Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng sau khi Saudi Arabia thông báo sẽ cắt giảm thêm sản lượng trong tháng 6/2020, trong khi các thành viên khác của khối cũng cho biết mong muốn kéo dài thời gian cắt giảm sâu sản lượng theo thỏa thuận đạt được hồi tháng 4.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 6,8% lên 25,78 USD/thùng; dầu Brent Biển Bắc tăng 1,2% lên 29,98 USD/thùng.
OPEC và một số nước sản xuất dầu lớn khác (OPEC+) tháng trước đã quyết định cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 5 và tháng 6/2020 nhằm ứng phó với việc nhu cầu nhiên liệu toàn cầu giảm 30% do dịch COVID-19. Ngày 12/5, một số nguồn tin cho hay OPEC+ muốn gia hạn hoạt động trên tới sau tháng 6/2020. Trước đó một ngày, Saudi Arabia cho biết nước này sẽ cắt giảm sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày trong tháng tới, đưa tổng sản lượng khai thác xuống còn 7,5 triệu thùng/ngày, giảm gần 40% so với mức ghi nhận vào tháng 4/2020. Các Tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE) và Kuwait cũng cam kết tăng lượng dầu cắt giảm thêm 180.000 thùng/ngày.
Phó Chủ tịch phụ trách mảng nghiên cứu thị trường của Tradition Energy tại Stamford (tiểu bang Connecticut, Mỹ), ông Gene McGillan, cho biết các động thái mới nhất của Saudi Arabia, Kuwait và UAE đang hỗ trợ cho thị trường dầu mỏ.
Tồn trữ dầu thô của Mỹ tuần qua vẫn tăng, trong khi tồn trữ xăng giảm nhưng giảm ít hơn dự báo. Cụ thể, tồn trữ dầu thô tăng 7,6 triệu thùng, nhiều hơn mức dự đoán của các nhà phân tích là 4,1 triệu thùng; tồn trữ xăng giảm 1,9 triệu thùng, trong khi các nhà phân tích dự báo là giảm 2,2 triệu thùng.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ giảm 8,1 triệu thùng/ngày xuống 92,6 triệu thùng/ngày, thay đổi đáng kể so với con số mà cơ quan này đưa ra trước đó. EIA đồng thời hạ dự báo nguồn cung dầu của Mỹ năm 2020 xuống còn 11,69 triệu thùng/ngày, giảm 540.000 thùng/ngày. Tổng cung dầu toàn cầu được dự báo đạt 95,2 triệu thùng/ngày.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng cũng tăng trước kỳ vọng về các biện pháp kích thích bổ sung của Mỹ và nhiều nước khác. Giá vàng giao ngay đã tăng 0,3% lên 1.701,44 USD/ounce, trong khi vàng kỳ hạn tháng 6/2020 tăng 0,5% lên 1.706,8 USD/ounce. Chỉ số dollar index đã giảm 0,3% trong phiên vừa qua, từ mức cao nhất hơn 2 tuần của phiên trước đó.
Thị trường dự báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tung ra thêm các biện pháp kích thích để hỗ trợ nền kinh tế bị tổn thương bởi những hạn chế được áp dụng trước đó nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Đồng USD suy yếu cũng hỗ trợ cho thị trường vàng.
Fed lần đầu tiên trong lịch sử sẽ bắt đầu mua cổ phiếu của các quỹ giao dịch trái phiếu (ETF) thông qua Chương trình huy động tín dụng doanh nghiệp trên thị trường thứ cấp (SMCCF). Chương trình này là một trong số các công cụ được Fed tạo ra gần đây để cải thiện chức năng thị trường trong bối cảnh đại dịch.Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua một lần nữa thúc đẩy FED hạ tiếp lãi suất từ mức gần 0 hiện nay xuống mức âm. Tuy nhiên, các thành viên của FED nhận thấy chưa cần thiết làm điều này.
Thị trường vàng đang theo dõi sát sao tình hình quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sau khi Tổng thống Trump nói ông không quan tâm đến việc đàm phán lại thoả thuận "Giai đoạn 1" với Bắc Kinh.
Giá vàng đã tăng hơn 12% kể từ đầu năm 2020 đến nay khi các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới tung ra một loạt biện pháp kích thích để hạn chế những thiệt hại kinh tế do dịch Covid-19 gây ra. Vàng thường được hưởng lợi từ các biện pháp kích thích quy mô lớn bởi kim loại quý này được cho là kênh đầu tư an toàn trong thời kỳ lạm phát và đồng tiền mất giá.
