(VINANET) - Với đà tăng trưởng kim ngạch từ 2 quý đầu năm 2103, sang quý 3, xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm tiếp tục đạt kim ngạch tăng so với cùng kỳ, đạt trên 3 tỷ USD, tăng 14,9%, chiếm 4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, trong đó sản phẩm gỗ đạt 2,6 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2012. Tính riêng tháng 9/2013, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm đạt 450,6 triệu USD, giảm 5,2% và sản phẩm gỗ đạt 305,2 triệu USD, giảm 8,6% so với tháng 8/2013.

Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh… vẫn là những thị trường chính nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm. Trong đó Hoa Kỳ là thị trường chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 36,3%, đạt kim ngạch 1,4 tỷ USD, tăng 8,57% so với cùng kỳ.

Tuy có vị trí địa lý thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa, nhưng Trung Quốc chỉ đứng thứ hai trong bảng xếp hạng, đạt 716 triệu USD, tăng 30,74%.

Nhìn chung, trong thời gian này, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm sang các thị trường chính đều tăng trưởng về kim ngạch, trong đó xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc tuy kim ngạch chỉ đạt 231,7 triệu USD, nhưng là thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh, tăng 45,42%.

Thống kê thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm 9 tháng 2013

ĐVT: USD

                                                   (Nguồn: Số liệu thống kê sơ bộ TCHQ)

 
KNXK 9T/2013
KNXK 9T/2012
Tốc độ +/- (%)
tổng KN
3.867.513.371
3.381.547.641
14,37
HoaKỳ
1.404.378.579
1.293.576.678
8,57
Trung Quốc
716.079.436
547.704.008
30,74
Nhật Bản
578.585.790
498.202.992
16,13
Hàn Quốc
231.753.988
159.369.603
45,42
Anh
156.052.059
135.140.061
15,47
Oxtrâylia
89.647.342
84.271.885
6,38

Canada

85.610.525
84.362.619
1,48
Đức
66.448.891
79.558.992
-16,48
Đài Loan
56.659.910
52.359.084
8,21
Pháp
55.050.981
55.936.016
-1,58
hongkong
54.670.104
31.858.082
71,61
HàLan
41.447.753
46.157.467
-10,20
ẤnĐộ
39.585.620
34.235.917
15,63
Malaixia
27.703.585
22.321.312
24,11
Bỉ
20.399.666
30.678.413
-33,50
Xingapo
20.391.635
17.429.667
16,99
Italia
18.350.051
20.703.751
-11,37
Thuỵ Điển
16.254.078
17.436.067
-6,78
Niuzilan
14.095.386
12.942.721
8,91
A rập Xêut
11.285.136
7.716.821
46,24
Tây Ban Nha
10.602.842
12.469.277
-14,97
Tiểu Vương quốc A rập Thống nhất
10.443.171
8.764.890
19,15
Đan Mạch
9.302.044
8.912.646
4,37
Thổ Nhĩ Kỳ
8.304.812
4.992.697
66,34
TháiLan
8.048.868
5.344.098
50,61
Ba Lan
7.085.257
6.569.386
7,85
Nauy
6.444.308
6.650.038
-3,09
Cămpuchia
5.903.085
1.531.376
285,48

Nam Phi

5.120.789
4.174.466
22,67
Nga
4.894.124
5.507.318
-11,13
Áo
3.455.828
7.451.973
-53,63
Thuỵ Sỹ
2.867.011
2.578.559
11,19
Phần Lan
2.777.523
2.710.656
2,47
Séc
2.262.750
2.188.456
3,39
Hy Lạp
2.093.788
2.657.447
-21,21
Mêhicô
2.037.190
1.653.869
23,18
Bồ Đào Nha
1.244.073
1.194.025
4,19
Hungari
575.171
784.390
-26,67
Ucraina
455.964
912.524
-50,03

Theo TBKTSG, doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ vào các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ trong thời gian tới phải thực hiện trách nhiệm giải trình nguồn gốc sản phẩm gỗ thông qua một hệ thống các biện pháp và quy trình mà các quốc gia nhập khẩu đưa ra, nhằm giảm thiểu rủi ro sử dụng gỗ khai thác bất hợp pháp.

Thông tin này được đưa ra tại hội thảo “Nâng cao nhận thức về tính hợp pháp của gỗ co các thành viên hiệp hội và các công ty xuất khẩu lâm sản sang Liên minh Châu Âu , Mỹ và Úc. Tại Hội thảo, ông Tim Dawson, Điều phối viên Flegt (tăng cường luật pháp, quản lý và thương mại Lâm sản), thuộc Viện Lâm nghiệp châu Âu tại Việt Nam, cho biết, các doanh nghiệp phải cung cấp cho các đối tác những thông tin cơ bản về nguồn gốc nguyên liệu gỗ nhập khẩu.

Những thông tin này bao gồm loài, nguồn gốc, số lượng, chi tiết về nhà cung ứng và thông tin về việc tuân thủ luật pháp quốc gia. Dựa vào những thông tin này, các cơ quan chức năng của nước nhập khẩu sẽ phân tích và đánh giá rủi ro dựa trên việc đảm bảo tuân thủ luật áp dụng, thông tin về việc cung ứng gỗ để đảm bảo gỗ có xuất xứ hợp pháp

Nguồn: Vinanet