Trên thị trường thế giới, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong khi Việt Nam chưa phải là thị trường trọng điểm của Trung Quốc. Điều này dẫn tới sự cạnh tranh khốc liệt cho Việt Nam khi tham gia thương mại với các nước  khác. Hơn nữa, Việt Nam có khá nhiều lợi thế tương đồng với Trung Quốc và các nước ASEAN khác (như tài nguyên, cơ cấu sản phẩm), do vậy sẽ gặp khó khăn trong việc xuất khẩu hàng hoá vào thị trường thế giới, đặc biệt là các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật,… Trung Quốc lại có điều kiện cọ xát với thị trường thương mại hàng hoá và dịch vụ thế giới sớm hơn, lại là nước lớn có tiềm lực kinh tế mạnh nên có điều kiện tăng cường năng lực và sức cạnh tranh. Chính điều này đã và sẽ làm tăng sức ép đối với Việt Nam trong việc giữ và mở rộng thị phần. Bên cạnh đó, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu dựa trên các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp, giá cả không ổn định và khó có thể mang đến một lợi ích bền vững làm đà cho sự tăng trưởng.
Trên thị trường nội địa, ACFTA hình thành sức ép cạnh tranh trên thị trường nội địa Việt Nam sẽ càng thêm nặng, đặc biệt là đối với các ngành công nghiệp non trẻ. Điều dễ nhận thấy là các doanh nghiệp Trung Quốc mạnh hơn doanh nghiệp Việt Nam ngay trong các ngành Việt Nam đang tương đối có lợi thế cạnh tranh như dệt may, da giày, sản xuất hàng tiêu dùng. Đối với các ngành Việt Nam đang mong muốn đi vào phát triển như các sản phẩm công nghệ cao (thiết bị điện tử, điện tử, công nghệ thông tin…) thì Trung Quốc đều đã và đang phát triển mạnh, với năng lực cạnh tranh cao. Khi hàng rào thuế và phi thuế được hạ thấp, hàng hoá và doanh nghiệp Trung quốc sẽ dễ dàng thâm nhập thị trường Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam sẽ rất vất vả để có thể đứng vững trên thị trường nội địa.
Xu hướng nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc ngày càng gia tăng:
Trong những năm gần đây, cán cân thương mại Việt Nam bị thâm hụt nặng nề khi tham gia thương mại với Trung Quốc. Lý do là khi ACFTA hình thành, mặc dù triển vọng tăng cường xuất khẩu giữa Trung Quốc và Việt Nam là rất lớn, song đối với Việt Nam cơ cấu kinh tế và cơ cấu hàng hoá trao đổi dễ dẫn đến tình trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc tiếp tục phát triển theo quan hệ hàng dọc, trong đó Việt nam xuất khẩu nguyên liệu, nông lâm thuỷ sản và nhập khẩu hàng công nghiệp của Trung Quốc (điều này khác với các nước ASEAN – 6 có quan hệ ngang hàng với Trung Quốc, xuất nhập khẩu đều chủ yếu là hàng công nghiệp). Điều đó sẽ bất lợi cho Việt Nam cả trong quan hệ thương mại lẫn trong cố gắng công nghiệp hoá nền kinh tế.
Sự cạnh tranh giữa nội bộ ASEAN trong quan hệ thương mại với Trung Quốc:
Các nước kém phát triển hơn có xu hướng bị lấn át bởi các nước thành viên cũ có nền kinh tế phát triển cao hơn. Lấy ví dụ điển hình là Việt Nam: kể từ khi thực hiện Chương trình thu hoạch sớm đến nay đã cho thấy, trao đổi thương mại đối với nhóm hàng nông, thuỷ sản của Việt Nam sang Trung Quốc không những không tăng lên như mong đợi, mà còn có xu hướng giảm đi. Khi chương trình EHP được thực hiện, kim ngạch của các mặt hàng nông, thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc có sự giảm sút, đặc biệt là xuất khẩu trái cây, thuỷ sản gặp nhiều khó khăn. Năm 2007, trong số 230 đối tác thương mại của Trung Quốc, kim ngạch thương mại của Trung Quốc với Singapore lần đầu tiên vượt quá 45 tỉ USD, đạt mức cao nhất trong số các thành viên ASEAN, tăng 23,3% so với năm 2006, chiếm 25,4% kim ngạch thương mại của Trung Quốc với toàn bộ khối ASEAN, trong đó, Trung Quốc xuất siêu 5,52 tỉ USD. Đối tác có kim ngạch xuất nhập khẩu thấp nhất với Trung Quốc là Lào, chỉ ở mức 2 tỉ USD, chiếm 0,1% so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với ASEAN.
Kim ngạch thương mại Trung Quốc – Malaysia đạt 43,71 tỉ USD, tăng trưởng 20,9%, chiếm 23,1% kim ngạch thương mại ASEAN – Trung Quốc, trong đó Trung Quốc nhập siêu 10,04 tỉ USD, Singapore, Mlaysia lần lượt là bạn hàng lớn thứ 7 và thứ 8 của Trung Quốc, kim ngạch thương mại Trung Quốc – Thái Lan đạt 33,73 tỉ USD, tăng trươ3ngr 27,1%, chiếm 17,4% tổng kim ngạch thương mại ASEAN – Trung Quốc, phía Trung Quốc nhập siêu 8,2 tỉ USD, Thái Lan là bạn hàng thương mại lớn thứ 13 của Trung Quốc.
Năm 2007, trong số 10 thị trường nhập siêu lớn của Trung Quốc, thì Philippine, Malaysia và Thái Lan lần lượt đứng ở vị trí thứ 4, 6 và 8. Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc đạt 15 tỉ USD, tăng trưởng 21,4%, chiếm 6,2% tổng kim ngạch thương mại ASEAN – Trung Quốc. So với những nước trong nội khối ASEAN, kim ngạch Trung Quốc với Việt Nam vẫn còn đạt mức thấp.
Sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các bên:
Có thể thấy rõ nền kinh tế Trung Quốc ngày càng phát triển với tốc độ cao, tiềm lực mạnh. Nền kinh tế được trang bị với cơ sở hạ tầng và các điều kiện vật chất hiện đại, công nghệ tiên tiến dẫn tới giá thành hàng hoá giảm. Trong khi nền kinh tế Việt Nam mới chỉ trên đà phát triển, có sự chênh lệch rất lớn với kinh tế hùng mạnh của Trung Quốc. Mặc dù hình thành ACFTA sẽ tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam xâm nhập vào thị trường Trung Quốc nhưng với trình độ khoa học kỹ thuật còn yếu kém, lại khó cạnh tranh với các đối thủ có tiềm lực kinh tế tương đương với Trung Quốc ngay trong bản thân nội khối ASEAN như: Singapore, Bruney, Thái Lan… Việt Nam sẽ dễ bị thua thiệt trong khi hợp tác với thị trường này.
Chính sách quản lý kinh tế của Việt Nam còn nhiều hạn chế:

Nguồn: Vinanet