Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng sau khi Saudi Arabia bày tỏ sẵn sàng gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng.
Tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 5/2017 tăng 0,32 USD lên 53,40 USD/thùng, trong khi dầu Brent giao tháng 6/2017 tăng 0,25 USD lên 56,23 USD/thùng trên sàn giao dịch London.
Các phương tiện truyền thông cho biết, Saudi Arabia đã đề nghị Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tiếp tục gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm sáu tháng nữa bởi thỏa thuận này sẽ hết hạn vào cuối tháng Sáu tới. Các thành viên OPEC cũng cho biết họ sẽ xem xét khả năng gia hạn thỏa thuận này.
Theo số liệu được Tổ chức Các nước Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sử dụng để kiểm soát nguồn cung, mức cắt giảm sản lượng của các thành viên thuộc tổ chức này trong tháng Ba đã vượt cam kết.
Theo đánh giá trung bình từ nguồn dữ liệu tham khảo mà OPEC sử dụng, sản lượng trung bình của 11 nước thành viên OPEC phải tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng đạt 29,757 triệu thùng/ngày, vượt so với mức cam kết là 29,804 triệu thùng/ngày.
Nếu tính cả Nigeria và Libya, hai thành viên được miễn trừ khỏi thỏa thuận trên, sản lượng của toàn bộ 13 nước thành viên OPEC trong tháng Ba giảm 19.000 thùng/ngày so với số liệu của tháng Hai, xuống mức 31,939 triệu thùng/ngày.
Một quan chức OPEC cho biết mức độ tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng vượt cam kết sẽ làm hài lòng các nước không phải là thành viên OPEC và giúp thúc đẩy quá trình phối hợp nhằm đưa giá dầu đi lên.
Các nước thành viên OPEC đã đồng ý cắt giảm sản lượng khoảng 1,2 triệu thùng/ngày trong sáu tháng kể từ ngày 1/1/2017 nhằm vực dậy giá dầu và làm giảm tình trạng dư cung. Nga và 10 quốc gia không phải thành viên OPEC đã đồng ý cắt giảm một nửa sản lượng.
Sự tuân thủ một cách nghiêm ngặt thỏa thuận cắt giảm sản lượng đầu tiên trong tám năm qua đã có những tác động tích cực hỗ trợ giá dầu đi lên. Giá dầu đang dao động ở quanh mức 56 USD/thùng, tăng 14 USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, giá dầu vẫn chỉ bằng một nửa so với mức đỉnh điểm vào giữa năm 2014, do lượng dự trữ cao và Mỹ tăng sản lượng.
Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait Essam al-Marzouq cho rằng việc tuân thủ thỏa thuận của các nước trong và ngoài OPEC sẽ giúp tăng mức độ tuân thủ cam kết trong tháng Ba từ mức 94% của tháng Hai.
Sáu nguồn dữ liệu tham khảo được OPEC sử dụng để kiểm soát nguồn cung bao gồm Cơ quan Năng lượng Quốc tế, các cơ quan định giá dầu Platts và Argus, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, Hiệp hội Nghiên cứu Năng lượng Cambridge và tạp chí Petroleum Intelligence Weekly.
Hiện thị trường dầu mỏ đang tập trung vào mùa du lịch Hè 2017 tại Mỹ, với hy vọng nhu cầu đi lại gia tăng cùng với thỏa thuận cắt giảm sản lượng gần 1,8 triệu thùng/ngày trong sáu tháng đầu năm 2017 của các nước trong và ngoài OPEC sẽ góp phần đẩy giá dầu lên.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng cũng tăng do lo ngại về tình hình căng thẳng địa chính trị liên quan tới CHDCND Triều Tiên, khu vực Trung Đông và cuộc bầu cử sắp tới tại Pháp khiến giới đầu tư đổ xô vào các tài sản an toàn như vàng.
Giá vàng giao ngay đã tăng 1,53% lên 1.273,44 USD/ounce, sau khi đã có lúc chạm mức cao nhất kể từ ngày 10/11 ở mức 1.275,16 USD/ounce, vàng giao tháng Sáu tăng 1,63% lên chốt phiên tại 1.274,20 USD/ounce.
Chỉ số đồng USD – được coi là thước đo "sức khỏe" của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác – phiên này giảm 0,27% xuống mức 100,74.
Khó đoán định về kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Pháp sắp tới, cùng với khả năng Mỹ thực hiện các cuộc không kích vào Syria và căng thẳng chính trị liên quan tới Triều Tiên cũng thúc đẩy nhu cầu của nhà đầu tư về các tài sản “trú ẩn an toàn”.
Trong lúc đó, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen cho biết cơ quan này có kế hoạch tăng lãi suất từ từ để duy trì sức tăng trưởng và tránh tình trạng phát triển nóng của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Giá vàng luôn nhạy cảm với các động thái điều chỉnh lãi suất của Mỹ, bởi lãi suất tăng sẽ giúp đồng USD mạnh lên song lại khiến sức hấp dẫn của các tài sản an toàn như vàng giảm đáng kể.
SPDR Gold Trust, quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới, cho biết lượng vàng do họ nắm giữ đã tăng 0,21% lên 838,26 tấn trong phiên 11/4.
Về những kim loại quý khác, giá bạc cũng tăng 2,1% lên 18,294 USD/ounce, sau khi chạm mức thấp nhất trong hơn hai tuần tại 17,71 USD/ounce vào phiên trước đó. Trong khi đó, giá bạch kim tiến thêm 2,8% và lên giao dịch ở mức 962,55 USD/ounce.
Các thông tin kinh tế tích cực tại Mỹ tuần trước không hỗ trợ cho kim loại quý tăng, tuy nhiên, những lo ngại bất ổn chính trị đang ngầm nổ ra sẽ vẫn giúp vàng giữ được giá và có thể có cơ hội tăng thêm lần nữa trước khi quay đầu giảm. Chứng khoán Mỹ và đồng USD tăng đang tác động giảm tới vàng.
Các chuyên gia nhận định giá vàng khó tăng trở lại trước những tin tức tốt lành cho nền kinh tế Mỹ nêu trên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chứng tỏ uy lực và sự bất ngờ khó đoán của mình khi hành động đầu tiên về quân sự kể từ khi nhậm chức đầu năm nay, là ra lệnh tấn công vào căn cứ không quân Al Shayrat thuộc tỉnh Homs tại Syria đêm ngày 6/4 với 59 tên lửa hành trình Tomahawk từ hai tàu chiến của Mỹ tại Địa Trung Hải với lý do Syria đã sử dụng vũ khí hóa học làm chết 80 người và bị thương 400 người dân thường vô tội bao gồm nhiều phụ nữ và trẻ em tại thị trấn Khan Sheikhoun, phía Bắc Syria, và cho rằng hành động tàn ác này của chính quyền Bashar al – Assad là khó tha thứ, cần có biện pháp can thiệp mạnh, dù trước đó nhiều lần phát đi thông điệp không muốn can thiệp vào Syria.
Ngoài ra, giá vàng tại Ấn Độ, quốc gia nhập khẩu vàng lớn nhất nhì thế giới đã giảm 24% trong năm tài chính 2016 - 2017 trước các chính sách áp đặt thuế nhập khẩu cao lên vàng nhằm giảm nhập khẩu và tiêu thụ vàng, giảm thâm hụt cán cân thương mại nước này do thói quen sử dụng vàng làm trang sức, của hồi môn, quà tặng, hay nhu cầu thể hiện sức mạnh tài chính của người dân nước này từ lâu.
Trên thị trường nông sản, giá đường hồi phục sau phiên giảm trước đó. Đường thô giao tháng 5 tăng 0,09 US cent hay 0,54% lên 16,72 US cent/lb, trong khi đường trắng giao cùng kỳ hạn tăng 5,4 USD hay 1,1% lên 484,2 USD/tấn.
Tuy nhiên, thị trường vẫn lo ngại về triển vọng giá giảm bởi ngày càng có nhiều yếu tố cho thấy dư cung trên toàn cầu sẽ tăng trong niên vụ 2017/18 mặc dù El Nino có thể gây ản hưởng tới sản lượng của Ấn Độ.
Trong ngắn hạn, các nhà đầu tư đang theo dõi tình hình thời tiết ở Brazil có thể làm chậm lại việc ép mía ở miền nam nước này, mặc dù ảnh hưởng nếu có cũng chỉ từ tháng 5 trở đi và khả năng sẽ không ảnh hưởng nhiều.
Một thông tin tác động tích cực tới thị trường đường là Bộ Nông nghiệp Trugn Quốc đã nâng mức dự báo về thiếu cung đường của nước này lên 2,32 triệu tấn, tăng so với 1,87 triệu tấn dự báo trước đây.
Với cà phê, arabica giao tháng 5 tăng 0,35 US cent hay 0,3% lên 1,402 USD/lb, trong khi robusta giao cùng kỳ hạn tăng 22 USD hay 1,02% LÊN 2.176 USD/tấn.
ThỊ trường thế giới dự báo sẽ thiếu hụt 4,3 triệu bao cà phê trong niên vụ 2017/18 do sản lượng giảm và tồn trữ giảm ở Brazil, theo dự báo của Marex Spectron.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

