Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong 7 tháng qua, trong khi giá trị xuất khẩu các sản phẩm thủy sản chủ lực khác như cá tra, cá ngừ, cá các loại khác, nhuyễn thể và cua ghẹ đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái, thì riêng xuất khẩu tôm vẫn tăng trưởng.
7 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt gần 1,4 tỷ USD, chiếm gần 40% tỷ trọng xuất khẩu thủy sản, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2012. Riêng tháng 7, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 291 triệu USD, tăng 45,3% so với tháng 7/2012 và tăng 21,7% so với tháng trước. Với tốc độ tăng trưởng này, dự kiến xuất khẩu tôm năm 2013 sẽ đạt trên 2,4 tỷ USD, vượt qua mức kỷ lục 2,396 tỷ USD năm 2011. .
Tháng 8/2013, xuất khẩu tôm vẫn đang trên đà hồi phục với giá trị XK đạt gần 280 triệu USD, tăng khoảng 38% so với cùng kỳ năm ngoái, đưa tổng giá trị XK tháng 8/2013 tháng lên 1,67 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ. XK tôm có kết quả khả quan là nhờ sự tăng trưởng “nóng” của tôm thẻ chân trắng với mức tăng 150% trong tháng 8 và tăng trên 65% trong 8 tháng đầu năm nay. Trong khi đó, XK tôm sú tháng 8/2013 giảm 11,8% và XK tôm sú 8 tháng đầu năm 2013 giảm 0,62% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện nay, tôm thẻ chân trắng đang có tỷ trọng gần tương đương với tôm sú, chiếm trên 46% tổng giá trị XK tôm.
Ông Trương Đình Hoè - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, nguyên nhân giá trị XK tôm tăng mạnh là do giá tôm tăng khi nguồn cung tôm sang Mỹ giảm mạnh sau phán quyết cuối cùng của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) về thuế chống trợ cấp đối với bảy nước sản xuất tôm lớn nhất thế giới, trong đó có Việt Nam. Tiếp tục xu hướng này, trong quý 4 năm nay giá tôm được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh.
Hiện nay, nguồn cung tôm sú trên thị trường rất ít do các nước sản xuất tôm lớn trên thế giới đều tập trung phát triển tôm thẻ chân trắng. Trong bối cảnh này, XK tôm thẻ chân trắng sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong những tháng cuối năm.
Xuất khẩu tôm tăng, nguyên nhân chủ yếu là nhờ sự tăng trưởng xuất khẩu tôm thẻ chân trắng. Trước đây, giá trị xuất khẩu trong cả năm và trong từng tháng của tôm thẻ chân trắng đều thấp hơn so với tôm sú. Nhưng từ tháng 6, lần đầu tiên giá trị xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đã vượt qua tôm sú khi đạt 123,6 triệu USD (tôm sú 100 triệu USD). Đến tháng 7, tôm thẻ chân trắng tiếp tục bỏ xa tôm sú khi đạt trên 153 triệu USD, cao hơn tới giá trị của tôm sú tới 35 triệu USD... Như vậy mà trong 7 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đã gần bằng tôm sú (tôm thẻ 609,2 triệu USD, tôm sú 679,7 triệu USD).
Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP, khi tôm sú bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh, người ta buộc phải chuyển sang tôm thẻ chân trắng. Khi tôm thẻ cũng bị dịch bệnh gây ảnh hưởng, người ta vẫn phải dùng loại tôm này vì đâu còn loại tôm nào có thể thay thế được. Trong khi đó, người tiêu dùng ở những nước nhập khẩu tôm đã quen với tôm chân trắng.
