Theo đó, nguyên tắc tạm ứng vốn được tách ra quy định trong 02 trường hợp riêng biệt là công việc thực hiện thông qua hợp đồng hoặc không qua hợp đồng (Thông tư 08 quy định chung chung); cụ thể:
- Đối với các công việc thực hiện thông qua hợp đồng:
+ Chủ đầu tư tạm ứng vốn cho nhà thầu để thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết trước khi triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng.
+ Mức vốn tạm ứng và thời điểm tạm ứng phải được quy định rõ trong hợp đồng.
- Đối với các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng:
+ Việc tạm ứng vốn được thực hiện sau khi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt và trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư; có thể được tạm ứng vốn một lần hoặc nhiều lần căn cứ vào nhu cầu tạm ứng.
+ Trường hợp kế hoạch vốn bố trí trong năm không đủ mức vốn tạm ứng tối đa so với dự toán được duyệt thì chủ đầu tư được tạm ứng tiếp trong kế hoạch năm sau.
Xem chi tiết tại Thông tư 52/2018/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 10/7/2018).
Nguồn: Thuvienphapluat.vn