Năng lượng: Giá dầu giảm tuần thứ 3 liên tiếp
Phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu giảm do giới đầu tư thận trọng trước cuộc họp cuối tháng của OPEC. Kết thúc phiên, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 7/2018 giảm 21 US cent (0,3%) xuống 65,74 USD/thùng, tính chung cả tuần giảm 0,1%, là tuần giảm thứ ba liên tiếp; dầu Brent Biển Bắc giao tháng 8/2018 cũng giảm 86 US cent (1,1%), xuống 76,46 USD/thùng, tính chung cả tuần giảm 0,4% và là tuần thứ 2 liên tiếp giảm.
Sản lượng dầu của Mỹ gia tăng không ngừng tạo sức ép lên thị trường dầu mỏ, bất chấp mối quan ngại về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung đã xuất hiện trong thời gian gần đây do hoạt động sản xuất dầu gián đoạn tại Iran và Venezuela.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) tuần trước thông báo sản lượng dầu thô của Mỹ trong tháng 3/2018 tăng 2,1% so với tháng 2/2018, lên 10,474 triệu thùng/ngày. Con số này tăng 14,6% so với tháng 3/2017. EIA cũng cho biết, sản lượng dầu thô của Mỹ đạt mức cao kỷ lục 10,8 triệu thùng/ngày trong tuần trước. Vài ngày trước đó, EIA cho biết dự trữ dầu thô của nước này đã tăng 2,1 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 1/6, trái với dự báo giảm 1,8 triệu thùng. Công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes cho biết số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ trong tuần đã tăng thêm 1 giàn, lên 862 giàn, sau khi đã tăng 2 tuần trước đó.
Hồi đầu tuần, Chính phủ Mỹ đã tỏ ý muốn Saudi Arabia và một số nhà sản xuất khác của OPEC tăng khai thác dầu thô thêm 1 triệu thùng/ngày để làm dịu đà tăng của giá dầu, vốn bật mạnh kể từ cuối năm 2017. Tại cuộc họp ngày 22/6 tới, dự kiến OPEC sẽ tập trung vào việc cân bằng nguồn cung cầu trên thị trường. Trong khi Iraq - một thành viên khác của OPEC - cũng cho rằng đề xuất tăng sản lượng khai thác của tổ chức có thể không được đưa ra bàn luận trong cuộc này.
Kể từ đầu năm nay, giá dầu Brent kỳ hạn đã tăng 14%.Thêm một nhân tố tạo sức ép giảm cho giá dầu là nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc giảm còn 9,2 triệu thùng/ngày trong tháng 5/2018, sau khi chạm mức cao kỷ lục ( 9,6 triệu thùng/ngày) trong tháng trước đó do các nhà máy lọc dầu của nước này sắp bước vào giai đoạn bảo trì.
Khủng hoảng kinh tế kéo dài tại Venezuela – một thành viên OPEC- đang làm giảm mạnh sản lượng dầu của nước này, trong khi việc tái áp đặt các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran, nhà sản xuất dầu lớn thứ ba OPEC, được dự báo sẽ tác động tiêu cực đến sản lượng của nước này.
Kim loại quý: Giá vàng tăng
Phiên cuối tuần, giá vàng giảm do đồng USD mạnh trở lại, song lo ngại về tình hình căng thẳng thương mại toàn cầu đã hạn chế đà giảm của giá vàng, đồng thời tạo điều kiện để kim loại quý này ghi nhận tuần giao dịch khởi sắc. Kết thúc phiên, giá vàng giao tháng 8/2018 hạ 30 USD cent (0,02%), xuống 1.302,70 USD/ounce, trái với xu hướng giảm của mấy phiên trước. Chỉ số đồng USD – thước đo diễn biến của đồng USD so với sáu đồng tiền chủ chốt khác – tăng 0,2%. Tính chung cả tuần chỉ số này đã giảm 0,4% nhưng vẫn tiến 3,8% trong quý II/2018, theo dữ liệu từ FactSet.
