(Vinanet) Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 11 cả nước xuất khẩu 19.508 tấn hạt điều, đạt 123,13 triệu USD (giảm 11,4% về lượng và giảm 12,1% về kim ngạch so với tháng trước đó); tính tổng cộng cả 11 tháng đầu năm, cả nước xuất 203.132 tấn hạt điều, thu về 1,36 tỷ USD (tăng 26,3% về lượng và tăng 1,61% về kim ngạch so với 11 tháng năm 2011).
Hiệp hội Điều Việt Nam cho biết, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đang gặp nhiều thuận lợi về giá cả và trị trường. Trong những tháng cuối năm, nếu xuất khẩu vẫn giữ được tiến độ thì dự kiến cả năm 2012, xuất khẩu hạt điều sẽ đạt 220.000 tấn, tăng gần 40.000 tấn so với năm 2011, giá trị thu về khoảng gần 1,5 tỷ USD.
Cũng theo Hiệp hội Điều Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hạt điều năm 2011 so với năm 2000 đã tăng gấp 8,8 lần, bình quân 1 năm tăng gần 21,9%. Riêng trong năm 2012, xuất khẩu hạt điều được dự báo sẽ đạt kỷ lục mới với khoảng gần 1,5 tỷ USD, vượt kỷ lục đã đạt được vào năm 2011 là 1,473 tỷ USD. Được biết, hiện nay, thị trường điều đang chứng kiến sức mua mạnh từ Mỹ và châu Âu. Về giá cả tại thị trường nội địa và thế giới vẫn tiếp tục thuận lợi. Dự báo mức giá cao sẽ tiếp tục được duy trì sang những tháng đầu năm 2013.
Với dự báo khả quan, cơ hội của ngành Điều là rất lớn, đó chính là đòn bẩy để bứt phá và tạo được nền tảng cho sự phát triển của những năm tiếp theo. Tuy nhiên, để ngành Điều tiếp tục phát triển bền vững đòi hòi phải làm tốt công tác quy hoạch vùng nguyên liệu; đẩy mạnh việc áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt cần có các giải pháp để tránh sự thao túng của doanh nghiệp nước ngoài đối với thị trường điều nội địa; đồng thời, có sự hỗ trợ kịp thờ i khi giá điều nhân xuống thấp để hạn chế thiệt hại cho người dân…
Trong 11 tháng đầu năm nay, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu chủ đạo của hạt điều Việt Nam, với 376,45 triệu USD, chiếm 27,74% tổng kim ngạch; đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc 260,29 triệu USD, chiếm 19,18%; tiếp đến Hà Lan 161,67 triệu USD, chiếm 11,9%. Xuất khẩu hạt điều sang hầu hết các thị trường đều đạt mức tăng trưởng dương về kim ngạch so với cùng kỳ; trong đó một số thị trường có mức tăng mạnh như: Philipines tăng 164,46%, Italia tăng 86,97%, Israel tăng 65,96%.
