(VINANET) – Kết thúc quý I/2014, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2013. Sang tháng 4 và tháng 5 xuất khẩu mặt hàng này vẫn giữ tốc độ tăng, tăng lần lượt 2,5% và tăng 47,7%.Tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 5/2014, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả đạt 533,7 triệu USD, tăng 39,89% so với 5 tháng năm 2013.
Việt Nam xuất khẩu mặt hàng rau quả sang 22 nước trên thế giới, trong đó Trung Quốc vẫn là thị trường xuất chủ yếu, chiếm 29,9% thị phần, đạt 159,6 triệu USD, tăng 58,06% so với cùng kỳ; thị trường có kim ngạch lớn thứ hai là Nhật Bản với 27,8 triệu USD, tăng 7,59%...
Nhìn chung, 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hàng rau quả đều tăng trưởng ở hầu khắp các thị trường, số thị trường có tốc độ tăng trưởng dương chiếm phần lớn, chiếm trên 80%, trong đó xuất khẩu sang thị trường Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất có tốc độ tăng mạnh nhất, tăng 95,18%, tuy kim ngạch chỉ đạt 5,3 triệu USD.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường xuất khẩu rau quả 5 tháng 2014- ĐVT: USD
|
KNXK 5T/2014
|
KNXK 5T/2013
|
% so sánh
|
Tổng KN
|
533.703.922
|
381.526.867
|
39,89
|
Trung Quốc
|
159.648.890
|
101.007.001
|
58,06
|
Nhật Bản
|
27.819.555
|
25.855.905
|
7,59
|
Hoa Kỳ
|
23.363.670
|
20.395.866
|
14,55
|
Hàn Quốc
|
20.452.052
|
12.651.507
|
61,66
|
Nga
|
16.246.931
|
14.330.405
|
13,37
|
Hà Lan
|
15.329.837
|
8.333.152
|
83,96
|
Thái Lan
|
14.808.192
|
13.509.407
|
9,61
|
Malaixia
|
13.449.748
|
14.079.498
|
-4,47
|
Đài Loan
|
11.711.742
|
9.267.472
|
26,37
|
Xingapo
|
11.486.666
|
9.183.514
|
25,08
|
Indonesia
|
8.459.603
|
11.335.724
|
-25,37
|
Oxtraylia
|
7.149.772
|
4.276.111
|
67,20
|
Canada
|
6.852.310
|
6.056.177
|
13,15
|
Tiểu vương quốc A rập Thống nhất
|
5.381.667
|
2.757.219
|
95,18
|
Pháp
|
4.281.713
|
2.863.044
|
49,55
|
Đức
|
4.261.801
|
3.971.999
|
7,30
|
Hồng Kông
|
3.909.431
|
2.204.163
|
77,37
|
Lào
|
3.558.878
|
1.899.942
|
87,32
|
Anh
|
2.117.424
|
1.603.117
|
32,08
|
Italia
|
1.496.801
|
1.342.117
|
11,53
|
Cămpuachia
|
1.153.385
|
2.360.518
|
-51,14
|
Ucraina
|
737.190
|
653.153
|
12,87
|
Đối với thị trường Trung Quốc, hiện là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam.
Mới đây, tại Hà Nội Bộ NN-PTNT đã tổ chức gặp gỡ với các đơn vị có liên quan để cùng bàn, đưa ra giải pháp trước mắt cũng như chiến lược lâu dài cho các mặt hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam.
Tại buổi làm việc, tổng hợp báo cáo của các đơn vị như: Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và nghề muối (CBNLTS&NM), Cục BVTV, Cục Trồng trọt và một số DN XK rau quả, cho thấy hoạt động XK rau quả của Việt Nam vẫn ổn định.
Trung Quốc (TQ), nơi chiếm thị phần lớn nhất trong XK rau quả của nước ta mọi hoạt động giao thương tại các cửa khẩu vẫn diễn ra bình thường, thậm chí một số mặt hàng lượng XNK tăng mạnh. Thời điểm này, thương lái sang Việt Nam đặt mua vải thiều so với mọi năm không có gì biến động.
Theo báo cáo của Cục CBNLTS&NM, kim ngạch XK rau quả trong 5 năm qua tăng trưởng ở mức cao, bình quân 26,5%/năm, từ 439 triệu USD năm 2009 tăng lên gần 1,1 tỉ USD năm 2013. Riêng 3 tháng đầu năm 2014, giá trị XK đạt 276 USD, tăng 46,8% so với cùng kỳ năm trước.
