Nhập khẩu quặng sắt Trung Quốc trong tháng 7 tăng 8,3% so với tháng trước đó, lên mức cao kỷ lục tháng thứ 2 liên tiếp, do nhu cầu đối với nguyên liệu này tại khách mua hàng đầu thế giới duy trì mạnh mẽ.
Xuất khẩu trong tháng 7 tăng lên 88,4 triệu tấn, mức cao nhất kể từ tháng 12/2015 và tăng 2,7% so với cùng tháng năm ngoái, Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết.
Trong 7 tháng đầu năm 2016, nhập khẩu tăng 8,1% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 582,05 triệu tấn.
“Tôi thực sự không ngạc nhiên, do nhiều nhà cung cấp nước ngoài muốn tăng cường xuất khẩu, tận dụng lợi thế khi giá hồi phục”, Helen Lau, nhà phân tích tại Argonaut Securities, Hồng Kông cho biết.
Dự trữ quặng sắt tại các cảng lớn của Trung Quốc giảm 300.000 tấn, xuống còn 105,75 triệu tấn tính đến 5/8, sau 7 tuần tăng liên tiếp, nâng dự trữ lên mức cao nhất kể từ tháng 12/2014, The Steel Index cho biết.

Giá quặng sắt giao ngay sang cảng Thiên Tân Trung Quốc tăng 3,4%, lên 60,9 USD/tấn hôm thứ sáu (5/8), mức cao nhất kể từ ngày 4/5, The Steel Index cho biết.

Giá nguyên liệu sản xuất thép khác giao kỳ hạn cũng tăng phiên hôm thứ hai (8/8), với giá than cốc tại Đại Liên tăng 7% và than luyện cốc tại Đại Liên tăng gần 5%. Giá thép cuộn cán nóng tại Thượng Hải tăng 3,8%.

Nhập khẩu nên duy trì ở mức này trong vài tháng tới, trừ khi giá tăng lên 65 đến 70 USD/tấn, điều này nên khuyến khích sản xuất nội địa.
Giá thép tăng 30%, kể từ cuối tháng 5/2016, thúc đẩy các nhà máy thép Trung Quốc duy trì sản lượng ở mức cao và bổ sung nguyên liệu, bất chấp dự trữ trong nước gia tăng. Giá quặng sắt giao ngay tăng 27% kể từ tháng 6.
Nhập khẩu tăng mạnh đã đẩy dự trữ tại các cảng lớn của Trung Quốc tăng lên 108,06 triệu tấn tính đến 5/8, mức cao nhất kể từ tháng 9/2014, số liệu từ trang web Custeel.com cho biết. Dự trữ tăng lên cao hơn 100 triệu tấn kể từ tháng 7.
Xuất khẩu thép của Trung Quốc trong tháng 7 giảm 5,9% so với tháng 6, xuống còn 10,3 triệu tấn. Tuy nhiên, xuất khẩu duy trì ở mức cao, do các nhà máy thép đẩy mạnh xuất khẩu, bất chấp khiếu nại bán phá giá từ các khu vực khác bao gồm Mỹ và châu Âu.
Tổng xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm 2016 tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 67,14 triệu tấn.
Nguồn: VITIC/Reuters

 

Nguồn: Vinanet