(VINANET) – Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 5/2014, Việt Nam đã nhập khẩu mặt hàng xơ, sợi dệt tăng cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm trước, ngược lại mặt hàng này Việt Nam cũng đã xuất khẩu 316,1 nghìn tấn, trị giá 962,9 triệu USD, tăng 17,97% về lượng và tăng 19,84% về trị giá so với 5 tháng 2013.
Tính riêng tháng 5/2014, xuất khẩu mặt hàng xơ, sợi dệt các loại tăng cả về lượng và trị giá so với tháng liền kề trước đó, tăng lần lượt 1,2% và tăng 0,4%, tương đương với 68,2 nghìn tấn, trị giá 208,3 triệu USD.
Việt Nam xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại từ 18 thị trường trên thế giới, trong đó Trung Quốc là thị trường chính xuất khẩu mặt hàng, chiếm 43,1% thị phần, tương đương với 136,5 nghìn tấn, trị giá 447,7 triệu USD, tăng 48,74% về lượng và tăng 52,68% về trị giá so với 5 tháng năm 2013.
Thị trường có lượng xuất nhiều thứ hai là Thổ Nhĩ Kỳ, với 40,3 nghìn tấn, trị giá 96,2 triệu USD, giảm 24,03% về lượng và giảm 26,76% về trị giá. Ngoài hai thị trường chính kể, xuất khẩu hàng xơ, sợi dệt các loại sang các thị trường khác như: Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, Braxin, Hoa Kỳ…. Tính chung 10 thị trường xuất khẩu chính mặt hàng xơ, sợi dệt trong thời này chiếm 82,9% thị phần, với 262,4 nghìn tấn. Trong số 10 thị trường này, thì xuất khẩu sang Braxin có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, tăng 103,92% về lượng và tăng 75,32% về trị giá.
Nhìn chung, 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hàng xơ, sợi dệt các loại sang các thị trường có tốc độ tăng trưởng dương chiếm gần 70%.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại 5 tháng 2014
ĐVT: Lượng (tấn); trị giá (USD)
Tổng KN
|
XK 5T/2014
|
XK 5T/2013
|
% so sánh
|
lượng
|
trị giá
|
lượng
|
trị giá
|
lượng
|
trị giá
|
Tổng KN
|
316.188
|
962.976.381
|
268.035
|
803.562.073
|
17,97
|
19,84
|
Trung Quốc
|
136.571
|
447.730.933
|
91.821
|
293.252.844
|
48,74
|
52,68
|
Thỗ Nhì Kỳ
|
40.374
|
96.273.746
|
53.145
|
131.447.500
|
-24,03
|
-26,76
|
Hàn Quốc
|
26.927
|
78.716.460
|
32.261
|
100.501.597
|
-16,53
|
-21,68
|
Thái Lan
|
11.744
|
29.486.581
|
10.657
|
28.476.545
|
10,20
|
3,55
|
Indonesia
|
11.256
|
34.668.345
|
10.930
|
35.512.783
|
2,98
|
-2,38
|
Braxin
|
9.107
|
22.132.216
|
4.466
|
12.623.599
|
103,92
|
75,32
|
Hoa Kỳ
|
7.762
|
13.220.678
|
5.985
|
13.074.318
|
29,69
|
1,12
|
Anh
|
6.619
|
8.238.983
|
8.477
|
11.106.127
|
-21,92
|
-25,82
|
Ai Cập
|
6.287
|
16.990.281
|
4.511
|
12.445.058
|
39,37
|
36,52
|
Ân Độ
|
5.763
|
25.488.800
|
4.735
|
23.005.856
|
21,71
|
10,79
|
Malaixia
|
5.018
|
14.661.867
|
5.795
|
17.862.116
|
-13,41
|
-17,92
|
Philippine
|
4.976
|
12.665.655
|
4.123
|
11.717.677
|
20,69
|
8,09
|
Hồng Kông
|
4.807
|
2.360.399
|
1.931
|
10.499.864
|
148,94
|
-77,52
|
Pakistan
|
3.739
|
9.775.960
|
3.782
|
11.289.408
|
-1,14
|
-13,41
|
Đài Loan
|
3.615
|
14.013.880
|
5.034
|
16.589.586
|
-28,19
|
-15,53
|
Nhật Bản
|
2.442
|
16.469.217
|
1.633
|
12.688.435
|
49,54
|
29,80
|
Cămpuchia
|
1.875
|
6.033.632
|
2.587
|
7.136.251
|
-27,52
|
-15,45
|
Italia
|
523
|
5.829.857
|
273
|
3.560.055
|
91,58
|
63,76
|
Đối với thị trường Trung Quốc, theo đánh giá từ báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2013 của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), 96,5% sản phẩm xuất khẩu của dệt may bằng hai con đường chính là gia công và xuất khẩu từ nguyên liệu nhập, trong đó gia công chiếm 75,3%, và xuất bằng nguyên liệu nhập chiếm 21%.