Rau quả của Việt Nam hiện được xuất đi trên 40 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong đó, 10 thị trường lớn nhất là: TQ, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, Hà Lan, Thái Lan và Singapore.
Trong 10 thị trường XK chính của Việt Nam, TQ vẫn chiếm thị phần lớn nhất với tỉ trọng khoảng 1/3 tổng kim ngạch XK rau quả. Riêng trong 3 tháng đầu năm 2014, thị trường TQ chiếm tới 28,5% với kim ngạch đạt 53,4 triệu USD và thống kê trong 5 năm qua cho thấy kim ngạch XK rau quả sang TQ liên tục tăng. Các mặt hàng XK của Việt Nam sang TQ chủ yếu là: thanh long, xoài, vải, nhãn, chuối, dừa và dứa.
Sau TQ, Nhật Bản đang là thị trường XK rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam với thị phần chiếm khoảng 8%. Thống kê 3 tháng đầu năm 2014 đạt xấp xỉ 16 triệu USD, tăng 12,7% so với năm 2013. Các mặt hàng XK của ta sang Nhật Bản chủ yếu cải bó xôi, dưa chuột, nấm, sơri, thanh long và xoài. Tiếp đến là thị trường Hoa Kỳ với tổng kim ngạch khoảng 5 - 6%, Thái Lan 3,8%, Hàn Quốc 3,5%, Hà Lan 3,15% và các thị trường khác từ 2 - 3%.
Việt Nam đang xúc tiến mở rộng và đẩy mạnh XK rau quả sang các thị trường mới như: Ấn Độ, Chile, Niu Di-lân và các một số nước Đông Âu.
Dù thời điểm hiện tại hoạt động giao thương, buôn bán vẫn diễn ra bình thường, tuy nhiên trong thời gian sắp tới rất có thể sẽ có những biến động, ảnh hưởng nhất định tới việc XK các mặt hàng rau quả của Việt Nam, đặc biệt là qua thị trường TQ. Do đó, ngay từ bây giờ các cơ quan quản lí nhà nước và DN cần có bước chuẩn bị thật kỹ lưỡng cả trước mắt và dài hạn, phải làm mới ngành XK rau quả để không rơi vào tình thế lúng túng, bị động.
Vấn đề thứ nhất rất được quan tâm hiện nay vẫn là thị trường TQ, chiếm gần 30% tổng kim ngạch XK rau quả của Việt Nam. Vậy, giả dụ trong trường hợp giao thương bị gián đoạn hoặc trục trặc, hướng xử lí sẽ như thế nào?
Có một bất cập khi XK rau quả sang TQ là được thực hiện chủ yếu qua đường tiểu ngạch. Vì vậy, các đối tác thường xuyên áp dụng các chính sách thương mại biên giới địa phương không ổn định nên XK gặp nhiều khó khăn và rủi ro bất thường.
Nhưng, có một thực tế phải thừa nhận là các DN trong nước hiện nay vẫn rất thích XK sang TQ do thị trường này dễ tính về công tác kiểm dịch và ATVSTP. Ngoài ra, khâu vận chuyển, tiêu thụ sang thị trường TQ thuận lợi cả trên bộ và trên biển. Qua đó cho thấy, trước mắt và lâu dài TQ vẫn là thị trường XK rau quả lớn và quan trọng đối với Việt Nam, chưa có thị trường nào thay thế được.
Về vấn đề này, đại diện Vụ Hợp tác Quốc tế, Phó Vụ trưởng Vũ Văn Minh cho rằng: Việt Nam và TQ đều là thành viên của WTO nên về nguyên tắc, việc trao đổi buôn bán sẽ không ảnh hưởng bởi yếu tố chính trị. Tuy nhiên, giao thương được nhắc đến ở đây phải là chính ngạch chứ không phải tiểu ngạch. Vì vậy, XK hàng qua đường chính ngạch cũng là một giải pháp các DN nên tính đến.
Bên cạnh thị trường truyền thống TQ, mấy năm trở lại đây Việt Nam bắt đầu mở rộng và XK rau quả sang các thị trường cao cấp, khó tính như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… Nhưng lượng không được nhiều, mặt hàng chủ yếu vẫn là quả thanh long.
Theo chia sẻ của Cục trưởng Cục BVTV, XK 1kg thanh long sang thị trường Mỹ, Nhật Bản, EU giá trị bằng bán 10kg thanh long sang TQ. Nhưng ngặt một nỗi là các yêu cầu và hàng rào kỹ thuật của các quốc gia này về dịch hại và ATVSTP cực kỳ khắt khe, rất ít DN trong nước đáp ứng được.
Nguồn: Vinanet/Nong nghiep.vn