Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng lên mức cao nhất trong vòng 4 tháng bởi OPEC có thể tiếp tục gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong bối cảnh dự trữ dầu của Mỹ có dấu hiệu sụt giảm.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent biển Bắc 0,38 USD, hay 0,6% lên 67,54 USD/thùng, gần mức cao nhất từ đầu năm đến nay (68,14 USD/thùng ghi nhận trong phiên 14/3), dầu thô ngọt nhẹ Mỹ tăng 0,57 USD (hay 1%) và chốt phiên ở mức 59,09 USD/thùng, sau khi có lúc tăng chạm mức cao nhất trong bốn tháng là 59,23 USD/thùng.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, đã họp tại Azerbaijan để đánh giá thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu thô của nhóm, và cho biết sẽ kéo dài cam kết này trong những tháng tới. Saudi Arabia mới đây cũng phát đi tín hiệu rằng các nước sản xuất dầu có thể sẽ cần phải gia hạn thỏa thuận cắt giảm 1,2 triệu thùng/ngày sang nửa cuối năm 2019.
Trong buổi họp vào ngày thứ Hai, Ủy ban Kiểm soát cấp Bộ trưởng, ủy ban giám sát hoạt động sản xuất trong đó có bao gồm Saudi Arabia và Nga, tuyên bố rằng tỷ lệ tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong nhóm các nước thành viên thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và nhóm nước không phải thành viên tăng lên mức gần 90% trong tháng 2/2019 từ mức 83% của tháng 1/2019.
Bên cạnh đó, những dấu hiệu cho thấy lượng dầu thô dự trữ tại kho Cushing, Oklahoma của Mỹ, đang trên đà suy giảm cũng phần nào hỗ trợ giá dầu trong phiên này. Cụ thể, theo số liệu của công ty Genscape, lượng dầu dự trữ tại Cushing đã giảm 1,08 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 15/3/2019.
Kết quả khảo sát sơ bộ của hãng tin Reuters cũng cho thấy tổng lượng dầu dự trữ của Mỹ được dự đoán đã giảm xuống trong tuần trước, tuần sụt giảm thứ hai liên tiếp.
OPEC đã đồng ý giảm sản lượng khoảng 800 nghìn thùng/ngày từ mức của tháng 10/2018. Nga và một số nước sản xuất liên minh giảm sản lượng khoảng 400 nghìn thùng/ngày, như vậy tổng mức giảm sản lượng đạt 1,2 triệu thùng.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng duy trì trên ngưỡng 1.300 USD/ounce trước khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giữ nguyên lãi suất trong tuần này; giá palađi tăng chạm mức cao kỷ lục trong phiên ngày 18/3, nối dài đà đi lên đạt được từ đầu năm đến nay do tình trạng thiếu hụt nguồn cung.
Kết thúc phiên giao dịch, vàng giao ngay vững giá ở mức 1.301,84 USD/ounce, trong khi vàng giao sau khép phiên giảm 0,1% xuống 1.301,50 USD/ounce. Trong khi đó, palađi giao ngay tăng 1,4% lên 1.581,01 USD/ounce, sau khi có lúc trong phiên chạm mức cao kỷ lục 1.584 USD/ounce. Kim loại này - thường được sử dụng chủ yếu làm chất xúc tác trong ngành sản xuất xe ô tô - đã tăng 26% giá trị trong năm nay và tăng hơn 90% từ mức “đáy” đã được ghi nhận được hồi giữa tháng 8/2018.
Thị trường palađi vẫn đang trong tình trạng thiếu hụt nguồn cung và công ty chuyên về sản xuất nguyên liệu chuyên biệt Johnson Matthey tháng trước dự báo rằng tình trạng “khan hiếm” này sẽ tiếp diễn trong năm nay.
Giới đầu tư hiện chuyển sự chú ý đến động thái diều chỉnh lãi suất của Fed. Các thị trường dự đoán sẽ không có đợt tăng lãi suất nào trong năm năm, thậm chí họ còn cược rằng Fed sẽ tiến hành hạ lãi suất vào năm 2020. Lãi suất thấp thường hay gây sức ép lên đồng USD, qua đó có lợi cho vàng.
Về những kim loại quý khác, giá bạc tăng 0,2% lên 15,31 USD/ounce, còn giá bạch kim tăng 0,7% lên 833,55 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng duy trì vững do kỳ vọng nhu cầu tại Trung Quốc trong quý 2/2019 tăng mạnh và dự trữ ở mức thấp, song mức tăng bị hạn chế bởi lo ngại về tác động của căng thẳng thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu. Giá đồng kỳ hạn trên sàn London thay đổi nhẹ ở mức 6.245 USD/tấn, giảm 0,1%. Trung Quốc chiếm khoảng 1/2 nhu cầu kim loại công nghiệp toàn cầu, nhu cầu giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 gia tăng, do hoạt động tích trữ bổ sung trước hoạt động xây dựng trong quý 2 tăng. Nhà phân tích thuộc ANZ cho biết: "Sự không chắc chắn về thương mại Mỹ - Trung Quốc có thể là yếu tố quyết định đối với kim loại công nghiệp trong ngắn hạn".
Giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng hơn 3% lên mức cao nhất 2 tuần, do lo ngại nguồn cung nguyên liệu sản xuất thép suy giảm, sau khi Vale tuyên bố cắt giảm sản lượng.
Giá quặng sắt kỳ hạn trên sàn Đại Liên tăng 3,6% lên 645 CNY/tấn, cao nhất kể từ ngày 4/3/2019, trong phiên có lúc tăng 1,6% lên 632,5 CNY/tấn.
Đồng thời, giá thép cuộn cán nóng kỳ hạn tháng 5/2019 trên sàn Thượng Hải tăng 0,5% lên 3.697 CNY/tấn, trong khi giá thép cây kỳ hạn trên sàn Thượng Hải giảm 0,4% xuống 3.781 CNY/tấn.
Nhà khai thác quặng Vale - Brazil sẽ cắt giảm sản lượng tại bang Minas Gerais với công suất hàng năm 12,8 triệu tấn và cũng sẽ đình chỉ hoạt động tại đập Doutor.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê giảm do nguồn cung dư thừa, trong khi giá đường tăng lên mức cao nhất trong hơn 2 tuần. Cà phê arabica kỳ hạn tháng 5/2019 giảm 0,95 US cent tương đương 1% xuống 96,85 US cent/lb, trong phiên có lúc chạm 96,3 US cent/lb, gần mức thấp nhất 13 năm (94,65 US cent/lb) trong tuần trước đó. Trong khi đó, giá cà phê robusta giao cùng kỳ hạn không thay đổi, ở mức 1.485 USD/tấn.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 5/2019 tăng 0,32 US cent tương đương 2,6% lên 12,84 US cent/lb, trong phiên có lúc đạt 12,87 US cent/lb, cao nhất kể từ ngày 1/3/2019. Giá đường trắng giao cùng kỳ hạn tăng 6 USD tương đương 1,8% lên 346,7 USD/tấn.
Giá dầu cọ tại Malaysia giảm theo xu hướng giá dầu đậu tương suy yếu, sau khi giảm 3 tuần liên tiếp bởi lo ngại nhu cầu. Giá dầu cọ kỳ hạn trên sàn Bursa Malaysia giảm 0,24% xuống 2.107 ringgit (516,42 USD)/tấn.
Giá ngô giảm do các thương nhân lo ngại về triển vọng xuất khẩu đối với ngũ cốc của Mỹ. Đậu tương và lúa mì cũng giảm. Giá ngô kỳ hạn tháng 5/2019 trên sàn Chicago giảm 1-3/4 US cent xuống 3,71-1/2 USD/bushel.
Giá đậu tương giao cùng kỳ hạn trên sàn Chicago giảm 3-1/2 US cent xuống 9,05-3/4 USD/bushel và giá lúa mì đỏ mềm, vụ đông kỳ hạn tháng 5/2019 trên sàn Chicago giảm 5-1/2 US cent xuống 4,56-3/4 USD/bushel.
Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Sonny Perdue trong cuộc trả lời phỏng vấn của Bloomberg cho biết thì trong 2-5 năm tới, Trung Quốc có thể tăng nhập khẩu nông sản Mỹ gấp 3 lần so với hiện tại nếu hai quốc gia thành công trong đàm phán thương mại. Đây sẽ là cơ hội lớn cho ngành nông nghiệp Mỹ vốn đang lao đao vì tranh chấp thương mại với Trung Quốc. Xuất khẩu đậu tương, thịt lợn và ethanol của Mỹ đồng loạt giảm mạnh vì lệnh áp thuế trả đũa từ Bắc Kinh.
Ông Perdue cho biết một trong những vấn đề đàm phán chính giữa hai nước là việc Trung Quốc tăng mua không chỉ đậu tương mà còn nhiều nông sản khác của Mỹ như ngô và thịt. Tăng mua nông sản Mỹ là một trong những cách dễ dàng nhất để Bắc Kinh tiến gần tới thỏa thuận toàn diện với Washington.
Trước khi chiến tranh thương mại bùng nổ, nhập khẩu nông sản Mỹ của Trung Quốc đạt khoảng 20 tỷ USD/năm, ông Gregg Doud, người đứng đầu nhóm đàm phán về nông nghiệp của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ, cho biết. Nói cách khác, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ chính của phần lớn nông sản thế giới.
Giá cao su tại Tokyo tăng trở lại, trong bối cảnh kỳ vọng các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc – nước mua cao su hàng đầu thế giới, và các nhà đầu tư bán ra chốt lời. Giá cao su kỳ hạn tháng 8/2019 trên sàn TOCOM tăng 1,3 JPY tương đương 0,6% lên 194,3 JPY (1,74 USD)/kg, hồi phục từ mức thấp nhất 3 tuần trong phiên trước đó. Giá cao su TSR20 kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn TOCOM tăng 0,6% lên 170 JPY/kg. Trong khi đó, giá cao su kỳ hạn tháng 5/2019 trên sàn Thượng Hải giảm 10 CNY xuống 11.915 CNY (1.776 USD)/tấn.
Nhà phân tích hàng hóa Satoru Yoshida thuộc Rakuten Securities cho biết: "Xu hướng thị trường được cải thiện, do gia tăng kỳ vọng sẽ có những giải pháp cho các vấn đề toàn cầu như nền kinh tế Trung Quốc chậm lại và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Ngoài ra một số nhà đầu tư bán ra chốt lời sau khi giá cao su trong tuần trước giảm". Cà phê giảm, đường cao nhất hơn 2 tuần.
Giá hàng hóa thế giới