Kim ngạch xuất khẩu tôm sang các thị trường 7 tháng đầu năm 2013
STT
|
THỊ TRƯỜNG
|
GT
(USD)
|
Tỷ lệ
GT
(%)
|
STT
|
THỊ TRƯỜNG
|
GT
(USD)
|
Tỷ lệ
GT
(%)
|
1
|
Nhật Bản
|
364.063.992
|
26,11
|
33
|
Đài Loan
|
43.301.402
|
3,11
|
2
|
Mỹ
|
337.588.581
|
24,21
|
34
|
Thụy Sĩ
|
24.521.644
|
1,76
|
Trung Quốc và HK
|
180.606.211
|
12,95
|
35
|
Ai Cập
|
11.826.044
|
0,85
|
3
|
Trung Quốc
|
146.272.134
|
10,49
|
36
|
UAE
|
10.835.584
|
0,78
|
4
|
Hồng Kông
|
34.334.077
|
2,46
|
37
|
Nga
|
7.804.220
|
0,56
|
EU
|
176.337.459
|
12,65
|
38
|
Israel
|
7.008.090
|
0,50
|
5
|
Đức
|
42.047.400
|
3,02
|
39
|
New Zealand
|
6.357.197
|
0,46
|
6
|
Anh
|
32.623.275
|
2,34
|
40
|
Libăng
|
3.178.634
|
0,23
|
7
|
Pháp
|
29.678.466
|
2,13
|
41
|
Arập Xêut
|
2.530.250
|
0,18
|
8
|
Bỉ
|
24.353.244
|
1,75
|
42
|
Guam
|
1.998.351
|
0,14
|
9
|
Hà Lan
|
18.442.441
|
1,32
|
43
|
Polinesia
|
1.671.434
|
0,12
|
10
|
Italy
|
10.258.095
|
0,74
|
44
|
Kuwait
|
1.462.964
|
0,10
|
11
|
Đan Mạch
|
8.076.788
|
0,58
|
45
|
Qatar
|
1.417.034
|
0,10
|
12
|
Tây Ban Nha
|
3.519.707
|
0,25
|
46
|
Na Uy
|
1.239.713
|
0,09
|
13
|
Thụy Điển
|
1.624.671
|
0,12
|
47
|
Ucraine
|
893.561
|
0,06
|
14
|
Bồ Đào Nha
|
1.622.293
|
0,12
|
48
|
Jordan
|
592.729
|
0,04
|
15
|
Sip
|
1.598.114
|
0,11
|
49
|
Triều Tiên
|
315.760
|
0,02
|
16
|
Áo
|
533.064
|
0,04
|
50
|
Oman
|
315.428
|
0,02
|
17
|
Ireland
|
510.806
|
0,04
|
51
|
Nam Phi
|
263.197
|
0,02
|
18
|
Ba Lan
|
504.595
|
0,04
|
52
|
Djibouti
|
235.143
|
0,02
|
19
|
Romania
|
361.345
|
0,03
|
53
|
Cộng hoà Đôminich
|
232.715
|
0,02
|
20
|
Lithuania
|
289.078
|
0,02
|
54
|
Reunion
|
224.914
|
0,02
|
21
|
Hy Lạp
|
175.023
|
0,01
|
55
|
Thổ Nhĩ Kỳ
|
158.761
|
0,01
|
22
|
Sec
|
119.053
|
0,01
|
56
|
Maldives
|
136.328
|
0,01
|
ASEAN
|
25.031.921
|
1,80
|
57
|
Fiji
|
134.775
|
0,01
|
23
|
Singapore
|
16.282.124
|
1,17
|
58
|
Nigeria
|
131.880
|
0,01
|
24
|
Philippines
|
4.404.116
|
0,32
|
59
|
Dominica
|
130.635
|
0,01
|
25
|
Malaysia
|
2.862.228
|
0,21
|
60
|
Mexico
|
116.186
|
0,01
|
26
|
Thái Lan
|
1.169.185
|
0,08
|
61
|
Guinea xích đạo
|
105.471
|
0,01
|
27
|
Cămpuchia
|
188.199
|
0,01
|
62
|
Barbados
|
99.046
|
0,01
|
28
|
Brunei
|
107.506
|
0,01
|
63
|
Uruguay
|
91.335
|
0,01
|
29
|
Lào
|
18.562
|
0,001
|
64
|
Morocco
|
88.650
|
0,01
|
Các TT khác
|
310.586.470
|
22,28
|
65
|
Đông Timor
|
82.725
|
0,01
|
30
|
Hàn Quốc
|
76.272.546
|
5,47
|
66
|
Mauritius
|
75.040
|
0,01
|
31
|
Australia
|
54.513.980
|
3,91
|
11 TT khác
|
368.926
|
0,03
|
32
|
Canada
|
49.854.176
|
3,58
|
Tổng
|
1.394.214.633
|
100,00
|
10 THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU TÔM SÚ HÀNG ĐẦU 7 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
STT
|
Thị trường
|
GT (USD)
|
STT
|
Thị trường
|
GT (USD)
|
1
|
Nhật Bản
|
164.010.094
|
6
|
Australia
|
34.442.652
|
2
|
Trung Quốc và HK
|
143.604.261
|
7
|
Thụy Sĩ
|
21.866.699
|
3
|
Mỹ
|
120.058.570
|
8
|
Hàn Quốc
|
18.196.757
|
4
|
Canada
|
37.034.522
|
9
|
Đức
|
16.877.087
|
5
|
Đài Loan
|
36.580.292
|
10
|
Pháp
|
12.195.666
|
10 THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU TÔM CHÂN TRẮNG HÀNG ĐẦU 7 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
STT
|
Thị trường
|
GT (USD)
|
STT
|
Thị trường
|
GT (USD)
|
1
|
Mỹ
|
211.234.185
|
6
|
Anh
|
21.006.995
|
2
|
Nhật Bản
|
152.033.625
|
7
|
Australia
|
15.135.974
|
3
|
Hàn Quốc
|
50.984.354
|
8
|
Canada
|
12.702.984
|
4
|
Trung Quốc và HK
|
31.269.474
|
9
|
Bỉ
|
12.337.713
|
5
|
Đức
|
21.897.209
|
10
|
Hà Lan
|
11.075.673
|
Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang EU: Với sự kiện Bộ Thương mại Mỹ áp thuế chống trợ cấp 4,52% bên cạnh thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, thị trường EU càng trở nên hấp dẫn các doanh nghiệp tôm Việt Nam trong thời gian tới.
