Theo Thương vụ Việt Nam tại Australia, các điều kiện nhập khẩu sau đây được áp dụng đối với xoài nhập khẩu từ Việt Nam. Bộ Nông nghiệp Australia sẽ đánh giá sự phù hợp của việc nhập khẩu so với các điều kiện nhập khẩu.
1. Trước khi nhập khẩu, doanh nghiệp cần có giấy phép nhập khẩu hợp lệ do Bộ Nông nghiệp Australia cấp.
Muốn có giấy phép, doanh nghiệp nhập khẩu cần nộp đơn xin phép nhập khẩu (nếu xin giấy phép trên mạng, bấm “apply now” ở cuối trang web: https://bicon.agriculture.gov.au/BiconWeb4.0/ImportConditions/Conditions?EvaluatableElementId=91493&Path=UNDEFINED&UserContext=External&EvaluationStateId=0e7fed24-ec5a-4ca7-88e9-d0e86977f38f&CaseElementPk=383572&EvaluationPhase=ImportDefinition.
2. Xoài phải được sản xuất tại Việt Nam phù hợp với các điều kiện và chương trình có liên quan.
Để chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu này, trên giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (do Cục Bảo vệ Thực vật cấp) phải ghi rõ như sau:
"The fruit in this consignment has been produced in Viet Nam in accordance with the conditions governing entry of fresh mango fruit to Australia and in accordance with the Work Plan 'Export of Irradiated Fresh Fruit from Viet Nam to Australia’.” (dịch là "trái cây trong lô hàng này được sản xuất tại Việt Nam phù hợp với các điều kiện nhập khẩu xoài tươi vào Australia và phù hợp với qui định tại chương trình ‘Xuất khẩu hoa quả tươi đã chiếu xạ từ Việt Nam sang Australia’).
3. Xoài tươi từ Việt Nam phải được chiếu xạ bắt buộc với liều lượng tối thiểu là 400 Gy tại một cơ sở xử lý được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt.
Liều lượng tối đa không được vượt quá 1 kGy theo các quy định của Luật Tiêu chuẩn Thực phẩm Úc – New Zealand (FSC). FSC được quản lý bởi Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Úc – New Zealand. Luật này có thể xem tạihttp://www.foodstandards.gov.au/Pages/default.aspx.
Theo cơ quan Thương vụ tại Australia, để chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu này, trên giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật phải ghi rõ như sau:
- "Irradiation at a minimum 400 Gy" (dịch là: liều lượng chiếu xạ tối thiểu 400 Gy)
- Tên và số của cơ sở chiếu xạ
- Ngày chiếu xạ
- Số thùng trong một lô hàng
- Số container và số niêm phong (đối với vận chuyển bằng đường biển)
Và phải có một giấy chứng nhận chiếu xạ chỉ rõ liều lượng chiếu xạ ở mức tối thiểu và tối đa (Dmin và Dmax).
Thông tin liên quan, xem thêm tại trang web của Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Úc – New Zealand:
http://www.foodstandards.gov.au/Pages/default.aspx
4. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật gốc phải đi kèm với mỗi lô hàng và phải được hoàn thành một cách chính xác, xem thông tin trên trang web của Tổ chức Bảo vệ Thực vật Quốc tế (IPPC).
5. Lô hàng không được có côn trùng và bệnh dịch (trừ những loại mà sẽ bị trung hoà sau khi chiếu xạ). Các lô hàng cũng không được lẫn các chất ô nhiễm, bao gồm rác như lá, cành cây, đất, hạt cỏ dại, những mảnh vụn, và các loại thực vật khác.
6. Lô hàng phải được đóng gói an toàn tại gốc trước khi chiếu xạ. Một trong những lựa chọn đóng gói an toàn sau đây phải được sử dụng:
- Đóng gói trong thùng carton có nắp được đậy chặt và không có lỗ thông hơi
- Thùng có lỗ thông hơi thì kích cỡ lỗ không quá 1,6 mm và độ dày của lưới không ít hơn 0,16 mm. Hoặc là các lỗ thông hơi có thể được dán lên trên.
7. Bao bì phải được làm từ vật liệu tổng hợp hoặc vật liệu chế biến cao nếu có nguồn gốc thực vật. Bao bì không được làm bằng nguyên liệu thực vật chưa qua chế biến chẳng hạn như rơm.
8. Các thông tin sau đây phải được in trên mỗi thùng:
o Mã cơ sở xử lý (TFC)
o Số nhận dạng của cơ sở xử lý (TIN)
9. Sản phẩm đã được xử lý phải được bảo vệ khỏi các côn trùng gây hại trong quá trình đóng gói và sau khi đóng gói, xử lý, lưu kho và vận chuyển giữa các địa điểm. Sản phẩm đã được kiểm tra và chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải được duy trì trong điều kiện an toàn để không bị lẫn với trái cây xuất khẩu đi các thị trường khác hoặc để tiêu thụ tại thị trường trong nước.
10. Container phải được kiểm tra bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước khi xếp hàng để đảm bảo không có côn trùng và các lỗ thông hơi phải được phủ kín không cho côn trùng xâm nhập.
11. Lô hàng phải được kiểm tra bởi các cán bộ an toàn sinh học tại cảng đến đầu tiên. Không được phép chuyển tiếp bằng được hàng không hoặc đường bộ (ví dụ chuyển lô hàng bằng đường hàng không hoặc đường bộ trong nước Úc) cho đến khi lô hàng được kiểm dịch thông quan.
12. Nếu bất kỳ vật liệu được phát hiện có nguy cơ rủi ro an toàn sinh học mà không thể xử lý bằng chiếu xạ, lô hàng sẽ bị giữ lại với chi phí do nhà nhập khẩu phải chịu và phải xử lý theo một trong các cách sau:
- Xử lý thích hợp để giải quyết các rủi ro an toàn sinh học, hoặc
- Xuất khẩu, hoặc
- Tiêu huỷ
13. Nếu có bất kỳ sự không nhất quán nào của sản phẩm hoặc chứng nhận (có thể là một sự cố hệ thống), sản phẩm sẽ bị giữ lại cho đến khi Đội các dịch vụ nhập khẩu có thể xác định nguyên nhân sự cố và đưa ra lời khuyên về các hành động khắc phục phù hợp. Hành động khắc phục tại Úc có thể bao gồm kiểm tra thêm, xử lý, tiêu huỷ, hoặc xuất khẩu.
14. Các lô hàng có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật mà không được xác nhận một cách chính xác, hoặc trong trường hợp Bộ Nông nghiệp Australia không thấy giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật gốc, sẽ bị giữ lại cho đến khi trình được giấy chứng nhận gốc hoặc điền thông tin chính xác. Bộ Nông nghiệp Úc sẽ chấp nhận giấy chứng nhận sửa đổi một cách phù hợp hoặc giấy chứng nhận được cấp lại (bao gồm cả bản fax hoặc scan truyền trực tiếp đến Bộ Nông nghiệp Úc từ cơ quan có thẩm quyền).
15. Bộ Nông nghiệp Úc có thể rà soát chính sách nhập khẩu bất cứ lúc nào sau khi thương mại bắt đầu hoặc khi tình trạng sâu bệnh và kiểm dịch thực vật tại Việt Nam bị thay đổi.
16. Một khi các yêu cầu an toàn sinh học đã được đáp ứng, các nhà nhập khẩu có trách nhiệm đảm bảo rằng tất cả các thực phẩm nhập khẩu tuân thủ Đạo luật Kiểm soát nhập khẩu thực phẩm năm 1992.
Nguồn: doanhnghiepvn.vn