Theo số liệu của Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Canađa 10 tháng đầu năm 2014 đạt 1,69 tỷ USD, tăng 39,21% so với cùng kỳ năm trước.

Những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Canađa đều là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: Dệt may, thủy sản, giày dép các loại, gỗ và sản phẩm gỗ…

Mặt hàng dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu sang Canada trong 10 tháng đầu năm 2014 là hàng dệt may, trị giá 403,70 triệu USD, tăng 28,59% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 23,8% tổng trị giá xuất khẩu (Việt Nam xuất khẩu áo khoác nam, áo jackét nam qua cảng Hải Phòng, Fob; màn chống muỗi qua Cảng Sài gòn khu vực IV). Canađa được đánh giá là thị trường tiềm năng cho hàng dệt may Việt Nam.

Mặt hàng đứng thứ 2 là thủy sản, trị giá 217,50 triệu USD, tăng 52,46% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 12,8 tổng trị giá xuất khẩu (Việt Nam xuất khẩu chủ yếu cá ngừ filê sang Canađa). Đứng thứ ba trong bảng xuất khẩu là nhóm mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, thu về 162,88 triệu USD, tăng 38,69%.

Ngoài 3 mặt hàng chiếm 46% tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Canađa kể trên, một số mặt hàng khác cũng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh sang Canađa như: sản phẩm từ sắt thép tăng 49,15%; túi xách, ví, vali, mũ, ôdù tăng 46,49%; cà phê tăng 44,37%; sản phẩm mây, tre, cói và thảm tăng 48,17%. Mặt hàng có mức tăng trưởng mạnh nhất là kim loại thường khác và sản phẩm tăng tới 145,96%, trị giá 45,42 triệu USD.

Người tiêu dùng Canada ưu tiên những sản phẩm về sức khỏe, chất lượng sản phẩm tốt và giá cả vừa phải, tính thuận tiện cao, tiết kiệm thời gian, bởi vậy doanh nghiệp Việt Nam nên lưu ý đến việc thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu (như đối với hàng nông thủy sản thay thế từ hàng đông lạnh sang các mặt hàng chế biến sẵn)

Ngoài ra, hàng hóa nhập vào Canada cần tuân thủ các quy định hải quan, dán mác đầy đủ về nguồn gốc xuất xứ. Đối với mỗi hàng hóa, thì ngoài những quy định chung, có những quy định riêng cụ thể cho từng sản phẩm.

Khi hàng hóa nhập khẩu vào Canada, doanh nghệp Việt Nam còn được hưởng thuế ưu đãi MFN (giành cho các nước là thành viên của WTO) và GPT, đây là những thuận lợi ban đầu cho hàng hóa Việt Nam mở rộng sang thị trường Canada trong thời gian tới.

Số liệu của Tổng cục hải quan về xuất khẩu sang Canađa 10 tháng đầu năm 2014
Mặt hàng
 10Tháng/2013
10Tháng/2014
Tăng giảm so với cùng kỳ năm trước (%)
 
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
 Lượng
Trị giá 
Tổng
 
1.218.135.074
 
1.695.727.348
 
+39,21
Hàng dệt may
 
313.943.994
 
403.709.394
 
+28,59
Hàng thủy sản
 
142.656.465
 
217.500.732
 
+52,46

Máy vi tính, sp điện tử và linh kiện

 
117.445.793
 
162.887.921
 
+38,69
Giày dép các loại
 
123.826.177
 
148.994.667
 
+20,33
Gỗ và sp gỗ
 
96.863.726
 
125.017.477
 
+29,07

Phương tiện vận tải và phụ tùng

 
99.278.070
 
105.965.086
 
+6,74
Hạt điều
7.424
52.983.989
8.472
61.369.819
+14,12
+15,83

Kim loại thường khác và sản phẩm

 
18.467.727
 
45.422.432
 
+145,96
Sp từ sắt thép
 
27.838.638
 
41.520.398
 
+49,15

Túi xách, ví, vali, mũ, ôdù

 
28.338.694
 
41.512.367
 
+46,49

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

 
28.111.497
 
36.606.974
 
+30,22

Vải mành, vải kỹ thuật khác

 
 
 
17.889.448
 
 
Sp từ chất dẻo
 
16.863.317
 
17.171.726
 
+1,83
Hàng rau quả
 
11.784.976
 
13.396.932
 
+13,68
Cà phê
4.344
9.260.529
6.294
13.369.147
 
+44,37
Hạt tiêu
1134
8.561.228
1.242
10.154.485
 
+18,61

Sp mây, tre, cói và thảm

 
4.257.512
 
6.308.217
 
+48,17
Cao su
1.878
4.951.871
2.869
6.048.494
 
+22,15

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

 
5.329.084
 
5.425.431
 
+1,81
Chất dẻo nguyên liệu
1.925
4.444.071
2.056
4.866.227
 
+9,5

Thủy tinh và các sp từ thủy tinh

 
3.886.789
 
4.521.435
 
+16,33

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

 
2.261.368
 
3.359.713
 
+48,57
Sp gốm sứ
 
3.014.546
 
2.310.557
 
-23,35

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

 
 
 
 
 
 
T.Nga
Nguồn: Vinanet

Nguồn: Vinanet