Thị trường xuất khẩu hạt điều của Việt Nam 11 tháng đầu năm 2012
ĐVT: USD
Thị trường
|
Tháng 11/2012
|
11 tháng/2012
|
% tăng, giảm KN T11/2012 so với T10/2012
|
% tăng, giảm 11T/2012 so với cùng kỳ
|
Tổng cộng
|
123.132.507
|
1.357.228.959
|
-10,66
|
+1,61
|
Hoa Kỳ
|
31.739.040
|
376.446.462
|
+18,58
|
+0,87
|
Trung quốc
|
32.466.162
|
260.294.320
|
-8,61
|
+4,34
|
Hà Lan
|
15.957.259
|
161.674.353
|
-34,92
|
-20,14
|
Australia
|
7.219.326
|
96.574.579
|
-30,70
|
+1,18
|
Nga
|
3.088.886
|
49.006.277
|
+23,25
|
-1,93
|
Anh
|
2.402.908
|
46.514.305
|
-26,61
|
+2,67
|
Canada
|
6.142.667
|
45.270.781
|
+63,19
|
+2,59
|
Thái Lan
|
2.518.185
|
33.880.096
|
+50,78
|
+38,10
|
Đức
|
1.025.383
|
26.736.447
|
-50,48
|
+43,89
|
Israel
|
1.814.421
|
23.277.213
|
-19,35
|
+65,96
|
Italia
|
708.274
|
18.889.961
|
-59,80
|
+86,97
|
Ấn Độ
|
1.131.983
|
15.845.624
|
+258,69
|
+32,16
|
Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
|
485.086
|
15.128.128
|
-80,85
|
-28,08
|
Đài Loan
|
1.615.173
|
14.807.656
|
+65,88
|
+19,79
|
New Zealand
|
782.902
|
13.096.189
|
-43,93
|
+8,09
|
Tây Ban Nha
|
533.211
|
10.130.437
|
-44,10
|
+1,32
|
Hồng Kông
|
1.100.590
|
9.397.787
|
-16,37
|
+11,14
|
Pháp
|
540.999
|
8.586.539
|
-58,71
|
+14,02
|
Nhật Bản
|
849.506
|
8.358.961
|
-2,99
|
+9,74
|
Nam Phi
|
205.885
|
7.291.514
|
-77,33
|
+15,23
|
Philippines
|
477.182
|
6.394.313
|
+9,17
|
+164,46
|
Ucraina
|
922.787
|
5.228.001
|
+193,58
|
+5,32
|
Nauy
|
441.680
|
4.941.354
|
+150,54
|
-26,68
|
Singapore
|
444.542
|
3.961.912
|
-46,88
|
-47,65
|
Pakistan
|
1.063.785
|
3.405.592
|
+20,17
|
-19,22
|
Bỉ
|
133.392
|
3.150.749
|
-53,75
|
+40,13
|
Malaysia
|
51.100
|
1.145.379
|
-91,93
|
-73,83
|
Hy Lạp
|
250.059
|
581.059
|
+88,58
|
-70,81
|
Liên tục giữ vị trí đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt điều với lượng XK ngày càng tăng: 11 tháng năm 2012 đạt 203.132 tấn, tăng 26,3% về lượng. Tuy nhiên, có một nghịch lý là càng XK nhiều thì ngành điều càng nhập khẩu điều thô nhiều hơn vì tại nhiều địa phương, "phong trào" chặt điều trồng cây khác diễn ra ngày càng rầm rộ. Ngành điều luôn rơi vào tình cảnh "đói" nguyên liệu.
Mặc dù ngành chế biến và XK điều liên tục tăng mạnh về khối lượng sản phẩm tiêu thụ, nhưng nghề trồng điều trong nước ngày càng "teo tóp". Tổng diện tích trồng điều đã giảm mạnh trong những năm qua, năm 2012 chỉ còn 315.249 ha, trong khi năm 2011 là 355.050ha. Năng suất điều cũng giảm, bình quân chỉ còn 8,4 tạ/ha (năm 2011 là 9,1 tạ/ha), sản lượng điều thu hoạch toàn niên vụ 2012 chỉ đạt 264.810 tấn (năm 2011 là 301.730 tấn). Việt Nam đang từ vị trí thứ ba về diện tích và sản lượng điều thu hoạch trước đây rơi xuống vị trí thứ tư trong năm nay.
Bình Phước là thủ phủ của cây điều nhưng những năm gần đây, nông dân trồng 1ha điều thu lợi chỉ khoảng 40 triệu đồng/năm, trong khi cùng một diện tích trồng 1ha cao su hoặc tiêu có thể thu lợi 80 - 100 triệu đồng. Vì vậy mà nông dân chặt điều, chuyển sang trồng cao su và tiêu, khiến nguyên liệu ngày càng khan.
Bình Phước có trên 230 doanh nghiệp (DN) chế biến hạt điều, cần khoảng 600.000 tấn nguyên liệu điều thô, nhưng sản lượng toàn tỉnh chỉ có khả năng cung cấp khoảng 200.000 tấn. DN buộc phải thu mua từ các tỉnh khác nhưng cũng không đủ, nên buộc phải NK nguyên liệu.
