Tuy nhiên, trừ xuất khẩu sản phẩm dừa có mức tăng trưởng kim ngạch cao hơn so với cùng kỳ 2008, còn doanh thu từ xuất khẩu các sản phẩm rau quả (rau quả chế biến, dưa chuột lọ, ớt, dứa hộp…) của hầu hết các doanh nghiệp trong 5 tháng đầu năm đều giảm từ 20%-30% do lượng và giá xuất khẩu giảm, đặc biệt một số thị trường như Nga, Hàn Quốc, Hoa Kỳ… từ chối, chậm nhận hàng, chậm mua hàng do tác động của khủng hoàng tài chính tài chính và suy thoái kinh tế.

 Sản phẩm chanh dây cô đặc Việt Nam đang bị cháy  hàng do Mexico bị mất mùa chanh dây, giá xuất khẩu tăng từ 4.000USD/tấn lên đến 6.000USD/tấn FOB khiến cho giá nguyên liệu tại Lâm Đồng có lúc lên đến 6.800đ -7.000đồng/kg mà vẫn không đủ cung ứng cho các nhà máy. Nhu cầu thị trường Nhật Bản yêu cầu đối với rau cấp đông, khoai lang cấp đông từ khu vực Lâm Đồng vẫn rất lớn, đơn hỏi mua cả ngàn tấn mỗi tháng nhưng các doanh nghiệp chỉ đáp ứng được 40-50% do năm nay mưa sớm rau bị vàng, bị dập không thể khai thác hết. Thanh long tươi vẫn chủ yếu là xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc, Tây Âu, có xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ với số lượng rất ít.

Sang đầu tháng 06/2009, tình hình chuyển biến tích cực và sáng sủa hơn, nhu cầu nhập khẩu rau quả chế biến của một số thị trường trọng điểm đang có dấu hiệu phục hồi, đặc biệt là đối với thị trường Tây Âu, nhiều khách hàng đang yêu cầu hỏi mua số lượng lớn về rau quả chế biến (nước quả cô đặc, rau quả puree, dứa khoanh hộp, vải thiều nước đường…). Giá xuất khẩu cũng có chuyển biến tăng lên so với tháng 4/2009: dứa khoanh hộp từ 16USD/thùng tăng lên 20-21USD/thùng, dứa cô đặc 65 độ brix từ 1.450USD/tấn tăng lên 1.550USD/tấn FOB. Theo dự đoán của Hiệp hội Rau quả, với nhịp độ phục hồi thị trường như hiện nay kim ngạch xuất khẩu rau quả cả năm 2009 có khả năng đạt 400-450 triệu USD.

Do đó, Hiệp hội kiến nghị một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển thị trường và xúc tiến thương mại đối với ngành rau quả trong những tháng cuối năm, trong đó bao gồm:

+Hiệp hội đề xuất giảm thuế nhập khẩu sắt lá tráng thiếc xuống còn 3-5% thay vì 7%, giảm thuế giá trị gia tăng đối với rau quả chế biến từ 10% xuống 5% và xem xét cách tính giờ cao điểm đối với sử dụng điện cho sản xuất rau quả;

+Cần xem xét ưu đãi đối với các dự án chuyển dịch cơ cấu hàng rau quả xuất khẩu theo hướng tăng tỉ trọng hàng công nghiệp chế biến; Nghiên cứu, cải tạo giống cây trồng, đổi mới, chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến, bảo quản rau quả xuất khẩu;Xây dựng các vùng chuyên canh rau quả tập trung;

+Cung cấp thông tin về thị trường sản xuất và tiêu thụ rau quả nhiệt đới, đặc biệt là các thị trường rau quả có chung đường biên giới với Việt Nam;

+Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại trong lĩnh vực rau quả; Đào tạo nâng cao tay nghề cho nông dân sản xuất, kinh doanh rau quả xuất khẩu;

+Xây dựng các cơ sở xử lý ruồi đục quả đối với rau quả tươi xuất khẩu phù hợp với yêu cầu của nước nhập khẩu và thoả thuận kiểm dịch song phương;

+Nhà nước tổ chức thực hiện nhanh VietGAP, GlobalGAP và giúp doanh nghiệp đăng ký 05 mặt hàng quả tươi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc (thanh long, dưa hấu, nhãn, vải và chuối).

Dưới đây xin giới thiệu, những thị trường chính nhập khẩu rau quả của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2009.

Đơn vị: USD

Thị trường

Tháng 4/2009

4 tháng 2009

Anh

248.172

679.986

Cămpuchia

269.683

1.490.782

Canada

427.835

1.490.155

Đài Loan

1.378.375

5.070.224

Đông Timo

471.008

1.691.560

Hà Lan

1.121.030

3.832.833

Hàn Quốc

815.968

2.355.257

Hoa Kỳ

923.879

3.616.819

Hồng Kông

355.001

1.326.764

Indonesia

294.122

5.571.965

Italia

263.893

624.336

Malaixia

600.842

1.881.133

Nga

3.586.451

12.553.010

Nhật Bản

2.932.715

9.838.638

Ôxtrâylia

442.080

1.524.544

Pháp

463.444

1.776.842

Xingapore

691.856

3.235.423

Thái Lan

773.915

3.684.515

Trung Quốc

3.045.001

12.898.924

Ucraina

55.610

548.607

Nguồn: Vinanet