Các nhà khoa học đã chứng minh rằng loài người có nhiều điểm giống với loài chuột hơn là khác biệt. Chúng ta và chuột đều là động vật có vú, cùng là động vật máu nóng và chuột ăn tất cả những thứ mà chúng ta làm ra… cũng như sống tại nơi chúng ta ở. Quan trọng hơn, chuột và người thường mắc những chứng bệnh tương tự nhau. Đó là bởi vì chuột và con người có các cơ chế sinh lý cơ bản giống nhau, các cơ quan tương tự và các bộ phận cơ thể tương tự. Quá trình kiểm soát hóa học của cơ thể người và chuột sử dụng những hormone tương tự và thú vị là hệ thống thần kinh cũng có những điểm tương đồng. Cả hai phản ứng cùng một cách khi bị nhiễm trùng hoặc tổn thương. Vì vậy, không ngạc nhiên khi các nghiên cứu từ chuột và các loài vật khác đã thúc đẩy y học của con người tiến bộ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng muốn thúc đẩy để Trung Quốc trở thành một cường quốc trong lĩnh vực Y sinh học vào năm 2025. Đây là nguyên nhân khiến Trung Quốc đang đi rất sâu vào việc nghiên cứu các loại thuộc và công nghệ di truyền.
Mục tiêu phát triển của Trung Quốc giúp thúc đẩy một thị trường toàn cầu với các loại chuột biến đổi gen được dùng làm thí nghiệm. Dự đoán thị trường này sẽ tăng trưởng 7,5% mỗi năm và chạm mốc 1,59 tỷ USD vào năm 2022.
Cyagen Bioscatics Inc., trung tâm chuột thí nghiệm ở miền nam Trung Quốc. đang nuôi khoảng 10.500 con chuột tại các cơ sở khác nhau ở ngoại ô Quảng Châu. Những con chuột này giá có thể lên tới 17.000 USD/đôi. Doanh nghiệp này cũng được phép biến đổi một nhà máy may mặc cũ ở Thượng Hải thành nơi nuôi dưỡng 100.000 con chuột phục vụ thí nghiệm. Số chuột này đáp ứng đủ nhu cầu của các trường đại học, cơ sở nghiên cứu hay các công ty dược phẩm. Chúng có thể được dùng từ nghiên cứu khoa học cơ bản đến các dự án phát triển thuốc phức tạp.
"Bất cứ thời điểm nào, chúng tôi cũng có 1.000 dự án đang được triển khai", ông Lance Han, 52 tuổi, người sáng lập kiêm Chủ tịch Cyangen cho biết. Những con chuột đắt giá nhất là loại chuột thuần hóa với một số gen bị thiếu hoặc bị biến đổi để có thể trở thành mẫu thí nghiệm nhằm thử nghiệm thuốc điều trị các bệnh từ tiểu đường đến ung thư tiền liệt tuyến.
Các phòng thí nghiệm như Cyangen là những viên gạch nối quan trọng trong tham vọng thách thức các tập đoàn công nghệ y sinh đa quốc gia của Trung Quốc. Những công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực này đều nhận được rất nhiều tiền khi các nhà đầu tư lạc quan về triển vọng của họ.
Để phát triển các loại thuốc mới, các công ty thường thử nghiệm chúng trên động vật trước khi có thể thử nghiệm trên người. Đó là lý do khiến Cyangen được một công ty Mỹ mời hợp tác vào tháng 7 năm ngoái với nhiệm vụ cung cấp chuột thí nghiệm cho các nhà nghiên cứu ở Mỹ.
Charles River Laboratories International Inc. hiện là nhà cung cấp động vật thí nghiệm lớn nhất thế giới, đã mua 75% cổ phần của Cyangen với giá 27 triệu USD vào năm 2013. Hiện tại, công ty này có 650 nhân viên tại Trung Quốc, vận hành 5 cơ sở nuôi chuột lấy mẫu ở Bắc Kinh và Thượng Hải với tổng diện tích 23.226 m2. Họ có kế hoạch mở rộng 36% ở miền nam và miền trung Trung Quốc trong năm nay.
"Thị trường tăng trưởng lớn nhất của chúng tôi vẫn là ở Trung Quốc", ông James C. Foster, Chủ tịch của Charles Rives, chia sẻ với các nhà đầu tư trong một hội nghị ở Orlando hôm 5/3. Nhu cầu của Trung Quốc giúp lợi nhuận ròng của công ty tăng 11% lên 232,5 triệu USD vào năm ngoái với doanh thu 2,3 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2017.
Cổ phiếu của công ty cũng đã tăng 28% trong quý đầu tiên. Công ty này đang tìm kiếm một địa điểm khác ở Trung Quốc để có thể cung cấp chuột thí nghiệm hàng ngày cho các cơ sở nghiên cứu.
Hoạt động kinh doanh của Charles River ở Trung Quốc sẽ làm lu mờ chính hoạt động của nó ở châu Âu trong vòng 5 năm, biến nó trở thành thị trường tốt nhất ngoài Mỹ. Charles River gặp thuận lợi ở Trung Quốc vì họ có nhiều dư địa để phát triển với một nhu cầu vô cùng lớn.
Nguồn: VITIC/Bloomberg