Khu vực Kansai gồm 7 tỉnh là Nara, Wakayama, Mike, Kyoto, Osaka, Hyogo và Shiga. Đây là một tron gnhững khu kinh tế lớn và năng động nhất của Nhật Bản với nhiều doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ trong lĩnh vực công nghiệp, công nghệ cao.

Kansai có Osaka là thành phố lớn thứ hai tại Nhật Bản và đây cũng là trung tâm kinh tế - văn hoá nổi tiếng của vùng Kansai và là cửa ngõ của Nhật Bản đến khu vực Đông Nam Á. Thành phố Osaka được mệnh danh là thành phố của các công ty nhỏ với 65% các công ty vừa và nhỏ của Nhật Bản có mặt tại đây. Dân số Kansai khoảng 24,2 triệu người. Giữa các tỉnh này có sự gắn kết rất chặt chẽ về kinh tế.

Sự phát triển kinh tế vùng Kansai nói riêng cũng như Nhật Bản nói chung khong thể không có những đóng góp của Osaka.

Những năm gần đây GDP của tỉnh Osaka luôn đạt khoảng 400 tỷ USD/năm (GDP) của vùng cả vùng kinh tế Kansai đạt khoảng 800 tỷ USD). Các ngành kinh tế chính xếp theo thứ tự doanh số là dịch vụ, thương mịa, sản xuất, công nghiệp, bất động sản…

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Osaka đạt khoảng 159 tỷ USD/năm, tính cả Kansai đạt  khoảng 270 tỷ/năm, trong đó các mặt hàng nhập khẩu chính là dầu thô, sản phẩm may mặc và các phụ kiện, thiết bị văn phòng…; các mặt hàng xuất khẩu chính là linh kiện điện tử, thiết bị hoá học, sắt thép thành phẩm….

Theo kế hoạch, trong 10 dự án dadàu tư sản xuất lớn nhất Nahạt Bản từ năm 2009 đến 2011 có tới 5 dự án tập trung tại vùng Kansai, chiếm khoảng 45% tổng vốn đầu tư của 10 dự án này.

Những năm trước, quan hệ hợp tác Việt Nam – Kansai đã được triển khai trên nhiều lĩnh vực và cũng đã có những chuyến thăm và làm việc của lãnh đạo hai bên. Đặc biệt năm 2006, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Liên đoàn doanh nghiệp vùng Kansai đã thành lập Uỷ ban hợp tác hỗn hợp giữa hai bên nhằm đẩy mạnh quan hệ thương mại, đầu tư và hợp tác giữa hai bên.

Đã có đường bay thẳng từ Hà Nội – Kansai, mỗi tuần 4 chuyến, đây là điều kiện thuận lợi để hai nước có thể thăm và hợp tác làm ăn.

Hiện nay, quan hệ kinh tế Việt Nam với Osaka đang phát triển với tốc độ cao và ổn định.

Năm 2008, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam với Kansai đạt khoảng 4,1 tỷ USD (chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam với Nhật Bản). Trong đó Việt nam xuất khẩu khoảng 2,1 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản và Kansai là dầu thô, cà phê, hàng dệt may, chè, hải snả, mỹ nghệ, đồ gỗ gia dụng…trong đó 3 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là dầu thô, hải sản và dệt may đã chiếm tới 70-90% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản và mới chỉ đáp ứng nhu cầu nhỏ của thị trường Nhật Bản đối với các mặt hàng này.

Trong năm 2008, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản là máy móc thiết bị và linh kiên điện đạt 440 triệu USD, hàng dệt may đạt 230 triệu USD, hải sản đạt 125 triệu USD, máy móc thiết bị cơ khí đạt 90 triệu USD, đồ gỗ đạt 66 triệu USD… Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Kansai là máy móc công cụ và trang thiết bị cơ khí đạt kim ngạch 250 triệu USD, máy và trang thiết bị điện đạt 270 triệu USD, sắt thép và sản phẩm sắt thép đạt 200 triệu USD, nhựa và sản phẩm nhựa đạt 110 triệu USD.