Xưa nay, bất cứ sản phẩm nào nguyên liệu bị "đói" thì thường "sốt" giá, nhưng với ngành điều chỉ là "đói" nguyên liệu trong nước, còn nguyên liệu NK với giá rẻ thì vẫn có, vì diện tích và sản lượng điều ở các nước châu Phi ngày càng tăng.
Người trồng điều ngán ngẩm vì thời tiết thất thường, nhiều vùng có năng suất thấp như Bình Định chỉ đạt bình quân trên 4 tạ/ha - thấp hơn rất nhiều so với năng suất bình quân cả nước (gần 9 tạ/ha). Hiện nay, diện tích trồng điều trên địa bàn tỉnh chỉ còn khoảng 15.000ha, giảm trên 1.000ha so với năm 2010. Cả tỉnh hiện có 5 DN chế biến hạt điều và một số cơ sở nhỏ, với tổng công suất trên 10.000 tấn/năm. Với diện tích trồng điều hiện có trên địa bàn, tối đa mỗi năm chỉ thu hoạch được 5.600 tấn, chỉ đủ để các nhà máy hoạt động chừng 50% công suất.
Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS), nhiều năm qua, điều thô trong nước chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu, còn lại các DN phải nhập điều thô cho chế biến XK. Con số này được dự báo sẽ ngày càng tăng khi nguồn cung trong nước suy giảm. Từ năm 2007 đến nay, trung bình mỗi năm Việt Nam NK khoảng 200.000 tấn điều thô từ nước ngoài để phục vụ công nghiệp chế biến trong nước. Trong đó, lượng điều thô nhập từ Tây Phi và Đông Phi chiếm đến 80% sản lượng. Trong 11 tháng qua, NK nguyên liệu hạt điều thô lên tới 302.000 tấn, chi phí 343 triệu USD. Lấy kim ngạch XK trừ đi kim ngạch NK và chi phí mua 265.000 tấn điều thô thu hoạch trong nước, thì giá trị gia tăng của ngành chế biến điều chỉ đạt khoảng 800 triệu USD trong năm nay.
Ông Nguyễn Đức Thanh - Phó Chủ tịch VINACAS cho biết, Nông dân của ta hời hợt với cây điều vì giá điều nội địa rất thấp, thu không đủ bù chi, chỉ khoảng 1.400 - 1.500 USD/tấn nhưng vẫn không cạnh tranh được với giá điều thô châu Phi nhập về chỉ khoảng 1.000 - 1.100 USD/tấn. Do đó, DN NK, chế biến rồi xuất đi có lợi hơn sử dụng nguyên liệu nội địa.
Tuy nhiên, theo một chuyên gia trong ngành, chất lượng điều Việt Nam, nhất là điều Bình Phước, thuộc vào loại tốt nhất thế giới. Điều thô NK có giá rẻ nhưng chất lượng kém hơn, độ béo, độ giòn không bằng. Nếu các DN XK vẫn mải mê nhập điều từ châu Phi thì thương hiệu điều Việt Nam sẽ bị suy giảm do chất lượng không đảm bảo.
Nhiều ý kiến cho rằng để giải quyết bài toán nguyên liệu, các ngành chức năng cần đẩy mạnh phát triển vùng chuyên canh nguyên liệu; tuyển chọn, lai tạo và đưa vào sản xuất nhiều giống điều cho năng suất cao; cải tạo vườn điều cũ năng suất thấp bằng giống mới; xây dựng quy trình trồng và chăm sóc cây điều theo hướng thâm canh tăng năng suất, chất lượng...
Ông Thanh cho biết VINACAS đang lên một chương trình liên kết DN với người dân để giữ diện tích và sản lượng điều trong nước. Tuy nhiên, đây mới chỉ là ý tưởng, nên còn phải xây dựng và lấy ý kiến trước khi đưa vào thực tế. Ngoài ra, Hiệp hội đã xây dựng vùng chuyên canh điều 200.000ha tại Bình Phước và sẽ quy hoạch trồng điều ở các tỉnh Đồng Nai, Tây Nguyên, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An… Hiệp hội còn cung cấp cây giống cho Campuchia trồng để DN Việt Nam có thêm vùng nguyên liệu.