Theo ông Merkel – Tổng biên tập Tạp chí Moebelmark, dù nền kinh tế Đức có chịu ảnh hưởng mạnh bởi cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng ngành kinh doanh các mặt hàng gỗ của nước này vẫn còn phát triển mạnh, nhưng ông thú thật rằng người ta vẫn không tiên liệu được tình trạng tích cực này  kéo dài bao lâu nữa.

Ông cho biết, người tiêu dùng Đức vẫn đi mua sắm các vật dụng gia đình bằng gỗ như thường, thậm chí còn có xu hướng tăng lên. Đức hiện có hơn 40 triệu đơn vị hộ gia đình và phần lớn trong số đó là hộ gia đình độc thân và nhiều người bước vào lứa tuổi trên 50. Lứa tuổi này tại Đức được đánh giá là khách hàng đầy tiềm năng với ngành sản xuất các sản phẩm gỗ vì họ có tiền, có nhu cầu mua sắm đồ trang trí bằng gỗ. Theo tính toán và điều tra của các chuyên gia, mức tiêu thụ sản phẩm từ gỗ bình quân là 340EURO trên đầu người một năm tại Đức, khá cao đối với các nước trong thị trường EU.

Ông Merkel cho biết đặc điểm kinh doanh của các công ty buôn bán đồ gỗ tại Đức là cạnh tranh về kích cở mặt bằng, nó khá lớn, diện tích của một cửa hàng là khoảng 30.000m2. Vì diện tích lớn nên người ta tận dụng trưng bày và buôn bán cả những sản phẩm khác như đồ chơi, nhà hàng ăn uống, và cả dùng mặt bằng này để tổ chức các sự kiện văn hóa để thu hút khách hàng. Nhưng sâu hơn, để tìm ra sự khác biệt về cạnh tranh giữa các cửa hàng người ta cạnh tranh về giá, chiết khấu, cách trưng bày sản phẩm,..

Khuynh hướng bán hàng sắp tới của các công ty kinh doanh tại Đức là tập trung. Hiện ở Đức có  9000 cửa hàng bán lẻ loại nhỏ và vừa,  trước đây có khảng trên 11.000 cái, nay đã giảm xuống. Có 75% doanh thu của ngành này thực hiện qua việc ban lẻ tại các cửa hàng. Các chủng loại sản phẩm được nhập khắp nơi trên thế giới và số lượng nhập từ châu Á  đã tăng lên. Điều ông Merkel lưu ý là trong bất kỳ phân khúc thị trường nào thì chất lượng sản phẩm vẫn là vấn đề quan trọng nhất.

 

Nguồn: Vinanet