Về những kim loại quý khác, giá palađi giảm 2,2% xuống 1.853,06 USD/ounce, giá bạch kim tăng 0,8% lên 763,11 USD/ounce, trong khi đó giá bạc giảm 0,3% xuống 15,50 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá hầu hết giảm do lo ngại về triển vọng nhu cầu do các ca nhiễm mới có dấu hiệu gia tăng ở Trung Quốc và có thêm số liệu cho thấy các nền kinh tế trên toàn cầu đã bị tổn thương bởi Covid-19.
Giá nhôm kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 1% xuống 1.483 USD/tấn, đồng giảm 0,1% xuống 5.252,50 USD/tấn sau khi có thời điểm đạt mức cao nhất 8 tuần, thiếc giảm 0,3% xuống 15.200 USD/tấn, nickel giảm 0,3% xuống 12.315 USD/tấn trong khi kẽm giảm 1,3% xuống 2.001,5 USD/tấn.
Giá thép cây và thép cuộn cán nóng tại Trung Quốc đều tăng trong phiên giao dịch vừa qua nhờ triển vọng tiêu thụ khả quan mặc dù số liệu cho thấy giá hàng hóa xuất xưởng ở Trung Quốc giảm mạnh. Kết thúc phiên giao dịch vừa qua, thép cây kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn Thượng Hải tăng 0,4% lên 3.464 CNY (488,42 USD)/tấn; thép cuộn cán nóng tăng 0,3% lên 3.333 CNY/tấn.
Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên, kỳ hạn tháng 9/2020, tăng 1% lên 638 CNY (89,96 USD)/tấn; thép không gỉ kỳ hạn tháng 6/2020 giảm 0,9% xuống 13.435 CNY/tấn.
Chỉ số giá sản xuất PPI) của Trung Quốc tháng 4/2020 giảm 3,1% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm mạnh nhất trong vòng 4 năm. Tuy nhiên, nếu so sánh với tháng 3/2020, giá thép và các sản phẩm kim loại đen chỉ giảm khoảng 0,3%.
Nhu cầu đối với các sản phẩm thép dùng trong xây dựng đã tăng vượt mức cùng kỳ năm ngoái nhờ các chương trình kích thích của Chính phủ và sự khôi phục các dự án bất động sản và hạ tầng cơ bản. Hiện đang là mùa tiêu thụ thép, do đó dự báo nhu cầu trong ngắn hạn sẽ duy trì ở mức cao.
Trên thị trường nông sản, giá đường thô kỳ hạn tương lai trên sàn New York tăng trong phiên vừa qua do giá dầu hồi phục, mặc dù đồng real Brazil yếu đi và lo ngại tiêu thụ đường sẽ giảm trong bối cảnh Covid-19 có dấu hiệu diễn biến phức tạp hơn. Giá năng lượng tăng có thể khiến các nhà máy chế biến mía Brazil chuyển hướng tăng cường sản xuất ethanol.
Kết thúc phiên giao dịch, đường thô kỳ hạn tháng 7/2020 tăng 0,13 US cent (1,3%) lên 10,25 US cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 8 tăng 3,3 USD lên 344,2 USD/tấn.
Ngân hàng Commonwealth của Australia dự báo giá đường đang lùi dần về mốc 10 US cent, và nhu cầu ethanol của Brazil chỉ hồi phục nhẹ sau khi đã giảm mạnh trước đó do Covid-19. Trong nửa cuối tháng 4 vừa qua, các nhà máy ép mía ở khu vực Trung Nam Brazil đã sản xuất 2,01 triệu tấn đường, tăng 93% so với cùng kỳ năm trước.
Sản lượng đường của Mỹ niên vụ 2020/21 dự báo đạt 9,005 triệu tấn, tăng 12,2% so với vụ trước đó; trong khi Bộ Nông nghiệp Pháp cho biết diện tích củ cải đường của nước này năm 2020 chỉ đạt 424.000 ha, giảm 5% so với năm trước, buộc 4 nhà máy chế biến đường phải đóng cửa.
Giá arabica kỳ hạn tháng 7 giảm 3,4 US cent xuống 1,0735 USD/lb, trong khi robusta giao cùng kỳ hạn giảm 18 USD (1,5%) xuống 1.180 USD/tấn.