Tính đến nay, các doanh nghiệp vùng Kansai đã đầu tư vào Việt Nam khoảng 8 tỷ USD chiếm khoảng 20% tổng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam. Phần lớn số dự án của các doanh nghiệp vùng Kansai đầu tư vào Việt Nam thuộc các lĩnh vực côgn nghiệp phụ trợ như sản xuất thiết bị điện, điện tử, vật liệu… Một số dự án tiêu biểu là Maruichi Steel Tube (sản xuất vật liệu thép, 74,4 triệu USD), Sanyo (sản xuất sản phẩm điện gia dụng 44 triệu Usd), Kyoei Steel (sản xuất thép 32 triệu USD).

Có thể nói, cho tới nay, Việt Nam và Nhật Bản đã có ngót 35 năm quan hệ hợp tác và ngày càng mở rộng trên nhiều lĩnh vực. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực và đã bước sang giai đoạn mới về chất và đi vào chiều sâu. Các mối quan hệ kinh tế, chính trị, giao lưu văn hoá không ngừng được mở rộng. Đã hình thành khuôn khổ quan hệ ở tầm vĩ mô; sự hiểu biết giữa hai nước không ngừng được tăng cường.

Hiện Nhật Bản là bạn hàng lớn, là đối tác quan hệ đầu tư lớn nhất của Việt Nam và Nhật cũng là quốc gia tài trợ ODA cao nhất cho Việt Nam. Vì thế không có lý do gì để không khẳng định Nhật Bản nói chung và Kansai nói riêng là thị trường tiêu thụ lớn, vẫn sẽ tiếp tục là bạn hàng lớn của thị trường Việt Nam trong tương lai.

Trong quan hệ kinh tế với Kansai, Việt nam có thể tận dụng tốt ở một số lĩnh vực như:

-Thương mại: Đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu các mặt hàng hải sản, sản phẩm cơ khí, dệt may… Trong bối cảnh chi phí sản xuất trong nước cao, để giảm giá thành, các doanh nghiệp sản xuất buộc phải đặt hàng toàn bộ hoặc từng phần tại nước ngoài. Ngoài ra, do hàng loạt các sự cố về vệ sinh thực phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc trong những năm qua, rất nhiều người tiêu dùng Nhật Bản đang tẩy chay hàng thực phẩm Trung Quốc hiện nay giảm khoảng 40%, đây cũng là cơ hội cho hàng thực phẩm Việt nam.

-Đầu tư: Đẩy mạnh kêu gọi đầu tư của các doanh nghiệp vùng Kansai, đặc biệt là các ngành càng cao và thiếu lao động trầm trọng, tại các xí nghiệp sản xuất vừa và nhỏ vùng Kasani. Việc đầu tư ra nước ngoài là quyết định sống còn đối với nhiều doanh nghiệp. Vì vậy, Việt Nam nên tận dụng cơ hội để đón luồng đầu tư này bằng các chương trình xúc tiến đầu tư và các biện pháp ưu đãi đặc biệt cho các lĩnh vực đầu tư sản xuất hàng phụ trợ….

-Di chuyển thể nhân: Khu vực Kansai tập trung nhiều nhà máy nhu cầu sử dụng lao động là rất lớn. Mặt khác, tỷ lệ người già (từ 65 tuổi trở lên) vùng Kansai chiếm tỷ lệ tương đối với mức trung bình của cả nước (13% so với mức trung bình của cả nước là 20%). Vì vậy, đây là cơ hội tốt để Việt Nam xuất khẩu lao động trong lĩnh vực này tới các nhà máy sản xuất và kể cả lao động trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ người già (thông qua EPA hoặc chương trình hợp tác khác).

Nguồn: Vinanet