Mặt hàng

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

59,09

0,57

1%

Dầu Brent

USD/thùng

67,54

+0,38

+0,6%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

45.500,00

+80,00

+0,18%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,84

-0,01

-0,32%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

188,43

+0,15

+0,08%

Dầu đốt

US cent/gallon

196,94

+0,04

+0,02%

Dầu khí

USD/tấn

607,75

+2,75

+0,45%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

61.450,00

+220,00

+0,36%

Vàng New York

USD/ounce

1.305,60

+4,10

+0,32%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.663,00

+16,00

+0,34%

Bạc New York

USD/ounce

15,38

+0,05

+0,35%

Bạc TOCOM

JPY/g

55,00

+0,10

+0,18%

Bạch kim

USD/ounce

837,43

+1,13

+0,14%

Palađi

USD/ounce

1.580,86

+1,87

+0,12%

Đồng New York

US cent/lb

291,60

+0,70

+0,24%

Đồng LME

USD/tấn

6.425,00

-6,00

-0,09%

Nhôm LME

USD/tấn

1.920,50

+23,50

+1,24%

Kẽm LME

USD/tấn

2.781,00

-9,00

-0,32%

Thiếc LME

USD/tấn

21.175,00

+100,00

+0,47%

Ngô

US cent/bushel

372,00

+0,50

+0,13%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

459,75

+3,00

+0,66%

Lúa mạch

US cent/bushel

278,00

0,00

0,00%

Gạo thô

USD/cwt

10,74

+0,02

+0,19%

Đậu tương

US cent/bushel

906,25

+0,50

+0,06%

Khô đậu tương

USD/tấn

310,40

+0,60

+0,19%

Dầu đậu tương

US cent/lb

29,38

-0,06

-0,20%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

465,10

-1,20

-0,26%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.196,00

-1,00

-0,05%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

96,85

-0,95

-0,97%

Đường thô

US cent/lb

12,84

+0,32

+2,56%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

128,50

+2,10

+1,66%

Bông

US cent/lb

75,23

-0,04

-0,05%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

390,60

+0,40

+0,10%

Cao su TOCOM

JPY/kg

195,70

+1,40

+0,72%

Ethanol CME

USD/gallon

1,43

+0,00

+0,07%

Nguồn: VITIC/Bloomberg, Reuters, CafeF

Nguồn: Vinanet