Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm do lo ngại về việc sản lượng khai thác của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tăng cao.
Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 9/2017 trên sàn New York giảm 0,56 USD, xuống 49,03 USD/thùng; dầu Brent giao tháng 10/2017 trên sàn London cũng giảm 0,35 USD, xuống 52,01 USD/thùng.
Mới đây doanh nghiệp chuyên theo dõi tàu vận tải Petro-Logistics cho biết sản lượng của OPEC tăng 145.000 thùng/ngày trong tháng Bảy. Điều này làm giới đầu tư lo ngại sản lượng dầu của OPEC bắt đầu tăng trở lại.
Các chuyên gia cho rằng OPEC tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu năng lượng đang gia tăng ở Mỹ. Theo Thomson Reuters Eikon, trong tháng Bảy, lượng dầu xuất khẩu của OPEC đã đạt mức cao của năm 2017 do sản lượng của các nước thành viên ở châu Phi tăng lên. Ước tính trong tháng Bảy OPEC đã khai thác khoảng 33 triệu thùng/ngày, tăng 90.000 thùng/ngày so với tháng trước.
Các thành viên trong và ngoài OPEC đã nhất trí gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày cho đến hết tháng 3/2018, nhằm giảm tình trạng dư dôi nguồn cung toàn cầu trong khoảng ba năm qua.
Trong nửa cuối năm, các nước tham gia thỏa thuận này (còn gọi là OPEC+) đang hy vọng giá dầu và nhu cầu sử dụng dầu mỏ cùng tăng. Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo rằng Libya, Nigeria và Mỹ đang gia tăng sản xuất và đe dọa kế hoạch cân bằng thị trường này.
Ủy ban giám sát của OPEC+ (gồm các thành viên của OPEC, Nga và 10 quốc gia khác) tuyên bố sẵn sàng kéo dài thỏa thuận đạt được về giới hạn sản lượng khai thác vào quý II/2018 nếu điều này là cần thiết để cân băng thị trường dầu mỏ thế giới.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết nhu cầu tiêu thụ xăng trong tuần trước đã đạt mức 9,84 triệu thùng/ngày, trong khi dự trữ dầu thô trong tuần tính đến ngày 28/7 giảm 1,5 triệu thùng xuống 481,9 triệu thùng.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy ngành công nghiệp dầu mỏ đã thích ứng được với mức giá dầu thấp. Đánh giá này được đưa ra sau khi ngân hàng Goldman Sachs đầu tuần này cho rằng ngành công nghiệp dầu khí đã thành công trong việc thích nghi với giá dầu ở mức khoảng 50 USD/thùng.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng duy trì quanh ngưỡng cao nhất 7 tuần, trong bối cảnh các nhà đầu tư chờ đợi số liệu mới về tình hình kinh tế Mỹ.
Giá vàng giao ngay trên sàn New York giữ ở mức 1.268,15 USD/ounce, gần mức cao nhất trong 7 tuần (1.273,97 USD/ounce) đạt được trong phiên 1/8; hợp đồng giao tháng 12 đóng phiên ở mức 1.274,40 USD/ounce.
Nhà phân tích Tom Kendall thuộc ICBC Standard Bank nhận định chưa có thông tin đáng lo ngại nào khiến các nhà đầu tư thúc đẩy hoạt động mua vào để phá vỡ biên độ 1.200-1.300 USD/ounce hiện nay. Giới giao dịch vẫn đang chờ đợi số liệu mới về thị trường việc làm Mỹ, để có thêm cơ sở đánh giá triển vọng lãi suất. Thị trường dự báo chỉ có 35% cơ hội Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nâng lãi suất thêm một lần nữa vào cuối năm 2017.
Ủy ban Tư vấn Vàng Thế giới cho rằng nhu cầu vàng đã giảm 14% trong nửa đầu năm nay, do lượng mua vào của các quỹ giao dịch giảm mạnh.
Trên thị trường nông sản, giá đường thô giảm mạnh gần 6% do hoạt động bán tháo mạnh. Cà phê arabica cũng giảm sau khi đạt mức cao nhất 3 tháng rưỡi.
Đường thô giao tháng 10 trên sàn New York giá giảm 0,48 US cent tương đương 3,3% xuống 14,31 US cent/lb, trong phiên có lúc giá giảm 5,9%; đường trắng giá giảm 8,3 USD tương đương 2,1% xuống 338,80 USD/tấn.
Cà phê arabica giá giảm 0,15 US cent tương đương 0,1% xuống 1,402 USD/lb, đảo ngược xu hướng cao nhất 3 tháng rưỡi là 1,4155 USD.
Cà phê robusta giao tháng 9 giá giảm 1 USD tương đương 0,05% xuống 2.144 USD/tấn.
Với ngũ cốc, đậu tương và lúa mì đang tiến tới tuần giảm giá mạnh do thời tiết tích cực ở Mỹ hứa hẹn vụ mùa bội thu.
Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) mới đây cho biết giá lương thực trên thế giới trong tháng Bảy tiếp tục tăng, đánh dấu tháng tăng thứ ba liên tiếp. Chỉ số giá lương thực đạt bình quân 178,1 điểm trong tháng 7, mức cao nhất kể từ tháng 1/2015, với mức tăng 2,3% kể từ tháng 2/2017 và 10,2% so với một năm trước đó. Giá các mặt hàng gạo, lúa mì ổn định chính là động lực thúc đẩy chỉ số giá ngũ cốc tăng 5,1% trong tháng 7.
Giá hàng hóa thế giới

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

49,03

-0,56

-0,01%

Dầu Brent

USD/thùng

52,01

-0,53

-0,46%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

35.100,00

-340,00

-0,96%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,79

-0,01

-0,32%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

163,45

+0,26

+0,16%

Dầu đốt

US cent/gallon

164,05

+0,16

+0,10%

Dầu khí

USD/tấn

485,75

-6,25

-1,27%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

49.790,00

-150,00

-0,30%

Vàng New York

USD/ounce

1.274,30

-0,10

-0,01%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.479,00

-2,00

-0,04%

Bạc New York

USD/ounce

16,65

+0,02

+0,12%

Bạc TOCOM

JPY/g

58,70

-0,10

-0,17%

Bạch kim giao ngay

USD/t oz.

962,14

-1,96

-0,20%

Palladium giao ngay

USD/t oz.

886,88

+0,93

+0,10%

Đồng New York

US cent/lb

289,00

+1,20

+0,42%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

6.352,00

0,00

0,00%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

1.916,00

-10,00

-0,52%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

2.792,00

-9,50

-0,34%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

20.650,00

+60,00

+0,29%

Ngô

US cent/bushel

379,75

+2,00

+0,53%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

457,25

-0,50

-0,11%

Lúa mạch

US cent/bushel

285,75

0,00

0,00%

Gạo thô

USD/cwt

12,34

-0,05

-0,40%

Đậu tương

US cent/bushel

959,00

-1,50

-0,16%

Khô đậu tương

USD/tấn

311,60

-1,00

-0,32%

Dầu đậu tương

US cent/lb

33,80

0,00

0,00%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

496,00

-1,60

-0,32%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.061,00

+6,00

+0,29%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

140,20

-0,15

-0,11%

Đường thô

US cent/lb

14,31

-0,48

-3,25%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

133,30

-0,60

-0,45%

Bông

US cent/lb

70,40

+0,24

+0,34%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

383,80

-0,90

-0,23%

Cao su TOCOM

JPY/kg

205,80

+3,90

+1,93%

Ethanol CME

USD/gallon

1,55

-0,01

-0,38%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg 

Nguồn: Vinanet