Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ giá tăng 2 USD/tấn lên 373 – 378 USD/tấn, do đồng rupee tăng buộc các nhà xuất khẩu phải nâng giá bán. Đồng rupee hiện gần mức cao nhất 18 tháng.
“Tính theo USD chúng tôi phải nang giá bán do đồng rupee tăng. Giá tính theo đồng rupee vẫn giảm so với tháng trước”, Reuters dẫn lời một thương gia ở Kakinada thuộc bang Andhra Pradesh, miền Nam Ấn Độ cho biết.
Ấn Độ, nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, xuất khẩu gạo phi-basmati chủ yếu sang các nước châu Phi và xuất khẩu gạo basmati sang Trung Đông. Sản lượng gạo Ấn Độ năm 2016/17 chắc chắn sẽ tăng 4,3% lên kỷ lục 108,86 triệu tấn.
“Khách hàng châu Phi có nhu cầu mua nhưng không nhiều”, Reuters dẫn lời một nhà xuất khẩu ở Kakinada cho biết.
Tại Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, giá loại 5% tấm tăng lên 350 USD/tấn – 365 USD/tấn (FOB) Bangkok, từ mức 350 – 362 USD/tấn tuần trước, trong bối cảnh đồng baht tăng giá so với USD và nhu cầu cũng yếu.
“Đồng baht đang tăng lên, nhưng giá thực tế không tăng nhiều”, Reuters dẫn lời một thương gia ở Bangkok cho biết.
Tỷ giá USD/THB ngày 30/3 ở mức 34,49, so với mức 34,58 một tuần trước đó.
Trung tuần tháng 3 Chính phủ Thái Lan đã đấu thầu gạo chất lượng kém. Thị trường gạo Thái lan trầm lắng suốt 3 tháng qua.
Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới, đã vào vụ thu hoạch chính từ cuối tháng 3, khiến giá gạo 5% tấm giảm xuống 348 – 350 USD/tấn, FOB cảng Sài Gòn, từ mức 350 – 355 “USD/tấn một tuần trước đó.
Giá giảm không chỉ bởi vụ thu hoạch mà còn bởi gạo Việt đang khó cạnh tranh với gạo Thái. Hầu hết gạo xuất khẩu lúc này chỉ sang thị trường Trung Quốc”, Reuters dẫn lời một thương gia ở TP HCM cho biết.
Xuất khẩu gạo Việt Nam dự báo giảm 23,9% trong quý I so với cùng quý năm ngoái, xuống 1,19 triệu tấn, sau khi giảm 26,5% trong năm 2016 do sả lượng giảm bởi biến động thời tiết.
Các thương gia cho biết thị trường đang theo dõi tình hình mua gạo của Philippines, nhưng Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines mới đây thông báo có thể không cần nhập ngay 250.000 tấn.
 Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet