Quy định tỷ lệ hao hụt xăng dầu trong hoạt động kinh doanh xăng dầu
Kể từ ngày 01/5/2016 Thông tư số 43/2015/TT-BCT quy định tỷ lệ hao hụt xăng dầu trong hoạt động kinh doanh xăng dầu do Bộ Công Thương ban hành có hiệu lực thi hành.
Theo đó, Thông tư quy định tỷ lệ hao hụt xăng dầu trong hoạt động kinh doanh xăng dầu bao gồm: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu; pha chế; phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước; tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu. Thông tư này áp dụng đối với thương nhân theo quy định của Luật Thương mại kinh doanh xăng dầu tại thị trường Việt Nam và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Theo Thông tư số 43/2015/TT-BCT, về nguyên tắc quản lý tỷ lệ hao hụt xăng dầu, tỷ lệ hao hụt xăng dầu quy định tại Thông tư là tỷ lệ hao hụt xăng dầu tối đa. Hao hụt xăng dầu được quản lý, tổ chức, hạch toán, quyết toán đối với từng sản phẩm xăng khoáng RON95, RON92, xăng sinh học E5, E10, etanol nhiên liệu E100, dầu hỏa (KO), nhiên liệu bay JET A-1, dầu điêzen (DO 0,05% S), (DO 0,25% S), nhiên liệu đốt lò (FO). Số lượng và giá trị hao hụt của các sản phẩm không được bù trừ lẫn nhau trong một kỳ quyết toán. Riêng đối với xăng dầu được bơm chuyển trên cùng một hệ thống đường ống công nghệ, phần sản phẩm lẫn được bù trừ về số lượng. Trường hợp xảy ra hao hụt bất thường lớn hơn quy định tỷ lệ hao hụt tại Thông tư này, thương nhân kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm xác định nguyên nhân gây ra hao hụt và có biện pháp xử lý kịp thời để ngăn chặn và giảm thiểu tới mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra.
Thông tư này cũng quy định về tỷ lệ hao hụt xăng dầu công đoạn nhập; tỷ lệ hao hụt xăng dầu công đoạn xuất; tỷ lệ hao hụt xăng dầu công đoạn tồn chứa; tỷ lệ hao hụt xăng dầu trong công đoạn xúc rửa; tỷ lệ hao hụt xăng dầu trong công đoạn pha chế; tỷ lệ hao hụt xăng dầu vận chuyển; tỷ lệ hao hụt xăng dầu công đoạn chuyển tải và tỷ lệ hao hụt xăng dầu tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
Về trách nhiệm của thương nhân kinh doanh xăng dầu quy định tại Thông tư số 43/2015/TT-BCT, thương nhân kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm tổ chức quản lý hao hụt xăng dầu trong hoạt động kinh doanh xăng dầu; xây dựng, ban hành quy định cụ thể về tỷ lệ hao hụt xăng dầu nhưng không được cao hơn tỷ lệ hao hụt quy định tại Thông tư này; xây dựng, ban hành quy định về hao hụt xăng dầu trong các hoạt động kinh doanh xăng dầu và tự chịu trách nhiệm về hao hụt xăng dầu trong các hoạt động kinh doanh xăng dầu của mình; Thống kê lượng hao hụt xăng dầu hằng năm báo cáo về Bộ Công Thương (thông qua Vụ Thị trường trong nước) để phục vụ quản lý Nhà nước về hao hụt xăng dầu; Chấp hành các yêu cầu quản lý Nhà nước có liên quan đến tỷ lệ hao hụt xăng dầu quy định tại Thông tư này; Tổ chức hạch toán chi phí kinh doanh định mức theo tỷ lệ hao hụt kinh doanh xăng dầu được quy định tại Thông tư này; tổ chức khảo sát, nghiên cứu, đánh giá hao hụt xăng dầu, kiến nghị Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung các nội dung chưa phù hợp nếu có.
Quy định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
Kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2016, Nghị định số 12/2016/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản có hiệu lực thi hành.
Nghị định này quy định rõ về đối tượng chịu phí, người nộp phí, mức thu, phương pháp tính phí và quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản. Theo đó đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo quy định tại Nghị định này là dầu thô, khí thiên nhiên, khí than, khoáng sản kim loại và khoáng sản không kim loại. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản, các cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân liên quan trong việc quản lý, thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
Ngoài phần quy định chung và điều khoản khoản thi hành, Nghị định còn quy định cụ thể danh mục, mức phí, phương pháp tính và quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng. Cụ thể như sau: Mức phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô là 100.000 đồng/tấn; đối với khí thiên nhiên, khí than 50 đồng/m3. Riêng khí thiên nhiên thu được trong quá trình khai thác dầu thô (khí đồng hành) 35 đồng/m3.
Nghị định quy định rõ, đối với số lượng đất đá bốc xúc thải ra trong quá trình khai thác than, không thu phí đến hết năm 2017.
