(Vinanet) Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, quý I-2013, khối lượng xuất khẩu điều của cả nước ước đạt 43.125 tấn, giá trị đạt 262,15 triệu USD, tăng 15,4% về lượng và tăng 1,84% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012. 

Riêng tháng 3/2013 lượng điều nhân xuất khẩu đạt 15.352 tấn, trị giá 96,84 triệu USD (tăng 90,4% về lượng và tăng 106,8% về trị giá so với tháng trước đó, nhưng so với cùng tháng năm ngoái thì sụt giảm trên 10% về kim ngạch).

Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ lớn nhất của hạt điều Việt Nam, chiếm 25,15% trong tổng kim ngạch, với 65,93 triệu USD; tiếp đến các thị trường đạt kim ngạch trên 10 triệu USD trong quí I gồm: Trung Quốc 52,17 triệu USD, chiếm 19,9%; Hà Lan 28,92 triệu USD, chiếm 11%; Australia 17,64 triệu USD, chiếm 6,73%; Nga 12,8 triệu USD, chiếm 4,88%.

Theo Vinacas, điều nhân xuất khẩu giảm so với cùng kỳ do nông dân mất mùa, doanh nghiệp giảm xuất khẩu vì lo ngại rủi ro khi giá điều quá cao và điều nhập khẩu từ châu Phi chất lượng không ổn định. Theo ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Vinacas, so với hạt điều của châu Phi, Campuchia thì hạt điều của Việt Nam có chất lượng tốt nhất nên doanh nghiệp chế biến xuất khẩu điều cần bán với giá cao chứ không hạ giá trước sức ép của các doanh nghiệp nhập khẩu.

Kim ngạch xuất khẩu hạt điều sang các thị trường quí I/2013

ĐVT: USD
 
 
 
 
Thị trường
 
 
 
 
T3/2013
 
 
 
 
3T/2013
 

% tăng, giảm KN T3/2013 so với T2/2013

 

% tăng, giảm KN T3/2013 so với T3/2012

 
 

% tăng, giảm KN 3T/2013 so với cùng kỳ

Tổng cộng
96.835.847
262.148.243
+106,81
-10,19
+1,84
Hoa Kỳ
28.955.611
65.927.106
+140,08
-4,49
-1,08
Trung quốc
10.129.433
52.167.476
-14,94
-39,80
+0,35
Hà Lan
10.521.242
28.918.996
+133,67
25,80
-16,93
Australia
7.211.121
17.639.577
+134,33
+5,75
+7,78
Nga
5.175.302
12.800.447
+239,04
-9,10
+11,93
Canada
3.543.937
9.505.400
+247,87
+86,00
+67,95
Ấn Độ
2.632.443
7.276.725
+156,67
+136,74
+289,94
Đức
3.353.071
6.456.474
+336,12
+141,39
+60,06
Anh
2.776.455
6.292.384
+146,67
-33,30
-35,69
Thái Lan
1.993.182
6.271.192
+22,46
-55,97
-26,01
Hồng Kông
1.059.761
3.751.288
+81,34
+87,90
+149,91
Đài Loan
1.541.080
3.176.862
+526,15
+2,43
+44,68
Italia
1.422.362
2.871.200
+236,26
+30,63
-33,99
Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
1.040.319
2.840.847
-12,03
+14,08
-18,05
Singapore
415.489
2.666.570
-22,25
+141,86
+263,39
Pháp
1.279.962
2.555.071
+178,84
+13,13
+62,82
Israel
1.530.108
2.341.820
+1074,30
-35,92
-44,68

New Zealand

841.030
2.041.176
+125,87
-18,01
-20,74
Ucraina
861.590
2.002.269
+432,83
+15,13
+80,57
Nhật Bản
713.026
1.740.943
+21,29
-13,17
+18,10
Nauy
541.632
1.510.571
+92,77
+132,36
+54,14
Bỉ
841.050
1.279.250
+1210,54
+89,06
+109,82
Nam Phi
452.971
1.160.863
+30,73
+41,82
-28,12
Tây Ban Nha
515.185
1.121.937
*
+43,15
+20,08
Philippines
340.919
978.257
+65,91
+3,21
-40,78
Hy Lạp
113.750
344.500
*
*
*
Pakistan
0
301.225
*
*
-52,04
Ngành điều Việt Nam có nguy cơ mất thương hiệu số 1 thế giới, vì hiện đang có sự chênh lêch khá lớn về giá giữa hạt điều mua trong nước và hạt điều nhập từ Châu Phi, nếu DN chế biến nhập điều thô từ Châu Phi chỉ phải bỏ ra 1.000 USD/tấn, thì khi thu mua điều trong nước DN phải bỏ ra 1.500 USD/tấn. Sự chênh lệch khá lớn về giá đã khiến nhiều DN ồ ạt nhập điều từ Châu Phi, chế biến rồi xuất khẩu dưới mác điều VN. Trong khi đó điều VN có chất lượng rất tốt còn điều Châu Phi chất lượng kém, ít độ béo và độ giòn. Thế nhưng, hiện nhiều DN đã quay lưng với điều trong nước mà chỉ chú trọng nhập khẩu khiến nguy cơ thương hiệu điều số 1 thế giới của VN lung lay.
Theo Hiệp hội Điều VN, năm nay ngành điều dự kiến nhập khoảng 400.000 tấn, cao hơn 100.000 tấn so với năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu là do diện tích, sản lượng điều tại hầu hết các tỉnh, đặc biệt là Bình Phước giảm mạnh. Chỉ tính riêng tại Bình Phước, tổng diện tích điều còn khoảng 140.000 ha, giảm 30% so trong vòng 5 năm trở lại đây. Năm nay do mất mùa nên chỉ đạt trung bình 1,2 tấn/ha, thậm chí có nơi chỉ đạt vài tạ/ha.Nhiều DN chế biến điều tại Bình Phước cho rằng, cách đây vài tháng, các DN đổ hết tiền thu mua điều trong nước với giá cao trên 30.000 đồng/kg điều thô, trong khi đó ở thời điểm này chỉ có 24.000 đồng/kg. Hàng tồn kho đã khiến nhiều DN thua lỗ nặng, đứng trước nguy cơ phá sản.
Nhiều DN cho rằng, số người tiêu dùng tại Châu Âu đòi hỏi chứng nhận xuất xứ cũng có nhưng không phải là phổ biến. Thực tế, cứ thấy điều đạt tiêu chuẩn về kích cỡ, màu sắc, độ ẩm là họ mua. Chính điều đó “tiếp tay” cho sự trà trộn điều VN và Châu Phi. Dù vậy, lỗi không chỉ ở người tiêu dùng, vấn đề quan trọng chính là việc cấp C/O (nguồn gốc xuất xứ) tại VN còn khá đơn giản. Cứ xuất xứ từ VN là được cấp C/O, không có sự phân biệt, quy chuẩn rõ ràng và cũng không có ai thẩm định đâu là điều Châu Phi hay điều VN. VN có hạt điều thơm ngon nhưng đáng tiếc là cả ngành điều VN lại không đẩy thương hiệu điều VN để tách khỏi điều Châu Phi. Nếu tình trạng này diễn ra lâu dài thì việc thương hiệu điều VN chỉ là câu chuyện thời gian. Vì vậy, VN cần thành lập gấp một cơ quan giám định điều phục vụ cho việc cấp chứng chỉ xuất xứ C/O. Đồng thời, cần phải đưa thành luật. Nếu DN nào vi phạm sẽ phạt nặng hoặc không cấp C/O cho những DN không phải điều VN.
 

Nguồn: Vinanet