xuất khẩu 9,8 triệu USD mặt hàng này sang Canada, tăng 5486,45% so với tháng 10/2011 nâng kim ngạch 10 tháng đầu năm lên 94,1 triệu USD, tăng 3106,56% so với cùng kỳ.

Thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 10 tháng 2012

ĐVT: USD
 
KNXK T10/2012
KNXK 10T/2012
KNXK 10T/2011
% tăng giảm KN so T10/2011
% tăng giảm KN so cùng kỳ
Tổng KN
413.679.520
3.780.624.861
3.190.184.034
16,42
18,51
HoaKỳ
169.622.767
1.463.199.445
1.139.171.780
26,37
28,44
Trung Quốc
51.297.081
599.185.190
556.059.857
18,34
7,76
Nhật Bản
60.601.558
542.963.382
275.545.527
7,00
97,05
Hàn Quốc
19.678.313
179.264.762
161.270.211
2,67
11,16
Anh
16.408.166
151.500.759
126.833.169
44,17
19,45
Oxtrâylia
12.749.342
97.067.014
81.838.234
8,94
18,61

Canada

9.835.222
94.197.841
2.937.663
5.486,45
3.106,56
Đức
13.215.464
92.748.281
92.124.617
11,16
0,68
Pháp
7.019.234
62.955.249
52.020.418
7,22
21,02
Đài Loan
5.013.299
57.372.383
48.710.140
-43,49
17,78
HàLan
4.796.770
50.954.237
194.575.228
-77,86
-73,81
ẤnĐộ
5.279.386
39.511.774
25.619.724
93,09
54,22
hongkong
2.611.638
35.306.582
37.356.201
9,89
-5,49
Bỉ
3.430.136
34.108.549
27.061.156
32,87
26,04
Malaixia
2.989.255
25.310.568
28.569.809
74,99
-11,41
Italia
1.561.526
22.265.277
26.882.046
-33,56
-17,17
Xingapo
3.507.190
20.936.857
18.005.622
569,94
16,28
Thuỵ Điển
1.992.045
19.428.112
17.817.249
42,50
9,04
Niuzilan
1.655.089
14.597.810
10.619.578
18,62
37,46
Tây Ban Nha
1.004.848
13.474.125
14.256.665
31,55
-5,49
Tiểu Vương quốc A rập Thống nhất
1.861.086
10.625.976
7.958.056
66,39
33,52
Đan Mạch
1.092.758
10.005.404
11.959.529
-20,16
-16,34
A rập Xêut
1.099.291
8.816.112
4.750.699
10,97
85,58
Áo
908.323
8.360.296
5.165.182
-4,54
61,86
Nauy
1.252.592
7.902.629
6.691.763
124,05
18,09
Ba Lan
1.018.892
7.588.278
7.609.596
-49,94
-0,28
Nga
947.303
6.454.621
3.967.483
141,25
62,69
TháiLan
851.680
6.195.778
2.795.141
228,14
121,66
Thổ Nhĩ Kỳ
470.096
5.462.793
6.787.066
-53,06
-19,51

Nam Phi

866.566
5.041.032
2.979.453
41,98
69,19
Phần Lan
200.269
2.910.924
4.533.535
-7,37
-35,79
Thuỵ Sỹ
236.025
2.814.584
2.792.556
-21,68
0,79
Hy Lạp
76.889
2.734.336
4.158.424
86,42
-34,25
Séc
139.392
2.327.848
2.279.702
-70,79
2,11
Mêhicô
271.254
1.925.123
1.477.046
10,45
30,34
Cămpuchia
211.008
1.742.384
1.010.271
129,18
72,47
Bồ Đào Nha
52.370
1.246.395
2.009.307
*
-37,97
Ucraina
117.663
1.030.186
712.938
13,37
44,50
Hungari
 
784.390
402.674
*
94,80
(Nguồn số liệu: Tổng cục Hải Quan)

Theo Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ Tp.HCM (HAWA), khó khăn lớn nhất hiện nay của ngành gỗ Việt Nam là nguồn nguyên liệu, hàng năm phải nhập khẩu khoảng 80% nguyên liệu. HIện nguồn cung cấp gỗ truyền thống từ Lào Cămpuchia đang cạn kiệt, giá gỗ nguyên liệu từ Malaysia đang tăng mạnh. Thêm vào đó, giá gỗ nhập từ các thị trường như Mỹ, New Zealand tăng 15-30%, trong đó tăng mạnh nhất là loại gỗ thông, sồi do nhu cầu sản xuất của nhiều nước tăng mạnh.

Ngoài việc khó khăn về nguyên liệu, các thị trường nhập khẩu đồ gỗ lớn của Việt Nam buộc doanh nghiệp xuất khẩu gỗ phải tuân thủ nhiều tiêu chuẩn mới khi xuất khẩu sản phẩm vào các thị trường này. Cụ thể, Luật Lacey của Hoa Kỳ đã áp dụng cho mặt hàng gỗ của Việt Nam từ ngày 1-10-2010 và quy chế mới của EU về tính hợp pháp của gỗ sẽ có hiệu lực vào tháng 3/2013, gây khó khăn cho nguồn nguyên liệu sản xuất. Gỗ nội địa không đáp ứng được chứng chỉ quản lý rừng của Hội đồng Rừng quốc tế, còn gỗ nhập khẩu khó kiểm soát được nguồn gốc nên dễ phát sinh vấn đề.

Chủ tịch HAWA cho biết, một nghịch lý là Việt Nam thiếu gỗ nguyên liệu nhưng lại xuất khẩu rất nhiều dăm gỗ, đây là nguyên liệu chính làm gỗ ép nhân tạo MDF.Đơn cử năm 2011, lượng gỗ khai thác từ rừng trồng cả nước là 11 triệu m3. Để giải quyết đầu ra cho người trồng rừng, nhà nước cho phép doanh nghiệp xuất khẩu cả chục triệu m3 gỗ dăm. Năm 2011, các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu nhập gần 4 triệu m3 gỗ nguyên liệu tương đương khoảng 1 tỷ USD, trong đó có khoảng 1 triệu m3 ván gỗ MDF tương đương 277 triệu USD.

Để đạt được mục tiêu xuất khẩu sản phẩm gỗ đến năm 2020 đạt 7 tỷ USD như chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, về nguyên liệu cần phải tập trung trồng rừng theo phương thức thâm canh để tự túc nguồn nguyên liệu gỗ vào năm 2020, đồng thời đẩy mạnh công nghệ chế biến ván nhân tạo từ gỗ rừng trồng để giảm 50% nhập khẩu ván nhân tạo.

Vụ Sử dụng rừng, Tổng cục Lâm Nghiệp cho hay, xu hướng trên thế giới đang chuyển sang sử dụng sản phẩm chế biến từ nguồn gỗ được khai thác có kiểm soát hoặc có chứng chỉ quản lý rừng bền vững (chứng chỉ FSC), để hỗ trợ các chủ rừng kinh doanh rừng bền vững, cần triển khai xây dựng và ban hành bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững, và xây dựng đề án thúc đẩy cấp chứng chỉ rừng của Việt Nam ngay trong năm 2013. Các cơ quan chuyên môn phối kết hợp với các cơ quan thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu để thống nhất về quy trình kiểm dịch thực vật đối với gỗ tròn, gỗ xẻ nhập khẩu, cũng như về tiêu chuẩn, chất lượng các loại hóa chất, phụ liệu trong chế biến lâm sản được nhập khẩu, để giảm khó khăn phiền hà cho doanh nghiệp.

 
 

Nguồn: Vinanet