Về quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, Nghị định quy định rõ: Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, không kể dầu thô và khí thiên nhiên, khí than là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản theo Luật Bảo vệ môi trường và Luật Ngân sách nhà nước, theo các nội dung cụ thể sau đây: Phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản; Khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra; Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tái tạo cảnh quan môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.
Phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô và khí thiên nhiên, khí than là khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và Luật Ngân sách nhà nước.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp bố trí sử dụng nguồn phí bảo vệ môi trường thu được cho công tác bảo vệ môi trường tại nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.
Hằng năm, cơ quan thu phí bảo vệ môi trường có trách nhiệm công khai số phí bảo vệ môi trường do các doanh nghiệp đã nộp.
Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, trường hợp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chưa ban hành mức phí mới theo quy định tại Phụ lục Biểu khung mức phí ban hành kèm theo Nghị định này thì tiếp tục áp dụng mức phí đã ban hành; riêng đối với quặng nhôm, quặng bô-xít (bauxite); fenspat, serecit và graphit, trường hợp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chưa ban hành mức phí mới thì áp dụng mức tối đa quy định tại Phụ lục Biểu khung mức phí ban hành kèm theo Nghị định này.
Quy định chi tiết và hướng dẫn xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Ngày 2/5/2016, Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BKHCN-BKHĐT (Thông tư liên tịch 05) của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc quy định chi tiết và hướng dẫn xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có hiệu lực thi hành.
Theo đó, Thông tư liên tịch 05 quy định, khi nhận được đơn yêu cầu xử lý vi phạm liên quan đến tên doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có thể yêu cầu bên bị yêu cầu xử lý cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ giải trình theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 25 Nghị định 99/2013/NĐ-CP hoặc tiến hành thanh tra, kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ. Kết quả của quá trình xử lý vi phạm, cơ quan có thẩm quyền xử lý ra một trong các văn bản sau: Văn bản kết luận về việc sử dụng tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, trong đó đánh giá, kết luận tên doanh nghiệp có chứa yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại được bảo hộ; việc sử dụng tên doanh nghiệp đó trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, biển hiệu, giấy tờ giao dịch trong lĩnh vực kinh doanh liên quan bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong đó có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thay đổi tên doanh nghiệp hoặc buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp. Trình tự, thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp, thay đổi ngành, nghề kinh doanh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm ra văn bản kết luận về việc sử dụng tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 8 Thông tư này thì cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm gửi văn bản đó cho chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, doanh nghiệp vi phạm và tạo Điều kiện cho các bên tự thỏa thuận, thương lượng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành văn bản kết luận này. Trường hợp các bên đã đạt được thoả thuận trong thời hạn quy định và đề xuất biện pháp giải quyết phù hợp quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ, không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên thứ ba, người tiêu dùng và xã hội theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 Nghị định 99/2013/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm ra văn bản thông báo ghi nhận sự thỏa thuận đó và dừng giải quyết vụ việc; Trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận trong thời hạn quy định thì chủ thể quyền sở hữu công nghiệp có quyền gửi văn bản thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh đề nghị có văn bản yêu cầu doanh nghiệp có tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải thay đổi tên gọi cho phù hợp. Kèm theo văn bản thông báo của chủ thể quyền phải có đầy đủ các tài liệu, hồ sơ theo quy định tại Khoản 4 Điều 19 Nghị định 78/2015/NĐ-CP. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ giấy tờ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh ra Thông báo yêu cầu doanh nghiệp có tên xâm phạm đổi tên doanh nghiệp và tiến hành thủ tục thay đổi tên trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày ra Thông báo, v.v...
