(VINANET) Kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường nước ngoài sụt giảm liên tiếp 3 tháng gần đây (T11//2013 giảm 0,24%; T12/2013 giảm 4,22% và T1/2014 tiếp tục giảm 22,69% so với T12); tháng 1/2014 chỉ xuất khẩu đạt 18.500 tấn hạt điều, thu về 112,09 triệu USD (giảm 20,5% về lượng và giảm 22,69% về kim ngạch so với tháng cuối năm 2013). Tháng 2/2014, xuất khẩu hạt điều ước cả nước đạt 9.000 tấn với kim ngạch là 57 triệu USD. Tính chung hai tháng đầu năm nay, khối lượng xuất khẩu đạt 28.000 tấn với giá trị 169 triệu USD, giảm 0,1% về khối lượng nhưng tăng hơn 2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu trong năm 2014 cho hạt điều nhân cùng mặt hàng dầu vỏ hạt điều và sản phẩm hạt điều chế biến sâu như tẩm mật ong, rang muối… khoảng 2,2 tỷ USD.
Ba thị trường tiêu thụ nhiều nhất hạt điều của Việt Nam với kim ngạch đạt trên 10 triệu USD trong tháng đầu năm, đó là Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan đều sụt giảm kim ngạch so với tháng trước đó như: xuất sang Hoa Kỳ chiếm 26,27%, giảm 30,24%, đạt 29,33 triệu USD; xuất sang Trung Quốc chiếm 20,2%, giảm 33,62%, đạt 22,64 triệu USD; sang Hà Lan chiếm 9,84%, giảm 26,69%, đạt 11,03 triệu USD.
Số liệu Hải quan về xuất khẩu hạt điều tháng 1/2014. ĐVT: USD
Thị trường
|
T1/2014
|
T12/2013
|
T1/2014 so với T12/2013(%)
|
Tổng kim ngạch
|
112.087.790
|
144.983.988
|
-22,69
|
Hoa Kỳ
|
29.329.890
|
42.041.225
|
-30,24
|
Trung quốc
|
22.638.350
|
34.103.679
|
-33,62
|
Hà Lan
|
11.034.248
|
15.051.401
|
-26,69
|
Australia
|
7.643.044
|
6.361.436
|
+20,15
|
Nga
|
5.034.759
|
4.537.106
|
+10,97
|
Canada
|
5.030.649
|
3.635.749
|
+38,37
|
Anh
|
4.287.925
|
5.282.599
|
-18,83
|
Thái Lan
|
4.000.921
|
3.825.817
|
+4,58
|
Hồng Kông
|
2.075.420
|
2.117.529
|
-1,99
|
Pháp
|
1.581.657
|
776.231
|
+103,76
|
Đài Loan
|
1.318.088
|
2.477.843
|
-46,81
|
Italia
|
1.259.267
|
1.197.840
|
+5,13
|
Đức
|
1.213.089
|
1.737.428
|
-30,18
|
Nhật Bản
|
1.006.065
|
1.080.056
|
-6,85
|
Tây Ban Nha
|
926.970
|
1.577.426
|
-41,24
|
Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
|
915.038
|
1.759.969
|
-48,01
|
New Zealand
|
883.849
|
1.060.404
|
-16,65
|
Nam Phi
|
779.480
|
701.538
|
+11,11
|
Israel
|
770.586
|
1.398.066
|
-44,88
|
Singapore
|
704.991
|
1.944.545
|
-63,75
|
Ucraina
|
556.817
|
880.834
|
-36,79
|
Philippines
|
482.217
|
276.776
|
+74,23
|
Nauy
|
351.743
|
295.918
|
+18,87
|
Bỉ
|
341.100
|
112.000
|
+204,55
|
Hy Lạp
|
333.159
|
676.800
|
-50,77
|
Ấn Độ
|
187.159
|
746.369
|
-74,92
|
Pakistan
|
94.616
|
302.700
|
-68,74
|
Malaysia
|
49.350
|
49.350
|
0,00
|
Theo Vinacas, để xuất khẩu hạt điều đạt kim ngạch 2,2 tỷ USD trong năm 2014, trong đó, khoảng 1,8 tỷ USD từ xuất khẩu điều nhân, thì Việt Nam phải nhập khoảng 650.000 tấn điều thô các loại từ châu Phi, Campuchia…
Trong vụ điều 2014, sản lượng điều trong nước ước chừng 350.00 tấn, đáp ứng được 35% nhu cầu chế biến, xuất khẩu.
Năm 2013, Việt Nam phải nhập 651.000 tấn với kim ngạch nhập khẩu 621 triệu USD, tăng gần 96% về lượng và hơn 83% về giá trị so với năm 2012. Lượng điều nhân xuất khẩu năm ngoái là 264.000 tấn, tương đương giá trị ngoại tệ thu về là 1,66 tỷ USD, tăng hơn 19% về lượng và gần 13% về giá trị. Còn nếu cộng thêm kim ngạch từ mặt hàng dầu vỏ hạt điều và các sản phẩm hạt điều chế biến sâu thì tổng kim ngạch xuất khẩu gần 1,9 tỷ USD.
Năm 2014, Vinacas đề ra mục tiêu doanh nghiệp sẽ thu mua 100% nguyên liệu sản xuất trong nước, tương ứng 350.000 tấn điều thô và nhập khẩu 650.000 tấn điều thô từ Tây Phi, Đông Phi, Đông Nam Á.
Vụ điều năm 2014, sản xuất sẽ diễn ra tương đối thuận lợi, sản lượng có thể tăng hơn năm trước từ 10-15%; nhưng ngược lại, xuất khẩu sẽ gặp một số thách thức và kịch bản tăng giá so với năm trước khó có khả năng xảy ra (6.000 - 6.300 USD/tấn). Theo dự báo của Vinacas, năm nay, nhu cầu tiêu thụ nhân điều trên toàn thế giới sẽ có xu hướng tăng. Tuy nhiên, khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu điều là sẽ phải đối diện với một số rào cản kỹ thuật thương mại của các quốc gia khác nhau. Đơn cử, doanh nghiệp sẽ gặp khó khi xuất khẩu vào Mỹ vì quốc gia này đã có luật sửa đổi bổ sung các quy định an toàn thực phẩm (FSMA) của Cục an toàn Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA).
Để ngành điều phát triển bền vững, bên cạnh việc quy hoạch vùng trồng, nghiên cứu giống thì cần có những chính sách cho chế biến, Vinacas kiến nghị nhà nước cần sắp xếp lại các cơ sở chế biến điều theo hướng giảm dần các cơ sở chế biến nhỏ mà không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; đầu tư phát triển các cơ sở chế biến và đầu mối xuất nhập khẩu lớn, có trang bị và công nghệ hiện đại.
Mặt khác, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển chế biến sâu, sản phẩm phụ (như dầu vỏ hạt điều, sản phẩm từ trái điều...) đa dạng hóa sản phẩm phục vụ thị trường trong và ngoài nước.
Thủy Chung
Nguồn: Vinanet/Hải quan