(VINANET) - Thống kê của Việt Nam cho thấy, xuất khẩu sang Ai Cập trong quý I/2014 tăng 40,7%, lên 81,42 triệu USD, điều này chứng tỏ thương mại giữa hai nước đang hồi phục mạnh. Mặc dù thương mại song phương giữa hai nước trong giai đoạn 2009-2012 không ngừng phát triển, thương mại hai chiều trong năm 2013 tăng mạnh, 24% so với cùng kỳ năm 2012, sau tình trạng bất ổn chính trị xảy ra ở Ai Cập.

Tuy nhiên, với thông tin mới nhất, các nhà kinh tế hàng đầu chính phủ và các nhà phân tích thị trường lạc quan dự báo, xuất khẩu của Việt Nam sang Ai Cập đã chạm đáy và đang trên đà phục hồi, dự kiến sẽ vượt 200 triệu USD năm 2014. Báo cáo của Bộ Công thương cho biết, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ai Cập đạt 221,61 triệu USD, 297,14 triệu USD và 256,09 triệu USD năm 2013, 2012 và 2011 theo thứ tự lần lượt.

Mặt khác, xuất khẩu của Ai Cập sang Việt Nam cũng giảm mạnh từ 14,4 triệu USD năm 2011, xuống còn 7,55 triệu USD năm 2012 và 8,73 triệu USD năm 2013.

Ai Cập là một thị trường tiềm năng sinh lợi cao đối với hơn 85 triệu người tiêu dùng. Năm ngoái, quốc gia châu Phi đã chi 59,22 tỉ USD vào việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, thực phẩm, hóa chất, gỗ và nhiên liệu, một thị trường mà các doanh nghiệp Việt Nam nên hướng tới. Trong 4 tháng đầu năm 2014, thủy sản và các sản phẩm nông sản đứng đầu danh sách xuất khẩu của Việt Nam sang Ai Cập với trị giá 28,94 triệu USD, chiếm 35,5% tổng thị phần.

Dệt may, sợi và hàng may mặc xuất khẩu tăng 27 lần so với cùng kỳ năm 2013, lên 11,46 triệu USD. Các sản phẩm khác cũng tăng cao bao gồm, thép (tăng 184%, lên 1,58 triệu USD), phương tiện vận tải (tăng 59%, lên 4,67 triệu USD) và máy móc, thiết bị và công cụ (tăng 10,2%, lên 4,26 triệu USD).

Trong quý I/2014, xuất khẩu của Ai Cập sang Việt Nam đạt khoảng 2,1 triệu USD, không thay đổi đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu là hàng may mặc, da giày phụ kiện, quặng và khoáng sản, dược phẩm, sữa và sản phẩm sữa, chất xơ và các sản phẩm dầu khí. 

Cuối tháng 10/2013, chính phủ Ai Cập đã thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 3,2 tỉ USD, nhằm giúp phục hồi nền kinh tế. Hy vọng rằng, sự kích thích này sẽ lan tỏa, cụ thể hóa và tăng cường quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Ai Cập trong thời gian tới.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập, các doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi chiến lược tiếp thị để thu hút doanh nghiệp mới tại Ai Cập, trong đó có việc thúc đẩy xúc tiến thương mại.

Mặc dù, Ai Cập đã không áp đặt yêu cầu nghiêm ngặt đối với nhập khẩu, hàng hóa được xuất khẩu vào thị trường này phải qua một số tiêu chuẩn chất lượng khắt khe, mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nhận thức rõ.

Việt Nam và Ai Cập đã tham gia một loạt các thỏa thuận kinh tế, như Hiệp định thương mại vào tháng 5/1994, Hiệp định hàng không vào tháng 4/1999, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư vào tháng 2/2004, Biên bản ghi nhớ về hợp tác nghề cá năm 2006 và Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần vào năm 2006.

Vũ Lanh
Nguồn: Vinanet/Reuters

Nguồn: Internet