53,40

+0,32

+0,30%

Dầu Brent

USD/thùng

56,23

+0,25

+0,20%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

37.970,00

+60,00

+0,16%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

3,17

+0,02

+0,63%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

176,38

+0,61

+0,35%

Dầu đốt

US cent/gallon

165,65

+0,59

+0,36%

Dầu khí

USD/tấn

500,00

+5,50

+1,11%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

49.570,00

+90,00

+0,18%

Vàng New York

USD/ounce

1.278,50

+4,30

+0,34%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.484,00

+23,00

+0,52%

Bạc New York

USD/ounce

18,37

+0,12

+0,64%

Bạc TOCOM

JPY/g

64,60

+0,90

+1,41%

Bạch kim giao ngay

USD/t oz.

970,80

+0,11

+0,01%

Palladium giao ngay

USD/t oz.

807,03

+0,96

+0,12%

Đồng New York

US cent/lb

260,40

-0,40

-0,15%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

5.767,00

+20,00

+0,35%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

1.921,00

-5,50

-0,29%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

2.570,00

-48,00

-1,83%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

20.000,00

-275,00

-1,36%

Ngô

US cent/bushel

367,25

+0,75

+0,20%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

433,25

0,00

0,00%

Lúa mạch

US cent/bushel

220,25

+0,50

+0,23%

Gạo thô

USD/cwt

10,21

-0,06

-0,58%

Đậu tương

US cent/bushel

947,00

+7,75

+0,83%

Khô đậu tương

USD/tấn

311,50

+2,20

+0,71%

Dầu đậu tương

US cent/lb

31,22

+0,15

+0,48%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

495,80

+1,00

+0,20%

Cacao Mỹ

USD/tấn

1.988,00

+24,00

+1,22%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

142,40

+0,25

+0,18%

Đường thô

US cent/lb

16,76

+0,14

+0,84%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

161,75

-5,85

-3,49%

Bông

US cent/lb

74,81

-0,20

-0,27%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

403,50

+9,70

+2,46%

Cao su TOCOM

JPY/kg

220,50

-8,80

-3,84%

Ethanol CME

USD/gallon

1,65

0,00

-0,06%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg   

 

 

Nguồn: Vinanet