Đồng real yếu đi đã tác động tiêu cực lên giá arabica. Trong khi đó, cuộc chiến chống Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhu cầu cà phê. Hãng môi giới Marex Spectron dự báo tăng trưởng nhu cầu cà phê thế giới trong năm 2020/21 sẽ giảm từ 2,25% xuống chỉ còn 1%.
Giá cao su Châu Á giảm trong phiên vừa qua vì lo sợ sẽ xảy ra làn sóng lây nhiễm virus corona thứ 2 sau khi thành phố Vũ Hán của Trung Quốc phát hiện ra nhiều ca nhiễm mới sau khi dỡ bỏ lệnh phong tỏa.
Kết thúc phiên vừa qua, giá cao su kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn Tokyo giảm 0,5 JPY xuống 152,3 JPY (1,42 USD)/kg; kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Thượng Hải giảm 125 CNY xuống 10.236 CNY (1.444 USD)/tấn; kỳ hạn tháng 6/2020 trên sàn Singapore giảm 0,5% xuống 108,2 US cent/kg.
Giá bông tăng lên mức cao nhất gần 2 tháng do nhu cầu mạnh lên sau hi USDA dự báo xuất khẩu bông Mỹ sẽ tăng và nhu cầu trên thế giới sẽ hồi phục vào năm 2020/21 sau đại dịch Covid-19.
Bông kỳ hạn tháng 7/2020 tăng 1,71 US cent (3,02%) lên 58,34 US cent/lb vào cuối phiên, sau khi giao dịch trong khoảng 56 đến 58,59 US cent trong suốt phiên, mức cao nhất kể từ 18/3/2020.
Phó chủ tịch Công ty The Price Futures Group ở Chicago, ông Jack Scoville, cho biết, Trung Quốc gần đây đã rất tích cực mua bông, và triển vọng nhu cầu mặt hàng này trong thời gian tới sẽ khả quan.
Bộ Nông nghiệ Mỹ trong báo cáo mới nhất dự báo xuất khẩu bông Mỹ sẽ tăng lên 16 triệu kiện trong năm marketing 2020/2021, so với 15 triệu kiện của niên vụ trước. Sản lượng bông Mỹ dự báo đạt 19,5 triệu kiện, thấp hơn 400.000 kiện so với niên vụ trước. Tiêu thụ bông thế giới vụ 2020/21 sẽ đạt 116,46 triệu kiện.
Giá hàng hóa thế giới sáng 13/5/2020
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
25,20
|
-0,58
|
-2,25%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
29,98
|
+0,35
|
+1,18%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
22.470,00
|
-140,00
|
-0,62%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
1,71
|
-0,01
|
-0,64%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
89,43
|
-2,42
|
-2,63%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
81,65
|
-2,19
|
-2,61%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
240,00
|
0,00
|
0,00%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
33.040,00
|
+290,00
|
+0,8
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.706,60
|
-0,20
|
-0,01%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
5.862,00
|
-11,00
|
-0,19%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
15,65
|
-0,06
|
-0,41%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
53,60
|
+0,10
|
+0,19%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
765,12
|
+0,51
|
+0,07%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
1.860,38
|
+5,14
|
+0,28%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
234,15
|
-1,75
|
-0,74%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
5.257,00
|
-17,00
|
-0,32%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.497,50
|
+12,50
|
+0,84%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.028,50
|
+25,00
|
+1,25%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
15.240,00
|
+15,00
|
+0,10%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
322,25
|
+3,75
|
+1,18%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
514,50
|
-2,75
|
-0,53%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
304,25
|
+2,00
|
+0,66%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
15,46
|
+0,06
|
+0,36%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
852,00
|
-3,00
|
-0,35%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
292,10
|
+1,80
|
+0,62%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
26,26
|
-0,23
|
-0,87%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
472,10
|
+0,80
|
+0,17%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.402,00
|
-61,00
|
-2,48%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
107,35
|
-3,40
|
-3,07%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
10,25
|
+0,13
|
+1,28%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
115,65
|
+0,10
|
+0,09%
|
Bông
|
US cent/lb
|
58,34
|
+1,71
|
+3,02%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
357,70
|
+3,90
|
+1,10%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
152,70
|
+0,40
|
+0,26%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,10
|
-0,01
|
-0,81%
|