Hoạt động có giá trị gia tăng nhất trong ngành là nghiên cứu, phát triển (R&D) mẫu mã lại là khâu yếu nhất của ngành dệt may Việt Nam. Cũng theo đánh giá của Hiệp hội Bông Việt Nam (VCOSA), hiện nay Trung Quốc đang là đối tác cung câp khoảng 50% nguyên liệu vải sợi cho Việt Nam, sau đó là các đối tác khác như Úc, Ấn Độ và Hoa Kỳ.
Với đặc thù gia công và xuất khẩu bằng nhập nguyên liệu, ngành dệt may đang có giá trị gia tăng rất thấp, chỉ chiếm từ 5-10% trong trị giá xuất khẩu toàn ngành mỗi năm. Việc chỉ định số lượng gia công, nguyên phụ liệu gia công hoàn toàn nằm trong tay đối tác của ngành dệt may.
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, dệt may có lợi thế so sánh về giá nhân công, tay nghề và cơ hội để phát triển vùng nguyên liệu sẵn có. Bên cạnh đó, chúng ta tự hào có lịch sử ngành dệt may lâu đời, có hiệp hội, ngành hàng và cả tập đoàn lớn mạnh… thế nhưng trong những năm qua, dệt may vẫn đang là ngành có giá trị gia tăng cực kỳ thấp, gia công xuất khẩu.
Xuất khẩu lọt top 3 ngành mũi nhọn (dầu thô, dệt may và mới đây là điện tử, linh kiện điện tử) nhưng nhập khẩu cũng luôn nằm top 2 ngành lớn nhất. Để một ngành chủ lực phụ thuộc 95% nguyên phụ liệu nước ngoài thì sau này ngành sẽ lấy gì để cạnh tranh khi Quy tắc xuất xứ hàng hóa (CRO) ngày càng ngặt nghèo hơn nếu chúng ta tham gia vào AEC hay TPP nữa.
Để thoát khỏi sự phụ thuộc vào nguyên liệu từ Trung Quốc, một trong những khâu quan trọng của ngành được nhắc đi nhắc lại qua bao năm vẫn là: xây dựng vùng nguyên liệu trong nước, đẩy mạnh chuỗi liên kết xuất khẩu bằng quy trình khép kín: sản xuất sợi, dệt, công nghệ nhuộm và may thành phẩm và thứ 3 là đẩy mạnh R&D thông qua hình thức OBM (tự thiết kế, sản xuất và xuất khẩu) nhằm định vị thị trường và thương hiệu của mình.
Hiện, theo Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp Dệt May đến 2015 và định hướng 2020 đã có từ năm 2008 với kế hoạch nâng tỷ lệ nội địa hóa: (cung ứngnguyên phụ liệu bông, sợi, vải sản xuất trong nước) phải đạt từ 50% (năm 2010) lên 60% (2015) và 70% (2020). Tuy nhiên, với những thống kê trên, dệt may vẫn chưa đạt được kỳ vọng. Một tín hiệu vui là quy hoạch diện tích bông vải dự kiến 1000ha tại Ninh Thuận mới vừa được Tập đoàn dệt may Việt Nam phối hợp với tỉnh Ninh Thuận cuối năm 2013. Đây là bước đi chậm nhưng cũng có thể coi là tín hiệu vui đối với ngành khi kỳ vọng những năm tới nguyên phụ liệu của dệt may có thể được cải thiện.
Nguồn: Vinanet/dantri.com