Sức mua lớn, khả năng thanh toán cao do nguồn tài chính dồi dào và nhu cầu cơ cấu mặt hàng nhập khẩu phù hợp với những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam, thị trường Trung Đông đang thu hút các doanh nghiệp và nhà đầu tư Việt Nam.

Theo Tham tán Thương vụ Việt Nam tại Kuwait, Chính phủ Kuwait vừa thông qua một số dự án hạ tầng lớn như dự án xây 50.000 biệt thự, 6 bệnh viện quy mô lớn, một thành phố quy mô 400.000 dân . Đây là cơ hội rất lớn cho sản phẩm gỗ, vật liệu xây dựng và lao động của Việt Nam vào thị trường này.

Thời gian qua, sản phẩm đồ gỗ Trung Quốc chiếm lĩnh đến 90% thị trường Kuwait. Tuy nhiên, gần đây xu hướng người dân nước này dần chuyển sang sử dụng đồ gỗ Việt Nam nhiều hơn vì chất lượng ổn định, mẫu mã đẹp.

Bên cạnh tiềm năng về xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ, vật liệu xây dựng vào Kuwait trong thời gian tới, người dân Kuwait hiện rất chuộng mặt hàng tôm nhập từ Việt Nam. Sức mua tại thị trường Kuwait rất lớn, tập trung các sản phẩm như thiết bị ô tô, gia vị, dừa sấy (cơm dừa), bánh kẹo, rau củ quả. Trong năm 2013, Kuwait nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam với kim ngạch gần 80 triệu đô la Mỹ.

Ngoài các sản phẩm, nhu cầu lao động cho những dự án hạ tầng lớn tại Kuwait rất nhiều, bình quân mỗi năm Kuwait cần từ 80.000- 100.000 lao động và đây là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam.

Thực tế cho thấy, nếu trong năm 2010 Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Đông với kim ngạch khoảng 1,6 tỉ đô la Mỹ thì đến năm 2013 hàng Việt Nam xuất sang Trung Đông đã tăng gấp 4 lần với kim ngạch gần 6,7 tỉ đô la Mỹ.

Xét cơ cấu hàng xuất khẩu, năm 2013 mặt hàng điện thoại di động và linh kiện của Việt Nam xuất sang thị trường Trung Đông đạt kim ngạch 4,1 tỉ đô la Mỹ, kế đến là các sản phẩm sợi các loại 324 triệu đô la Mỹ, hàng hải sản 212 triệu đô la Mỹ và các sản phẩm như sữa và sản phẩm sữa, vải, hạt tiêu, dệt may, giày dép các loại, cao su, gạo, gỗ và sản phẩm gỗ …

Thị trường Trung Đông với 15 nước gồm Ả Rập Xê Út, Bahrain, Qatar, Kuwait, Jordan, Iran, Iraq, Israel, Lebanon, Oman, Palestin, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), Syria, Yemen với tổng dân số khu vực này khoảng 322 triệu người, đa số người dân theo Hồi giáo và khu vực này cũng có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt chiếm ba phần tư trữ lượng thế giới.

Vụ trưởng Vụ thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương)- cho hay, hiện có 17.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Ả Rập Xê Út và khoảng 8.000 lao động đang làm việc tại UAE. Nhu cầu lao động tại hai thị trường này tiếp tục tăng cao.

Mặc dù khu vực Trung Đông có sức mua lớn, nhưng ông Huy cũng lưu ý doanh nghiệp Việt Nam những rủi ro khi làm ăn tại thị trường này, cần cảnh giác với những thương vụ quá hấp dẫn, đối tác không mở thư tín dụng (L/C), cần soạn thảo hợp đồng nêu chi tiết những điều khoản rõ ràng hoặc thậm chí cần nêu rõ trường hợp xảy ra tranh chấp thì xử ở đâu, xử theo luật nào và bằng ngôn ngữ cụ thể.

Để khắc phục các rào cản về thị trường Trung Đông, đặc biệt là rào cản về thông tin, phong tục, tập quán, văn hóa và thủ tục hành chính, các doanh nghiệp Việt Nam cần phát huy triệt để các loại kỹ thuật nghiên cứu thị trường quốc tế bằng việc giành một khoản ngân sách thỏa đáng vào công việc này về xây dựng cơ sở dữ liệu, phát triển và vận dụng hiệu quả các kỹ thuật phân tích thị trường tại địa bàn.

Bên cạnh đó, tích cực rà soát thị trường, tìm hiểu thông tin từ mạng internet, các trang web Chính phủ, doanh nghiệp, phân tích cơ hội từ xa thông qua các kênh thông tin từ Bộ Công Thương, Thương vụ Việt Nam tại nước sở tại, kinh nghiệm các doanh nghiệp đi trước, đối tác nước ngoài để phát triển quan hệ với đối tác.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang một số nước thuộc khu vực Trung Đông trong 3 tháng đầu năm 2014 – ĐVT: USD

Quốc gia
KNXK3T/2014
81.427.967
33.477.013
128.505.920
10.859.254
81.438.035

Các Tiểu Vương quốc
Ả Rập Thống nhất

1.048.596.574

(Nguồn số liệu: TCHQ Việt Nam)

NG.Hương

Nguồn: Vinanet/Báo Công Thương điện tử

 
 

Nguồn: Vinanet