(VINANET) - Năm 2012, Việt Nam đã thặng dư thương mại 110,184 triệu USD với Indonesia, khi tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 4,605 tỷ USD, giảm 0,02% so với năm 2011.

Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Indonesia đạt 2,358 tỷ USD, giảm 0,05% so với cùng kỳ, và nhập khẩu của Việt Nam từ Indonesia đạt trên 2,247 tỷ USD, tương đương mức nhập khẩu năm 2011.

Trong số các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Indonesia trong năm 2012, đứng đầu là gạo, tiếp đến là điện thoại các loại và linh kiện, sắt thép các loại và dầu thô.

Việt Nam nhập chủ yếu từ Indonesia các mặt hàng, bao gồm giấy các loại, dầu mỡ động thực vật; thiết bị máy móc và dụng cụ phụ tùng khác; máy vi tính, sản phẩm và linh kiện điện tử; hoá chất và các sản phẩm từ kim loại thường.

Năm 2011, Việt Nam thặng dư thương mại trên 111,345 triệu USD với Indonesia, khi xuất khẩu của Việt Nam sang Indonesia đạt gần 2,359 tỷ USD và nhập khẩu theo chiều ngược lại đạt gần 2,248 tỷ USD.

Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Indonesia năm 2012

ĐVT: USD
 
KNXK T12/2012
KNXK Năm 2012
KNXK T12/2011
KNXK năm 2011
% +/- KN so T12/2011
% +/- KN so năm 2011
Tổng kim ngạch
205.030.606
2.357.768.412
218.572.696
2.358.900.369
-6,20
-0,05
gạo
66.560.763
458.392.226
90.599.950
1.019.301.068
-26,53
-55,03
điện thoại các loại và linh kiện
26.545.443
315.121.766
11.313.336
146.148.358
134,64
115,62
sắt thép các loại
27.353.027
288.948.378
24.728.707
214.562.622
10,61
34,67
dầu thô
 
128.746.497
 
60.356.274
*
113,31
cà phê
740.001
92.328.256
11.983.070
28.329.374
-93,82
225,91
phương tiện vận tải và phụ tùng
6.342.270
76.982.417
3.457.519
57.173.712
83,43
34,65
hàng dệt, may
6.497.178
76.681.688
7.302.881
83.581.406
-11,03
-8,26
sản phẩm từ chất dẻo
5.392.909
72.184.580
3.712.800
55.166.250
45,25
30,85
máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
7.149.694
68.305.312
8.149.265
73.043.453
-12,27
-6,49
Xơ sợi các loại
4.197.645
66.787.344
3.612.307
51.447.409
16,20
29,82
sản phẩm hóa chất
5.530.549
49.354.853
3.036.337
29.337.507
82,15
68,23
cao su
2.056.642
24.993.405
2.524.702
29.570.763
-18,54
-15,48
hàng rau quả
442.722
24.510.497
524.190
31.941.228
-15,54
-23,26
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
684.564
20.719.032
8.421.260
42.368.581
-91,87
-51,10
sản phẩm từ sắt thép
1.140.847
17.832.043
1.882.346
17.363.894
-39,39
2,70
giày dép các loại
2.352.690
17.759.837
1.462.065
12.291.440
60,92
44,49
chè
1.114.331
14.804.749
1.035.489
11.714.496
7,61
26,38
giấy và các sản phẩm từ giấy
1.122.462
14.341.374
838.144
8.175.146
33,92
75,43
Dây điện và dây cáp điện
1.750.144
12.706.604
1.879.862
8.554.040
-6,90
48,55
Sản phẩm gốm, sứ
635.350
10.974.813
1.254.409
12.237.135
-49,35
-10,32
than đá
1.295.239
10.576.120
 
5.780.907
*
82,95
hàng thủy sản
455.636
9.478.050
924.213
15.090.992
-50,70
-37,19
sản phẩm từ cao su
833.427
9.092.836
1.513.402
10.789.877
-44,93
-15,73
quặng và khoáng sản khác
585.689
7.326.629
131.500
1.796.537
345,39
307,82
Hóa chất
180.890
2.678.645
324.668
2.183.363
-44,28
22,68
Xăng dầu các loại
322.465
1.655.665
151.100
4.563.499
113,41
-63,72
hạt tiêu
 
761.635
 
8.205.093
*
-90,72

Doanh nghiệp cần biết: Những ưu tiên chính sách thương mại của Indonesia

Tổng Vụ trưởng Hợp tác Thương mại Quốc tế, Bộ Thương mại Indonesia Iman Pambagyo cho biết nước này hiện đang dành ưu tiên trong chính sách thương mại của mình về mặt đa phương cho việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN năm 2015 và Hiệp định đối tác thương mại toàn diện khu vực (RCEP) dự kiến khởi động vào tháng 5/2013.

Về mặt song phương, Indonesia ưu tiên thúc đẩy đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Hàn Quốc.

Ông Iman Pambagyo nói rằng Hiệp định kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) hiện là mối quan tâm thứ yếu, bởi các ưu tiên trong chính sách thương mại nói trên khả thi hơn để hoàn thành.

Liên quan đến TPP, Bộ trưởng Thương mại Indonesia Gita Wirjawan cho biết nước này vẫn chưa có một đánh giá đầy đủ nên cần phải nghiên cứu kỹ hơn về các lợi ích khi tham gia Hiệp định này. Hơn nữa, hiện Indonesia đang tập trung vào các FTA song phương và khuc vực đã cam kết.

Tuy nhiên, nhiều người trong giới phân tích kinh tế cho rằng Indonesia cần sớm tham gia TPP để duy trì lợi thế cạnh tranh ở khu vực Châu Á-Thái Bình dương, bởi TPP- chiếm tới 27% xuất khẩu của Indonesia (theo Viện Peterson về các nền kinh tế quốc tế, có trụ sở tại Washington, Mỹ), sẽ cho phép Indonesia cạnh tranh tốt hơn với các nước Đông Nam Á khác đã tham gia, trong đó có Việt Nam.

Việc tham gia TPP có thể đóng góp tới 4% vào mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và 20% vào mức tăng trưởng xuất khẩu của Indonesia.

TPP được hình thành trên cơ sở Hiệp định Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình dương (P4) năm 2006 giữa Brunei, Chile , New Zealand và Singapore và hiện đã có 11 nước tham gia với tổng giá trị GDP 21.000 tỷ USD và chiếm khoảng 30% sản lượng toàn cầu./.

 

Nguồn: Vinanet