Tỉnh Quảng Đông nằm ở phía Nam Trung Quốc, với diện tích 179.800 km2 chiếm 1,85% diện tích toàn Trung Quốc. Quảng Đông là tỉnh đi đầu trong cải cách mở cửa, là tỉnh lớn và mạnh về kinh tế,GDP chiếm khoảng 1/8, kim ngạch thương mại chiếm 1/3, sử dụng vốn đầu tư nước ngoài chiếm1/4, thu nhập tài chính chiếm 1/7 cả nước. Kinh tế của Quảng Đông tăng lên nhanh chóng nhất đặc biệt là 6 năm trở lại đây, kinh tế phát triển nhanh chóng và ổn định. GDP tăng từ 1.350,2 tỉ NDT năm 2002 lên 3.569,6 tỉ NDT, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước, bình quân mỗi năm tăng 14,5%.

Năm 2008, GDP bình quân đầu người đạt 5.369 USD; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng từ 221,1 tỉ USD năm 2002 lên 683,2 tỉ USD;

Nhằm thúc đẩy Quảng Đông tiếp tục trở thành đầu tầu kinh tế của cả nước, Chính phủ Trung Quốc đã thông qua " Cương yếu quy hoạch cải cách phát triển khu vực châu thổ sông Châu Giang 2008-2010 " Phạm vi bao gồm 9 địa phương phía nam tỉnh, kết nối với Hồng Kông, Ma Cao (9+2) nhằm đưa khu vực châu thổ sông Châu Giang trở thành khu vực phát triển khoa học. Phấn đấu đặt mục tiêu đến năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt 11,500 USD, và năm 2012 đạt 20.000 USD.

Với điều kiện thiên nhiên thuận lợi, ngành nông nghiệp phát triển, Quảng Đông còn tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản phẩm nhựa, thực phẩm, dược phẩm, may mặc, dệt, điện tử, điện lực, luyện kim, hoá dầu, đóng tầu, vật liệu xây dựng, thuốc, giấy, chế tạo, các ngành sản xuất xe hơi, luyện dầu, đóng tầu, thiết bị năng lượng đứng đầu cả nước. Quảng Đông ưu tiên xây dựng các khu công nghệ phần mềm, khu công nghệ cao, tập chung phát triển vào các ngành công nghệ mới và cao mà chủ đạo là điện tử và thông tin.

Quảng Châu là Thủ phủ của tỉnh Quảng Đông, nằm ở ven phía Bắc đồng bằng sông Châu Giang, là Thành phố lớn nhất vùng Hoa Nam.Kinh tế Quảng Châu đứng thứ 3 cả nước, sau Thượng Hải và Bắc Kinh, là một thành phố công nghiệp có tính tổng hợp, thông thương đối ngoại, có cảng buôn bán với nước ngoài.( Cảng Hoàng Phố là cảng lớn nhất phía Nam Trung Quốc)

Trung Quốc có 5 đặc khu kinh tế thì 3 đặc khu kinh tế thuộc Quảng Đông.

Quan hệ kinh tế thương mại, đầu tư kim ngạch buôn bán hai chiều tăng trưởng nhanh chóng, từ 1 tỉ USD năm 2004 lên đến 2,45 tỉ USD năm 2007 chiếm 17% kim ngạch buôn bán Việt Nam với Trung Quốc. Năm 2008, kim ngạch thương mại giữa hai bên đạt trên 3,35 tỉ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu trên 1 tỉ USD, tăng 48,4%; nhập 2,35 tỉ USD, tăng 32,6%. Hai bên đặt mục tiêu phấn đấu năm 2010 đưa kim ngạch thương mại lên 5 tỉ USD.

Do cơ cấu kinh tế có tính bổ trợ lẫn nhau và khoảng cách địa lý thuận lợi, giao thông đường bộ, đường sông, đường hàng không đều thuận tiện nên tiềm năng hợp tác hai bên là rất lớn.

Quảng Châu có nhu cầu lớn đối với khoáng sản, nguyên liệu và tài nguyên của Việt Nam. Việt Nam có thể nhập khẩu các nguyên vật liệu, thiết bị máy móc phục vụ cho nhu cầu sản xuất với giá cả phù hợp, chất lượng đảm bảo. Việt Nam xuất sang Quảng Đông các sản phẩm gồm: khoáng sản, than đá, dầu thô, cao su thiên nhiên, động cơ điện và máy phát điện, biến áp, chấn lưu, mạch tích hợp và tổ hợp vi điện tử...

Quảng đông chủ yếu xuất sang Việt Nam các sản phẩm gồm: xăng dầu, gang thép, thiết bị điện và điện gia dụng, máy móc dệt và linh kiện, sợi dệt và sản phẩm dệt, vật liệu xây dựng, máy tính điện tử, chế phẩm nhựa, xe máy, quần áo, giầy dép...

Về lĩnh vực đầu tư: Tính đến hết tháng 12/2008, đầu tư của Quảng Đông vào Việt Nam đạt 40 dự án; tổng vốn đầu tư theo hợp đồng đạt 310 triệu USD. Số doanh nghiệp Quảng Đông đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều, có các tập đoàn lớn như TCL, Galanz, Midea, Viễn thông Hoa Vi và Trung Tín, một số công ty vừa và nhỏ đặc biệt là tư nhân có nhiều dự án liên doanh hợp tác hoặc đầu tư 100% vốn ở các khu công nghiệp và khu chế xuất. Đặc biệt tháng 12/2008, khu hợp tác kinh tế thương mại Trung Quốc - Việt Nam tại Hải Phòng do Tp Thẩm Quyến đầu tư xây dựng với tổng mức đầu tư 4 tỉ USD, dự kiến là khu kinh tế của Trung Quốc có quy mô lớn nhất từ trước tới nay ở Việt Nam, sẽ thu hút các doanh nghiệp có thế mạnh của Quảng Đông vào Việt Nam.

Với quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa tỉnh Quảng Đông và Việt Nam ngày càng được cải thiện, Hy vọng trong năm 2009 và những năm tiếp theo Quảng Châu sẽ là điểm đến của các doanh nghiệp Việt Nam.

 

Nguồn: Internet