Quy định về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
Từ ngày 02/05/2016, Nghị định số 16/2016/NĐ-CP (Nghị định 16) của Chính phủ về việc quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài bắt đầu có hiệu lực.
Theo đó, Nghị định này quy định về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia, tổ chức chính phủ được chính phủ nước ngoài ủy quyền (sau đây gọi chung là nhà tài trợ nước ngoài) cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nghị định 16 áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, vốn đối ứng của phía Việt Nam.
Theo đó, các phương thức cung cấp vốn ODA, vốn vay ưu đãi gồm: Chương trình; Dự án; Hỗ trợ ngân sách; Phi dự án. Chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi được phân loại theo quy định về phân loại dự án đầu tư công tại Điều 6 của Luật đầu tư công.
Lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi bao gồm: Hỗ trợ thực hiện chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; Hỗ trợ nghiên cứu xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường thể chế quản lý nhà nước; Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực; Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Hỗ trợ bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh; Sử dụng làm nguồn vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP); Lĩnh vực ưu tiên khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Vốn ODA viện trợ không hoàn lại được ưu tiên sử dụng để thực hiện chương trình, dự án hỗ trợ xây dựng chính sách, phát triển thể chế, tăng cường năng lực con người; hỗ trợ trực tiếp cải thiện đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường cho người dân, nhất là người nghèo ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc; phát triển y tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; chuẩn bị chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi và dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Vốn vay ODA được ưu tiên sử dụng để chuẩn bị và thực hiện chương trình, dự án không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước có khả năng tạo nguồn thu để phục vụ lợi ích kinh tế - xã hội.
Vốn vay ưu đãi được ưu tiên sử dụng để thực hiện chương trình, dự án có khả năng thu hồi vốn.
Việc vay theo phương thức chỉ định nhà cung cấp, nhà thầu của nhà tài trợ nước ngoài áp dụng đối với: Khoản vay hỗ trợ giải quyết các vấn đề khẩn cấp về thiên tai, thảm họa, đảm bảo an ninh, quốc phòng, an ninh năng lượng; Trường hợp chủ dự án chứng minh hàng hóa, thiết bị của nhà tài trợ nước ngoài có ưu thế vượt trội về công nghệ, giá cả; Các trường hợp cụ thể khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, v.v ...
Sửa đổi, bổ sung danh mục nhóm mặt hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng đối với mặt hàng sắt hoặc thép để sản xuất tanh lốp xe
Kể từ ngày 02/5/2016, Thông tư số 51/2016/TT-BTC (Thông tư 51) của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung danh mục nhóm mặt hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng đối với mặt hàng sắt hoặc thép để sản xuất tanh lốp xe thuộc Chương 98 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư 182/2015/TT-BTC ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính bắt đầu có hieụe lực thi hành.

Theo đó, Thông tư 51 sửa đổi Điểm 1.8 Khoản 1 Mục I - Chú giải và Điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng tại chương 98 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 82/2015/TT-BTC ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính như sau: “1.8. Nhóm 98.10: Sắt hoặc thép để sản xuất tanh lốp xe”. Sửa đổi, bổ sung nhóm 98.10 tại Mục II - Danh Mục nhóm mặt hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi tại Chương 98 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 182/2015/TT-BTC ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính như sau:

Mã hàngMã hàngMã hàng

Mô tả hàng hóa

Mã hàng tương ứng tại MụcI phụlục IIMã hàng tương ứng tại MụcI phụlục IIMã hàng tương ứng tại MụcI phụlục II

Thuế suất
(%)

98.10

 

 

Sắt hoặc thép để sản xuất tanh lốp xe.

 

 

 

 

9810

00

10

- Sắt hoặc thép không hợp kim, dạng thanh và que, dạng cuộn cuốn không đều, được cán nóng, có đường kính mặt cắt ngang hình tròn dưới 14 mm để sản xuất tanh lốp xe

7213

91

90

0

9810

00

90

- Sản phẩm bằng dây sắt hoặc thép để sản xuất tanh lốp xe

7326

20

90

0

Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương