VINANET - Kim ngạch thương mại giữa hai nước Việt Nam - Australia trong nhiều năm tăng khá cao, từ 32,3 triệu USD (năm 1990) lên 3,06 tỉ USD (năm 2005), trong đó Việt Nam liên tục xuất siêu sang Australia (năm 2005, Việt Nam xuất sang Ô-xtrây-li-a 2,57 tỉ USD và nhập khẩu 498,5 triệu USD). Năm 2006, tổng kim ngạch thương mại hai bên đạt trên 4,2 tỉ USD (trong đó, Việt Nam xuất 3,2 tỉ USD và nhập 1 tỉ USD).

Một trong những bước ngoặt trong quan hệ thương mại giữa hai bên được đánh dấu bởi sự kiện chính phủ hai nước ký thỏa thuận kết thúc đàm phán song phương gia nhập WTO giữa Việt Nam và Australia vào tháng 3-2006. Việc kết thúc đàm phán với Australia - đối tác thương mại lớn của Việt Nam - về việc Việt Nam gia nhập WTO mở ra một thời kỳ mới trong phát triển quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước. Về tác động của việc ký thỏa thuận này đối với việc thúc đẩy thương mại hai chiều trong thời gian tới, Đại sứ Australia Bin Tuyt-đen đánh giá: Thỏa thuận này sẽ giúp cải thiện khả năng tiếp cận thị trường Việt Nam tại những lĩnh vực mà Australia quan tâm, cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam... Chính phủ Australia sẵn sàng cùng các nhà tài trợ khác hỗ trợ Việt Nam thông qua chương trình "hậu WTO" nhằm giải quyết những yêu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức này.

Năm 2008, kim ngạch XNK đạt gần 5,6 tỉ USD, trong đó Việt Nam xuất sang Úc 4,2 tỉ USD và nhập khẩu 1,3 tỷ USD. Việt Nam xuất khẩu sang Australia chủ yếu là: dầu thô, thủy sản, hạt điều, đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, cà-phê, hàng may mặc, giày dép, cao-su, gạo...; nhập khẩu chính các mặt hàng như ngũ cốc, tân dược, tàu biển, máy chế biến thực phẩm, thiết bị điện, kim loại, sắt thép, thực phẩm, hóa chất...

Trong năm 2009, kim ngạch XNK của hai nước giảm so với năm 2008, chỉ đạt 3,32 tỉ USD, trong đó giá trị xuất khẩu của Việt Nam đạt 2,27 tỉ USD và giá trị nhập khẩu là 1,05 tỉ USD.

Năm 2010, kim ngạch thương mại hai bên đạt 4,14 tỉ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Úc là 2,70 tỉ USD và nhập khẩu 1,44 tỉ USD.

Theo số liệu thống kê của TCHQ Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Oxtraylia 8 tháng đầu năm tăng 2,04% so với cùng kỳ năm trước, tương đương với 1,7 tỷ USD.

Các mặt hàng xuất khẩu sang Oxtraylia 8 tháng đầu năm nay là dầu thô, điện thoại, hàng thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ…trong đó dầu thô là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 58,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường, nhưng lại giảm so với 8 tháng năm 2010, giảm 15,78%. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu trong tháng lại tăng 137,2% so với tháng 8/2010, đạt 269 triệu USD.

Mặt hàng chiếm tỷ trọng đứng thứ 2 là điện thoại các loại và linh kiện, chiếm 7,1% trong tổng kim ngạch.

Đứng thứ ba là hàng thủy sản với kim ngạch xuất trong tháng đạt 18,1 triệu USD tăng 26,03% so với tháng 8/2010, nâng kim ngạch 8 tháng đầu năm hàng thủy sản xuất sang Oxtraylia tăng 14,45% so với cùng kỳ năm trước, đạt 97,5 triệu USD.

Việt Nam và Ô-xtrây-li-a  cùng nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nên Oxtraylia là thị trường tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Hai nước luôn mong muốn tăng cường mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài trên nhiều lĩnh vực. Quan hệ hai nước đã có bước phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Biểu hiện sinh động của chiều hướng tốt đẹp đó là sự hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển văn hoá, giáo dục đào tạo. Không chỉ trong khuôn khổ song phương, sư hợp tác giữa hai nước còn phát triển mạnh mẽ trong khuôn khổ đa phương. Là nước điều phối quan hệ giữa ASEAN – Australia, Việt Nam luôn ủng hộ Ô-xtrây-li-a  - nước có vị trí địa lý gần gũi, quan hệ hợp tác phát triển lâu đời với ASEAN và là nước có vị trí quan trọng trong khu vực và thế giới, được tham gia sâu rộng hơn vào tiến trình hội nhập khu vực Đông Á.

Cho đến nay, người tiêu dùng Ô-xtrây-li-a  đã quen thuộc với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam và với việc Ô-xtrây-li-a  tiếp tục thực hiện cam kết mở cửa thị trường và tự do hoá thương mại, trong thời gian tới, các nhà xuất khẩu Việt nam sẽ có thêm nhiều cơ hội gia tăng giá trị xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, theo các chuyên gia xúc tiến thương mại sang Australia, bên cạnh những mặt thuận lợi, có nhiều điều mà các nhà xuất khẩu của nước ta cần nắm bắt kỹ để thâm nhập hơn và có hiệu quả hơn vào thị trường Australia.

Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những khó khăn. Như thị trường hai nước xa cách về địa lý và khác biệt về thị hiếu tiêu dùng. Doanh nghiệp thiếu thông tin về thị trường và gặp khó khăn trong các hoạt động tìm hiểu thị trường và XTTM.

Thị trường Ô-xtrây-li-a  không áp dụng hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Tuy nhiên, thuế suất đối với hàng dệt may và giày dép rất cao. Trong khi đó, sự cạnh tranh với các đối tác như Trung Quốc và một số nước ASEAN ngày càng gia tăng bởi lợi thế lớn của các nước hiện tại đối với mặt hàng dệt may và đặc biệt Trung Quốc, Ấn Độ.

Hàng thực phẩm, hoa quả và nông sản nhập khẩu vào Ô-xtrây-li-a  đều phải yêu cầu trải qua quá trình Phân tích rủi ro nhập khẩu (IRA) của cơ quan An toàn sinh học (Biosecurity Ô-xtrây-li-a  – BA). Phần này do Cơ quan chức năng của hai bên thực hiện và việc triển khai phụ thuộc vào quan hệ và tiến độ giải quyết giữa Ô-xtrây-li-a  với từng đối tác, trong khi đó sự hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Ô-xtrây-li-a  khá chậm chạp.

Chính sách thương mại và thuế của Ô-xtrây-li-a  khá minh bạch, nhưng hàng rào phi thuế quan (các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật, …) khá chặt chẽ.

Xuất khẩu sang thị trường Oxtraylia 8 tháng năm 2011

ĐVT: USD

Chủng loại mặt hàng

KNXK T8/2011

KNXK 8T/2011

KNXK T8/2010

KNXK 8T/2010

% tăng giảm so với T8/2010

% tăng giảm so với cùng kỳ

Tổng KN

440.084.652

1.785.565.913

188.349.335

1.749.846.707

133,65

2,04

dầu thô

269.011.796

1.049.285.906

113.409.161

1.245.869.921

137,20

-15,78

Điện thoại các loại và linh kiện

51.966.169

127.538.252

 

 

*

*

hàng thủy sản

18.149.593

97.566.707

14.401.181

85.245.834

26,03

14,45

gỗ và sản phẩm gỗ

11.080.603

60.593.912

8.487.476

48.288.460

30,55

25,48

hạt điều

13.479.459

55.494.927

11.323.152

51.780.456

19,04

7,17

máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

6.789.498

47.789.907

3.960.874

39.140.608

71,41

22,10

giày dép các loại

6.237.341

38.551.258

4.658.683

30.448.242

33,89

26,61

hàng dệt, may

4.794.717

31.740.554

4.424.843

28.582.376

8,36

11,05

máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

3.635.126

30.074.656

3.102.319

23.748.435

17,17

26,64

Xăng dầu các loại

23.591.759

23.690.459

 

 

*

*

cà phê

1.358.323

18.647.805

703.041

15.522.224

93,21

20,14

sản phẩm từ chất dẻo

2.544.941

17.941.696

1.915.958

113.066.804

32,83

-84,13

than đá

2.310.000

14.227.585

 

8.979.128

*

58,45

giấy và các sản phẩm từ giấy

2.076.151

13.691.765

1.610.551

13.508.593

28,91

1,36

sản phẩm gốm sứ

1.524.151

11.350.644

1.574.374

9.407.237

-3,19

20,66

túi xách, ví, vali, mũ và ô dù

1.562.239

10.699.544

1.565.966

7.814.227

-0,24

36,92

sản phẩm từ sắt thép

1.000.221

10.275.072

764.891

10.447.998

30,77

-1,66

sản phẩm từ cao su

1.776.440

9.918.253

943.026

6.956.497

88,38

42,58

phương tiện vận tải và phụ tùng

2.035.620

8.276.970

378.915

16.567.932

437,22

-50,04

đá quý, kim loại quý và sản phẩm

618.457

7.790.348

1.224.522

3.804.689

-49,49

104,76

dây điện và dây cáp điện

404.088

6.862.899

1.328.493

5.548.951

-69,58

23,68

Hàng rau quả

1.150.321

6.530.335

454.930

3.426.799

152,86

90,57

sản phẩm mây, tre, cói và thảm

818.502

5.735.061

1.187.363

6.509.640

-31,07

-11,90

sản phẩm hóa chất

396.611

5.172.649

298.379

2.751.501

32,92

87,99

hạt tiêu

1.177.270

3.773.639

213.745

2.194.768

450,78

71,94

bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

338.522

3.694.607

506.371

3.719.722

-33,15

-0,68

gạo

499.200

3.276.547

359.100

2.625.669

39,01

24,79

sắt thép các loại

699.146

2.580.098

297.163

1.593.859

135,27

61,88

chất dẻo nguyên liệu

428.529

2.318.096

223.335

1.387.910

91,88

67,02

 

Nguồn: Vinanet