Dưới áp lực khủng hoảng kinh tế, nhu cầu nhập khẩu (NK) tôm của EU giảm mạnh khiến xuất khẩu (XK) tôm Việt Nam sang khu vực này liên tục sụt giảm trong suốt năm 2012 và 4 tháng đầu năm 2013. Bắt đầu từ tháng 5/2013, XK tôm Việt Nam sang EU tăng trưởng trở lại với mức tăng bình quân 12,5%/tháng. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, XK tôm Việt Nam sang EU trong 7 tháng đầu năm 2013 đạt trên 176,3 triệu USD, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngay từ đầu năm 2013, hai thị trường hàng đầu về NK tôm Việt Nam trong khối EU là Anh và Pháp đều có sự tăng trưởng khá ấn tượng. Trong đó, XK tôm sang Anh liên tục tăng trưởng mạnh, có tháng tăng tới 46% so với cùng kỳ năm ngoái và XK tôm sang Pháp cũng có tháng tăng 83,2%. Đối với thị trường Đức, mặc dù XK tôm sang thị trường này sụt giảm liên tục nhưng Đức vẫn giữ vị trí hàng đầu khối EU về NK tôm Việt Nam. Đến tháng 7/2013, XK tôm sang Đức mới có dấu hiệu phục hồi khi tăng 2% so với tháng 7 năm ngoái.
Theo báo cáo thị trường của Globefish, NK tôm vào Pháp trong 3 tháng đầu năm 2013 tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó NK tôm từ các thị trường chính đều tăng nhẹ, ngoại trừ Thái Lan. Đáng chú ý, thị trường Pháp rất ít nhạy cảm với giá như Đức, tiêu thụ tôm tại Pháp vẫn ổn định ngay cả khi giá tôm tăng cao. Tuy nhiên, XK tôm Việt Nam sang Pháp trong quý IV tới có thể sẽ phải cạnh tranh mạnh hơn với một số quốc gia cung cấp tôm cho thị trường này, nhất là Ecuador.
Quyết định cuối cùng của Bộ Thương mại Mỹ về thuế chống trợ cấp 11,68% đối với tôm NK từ Ecuador đã khiến các doanh nghiệp XK tôm nước này bất bình và tỏ ý muốn ngừng XK tôm sang Mỹ. Trong khi đó, Ecuador lại đang là nhà cung cấp tôm đứng đầu cho Pháp và lớn nhất cho khu vực EU. Do đó, có thể Ecuador sẽ tận dụng lợi thế này để tiếp tục đấy mạnh XK tôm sang các thị trường trong khối EU. Dù vậy, Ecuador chỉ sản xuất tôm thẻ chân trắng trong khi tôm sú chiếm tỷ trong lớn trong XK tôm sang Pháp và tôm sú là lợi thế của Việt Nam so với Ecuador.
Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, trong 7 tháng đầu năm 2013, XK tôm Việt Nam sang Pháp đạt trên 29,6 triệu USD, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó tôm sú chiếm tỷ trọng 41% tổng giá trị XK. Với đặc điểm không phải là thị trường nhạy cảm với giá, VASEP cho rằng, Việt Nam hoàn toàn có thể đẩy mạnh XK tôm sang Pháp cũng như sang EU bằng mặt hàng tôm sú chất lượng với giá cả ổn định.