Tuy nhiên, vàng giao ngay tiếp tục tăng nhẹ 0,1% trong phiên cuối tuần, lên 1.298,11 USD/ounce nhờ xu hướng đầu tư rủi ro gia tăng trước thềm các cuộc họp tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra tại Canada.
Đối với các kim loại quý khác, giá bạc phiên cuối tuần tăng 0,2%, lên 16,07 USD/ounce, tính chung cả tuần tăng 2,3%; giá bạch kim tăng 0,3%, lên 899,50 USD/ounce, với mức tăng 0,4% cả tuần; còn palađi mất 0,3%, xuống 1.008,75 USD/ounce, song vẫn tăng 0,8% cả tuần.
Bất chấp dư âm của báo cáo việc làm vượt dự kiến trong tháng Năm khiến triển vọng về một đợt tăng lãi suất tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày càng rõ nét hơn, song vàng vẫn lên giá ngay từ đầu tuần này, khi đồng bạc xanh suy yếu. Theo một số chuyên gia, đồng USD không tìm được sự hỗ trợ từ những số liệu tích cực của kinh tế Mỹ bởi gần đây đồng tiền này luôn có xu hướng đi lên do thị trường đã dự đoán về việc các số liệu sẽ được cải thiện. Bên cạnh đó, hoạt động chốt lời của giới đầu tư trước khi cuộc họp của Fed diễn ra vào tuần này cũng gây bất lợi tạo cho đồng bạc xanh.
Căng thẳng thương mại toàn cầu có xu hướng “nóng lên” khi cuộc họp của nhà lãnh đạo các nước G7 diễn ra tại Canada. Bất ổn địa chính trị gia tăng thường là một nhân tố hỗ trợ vàng vì kim loại quý được xem là tài sản trú ẩn an toàn. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng đang cân nhắc với đà tăng của đồng USD, vốn có xu hướng tác động tiêu cực đến các hàng hóa được neo giá theo đồng tiền này như vàng.
Ngoài cuộc họp ngày 12-13/6 của Fed, giới đầu tư đang hướng sự chú ý vào cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều ngày 12/6 và cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vào ngày 14/6 tới.
Nông sản: giá đường và cà phê giảm trong tuần
Giá đường thô giao tháng 7 tăng 0,52 US cent tương đương 4,4% trong phiên cuối tuần, lên 12,25 US cent/lb, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 12 năm ngoái, mặc dù đầu phiên có lúc giảm xuống chỉ 11,6 US cent, thấp nhất kể từ 18/5. Đường trắng giao tháng 8 cùng phiên cũng tăng 10,9 USD tương đương 3,3% lên 346,50 USD/tấn. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá đường vẫn giảm hơn 2% do đồng real Brazil yếu đi, chạm mức thấp nhất 2 năm, khiến cho hàng hóa tính theo đồng tiền này trở nên hấp dẫn hơn.
Cà phê arabica giao tháng 7 cũng tăng 55 US cent tương đương 1,3% trong phiên cuối tuần, xuống 1,1725 USD/lb, tính chung cả tuần, giá giảm 4,5%. Trong khi đó robusta giao cùng kỳ hạn giảm 12 US cent tương đương 0,7% xuống 1.721 USD/tấn.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa
|
ĐVT
|
Giá 1/6
|
Giá 9/6
|
Giá 9/6 so với 8/6
|
Giá 9/6 so với 8/6 (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
65,81
|
65,64
|
-0,10
|
-0,15%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
76,79
|
76,48
|
+0,02
|
+0,03%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
48.900,00
|
49.030,00
|
-160,00
|
-0,33%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,96
|
2,93
|
+0,04
|
+1,49%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
214,34
|
210,86
|
-0,67
|
-0,32%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
217,63
|
216,56
|
+0,13
|
+0,06%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
668,00
|
665,50
|
-2,00
|
-0,30%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
67.270,00
|
66.760,00
|
-250,00
|
-0,37%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.299,30
|
1.304,40
|
+1,70
|
+0,13%
|
Vàng Tokyo
|
JPY/g
|
4.548,00
|
4.567,00
|
+8,00
|
+0,18%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
16,44
|
16,94
|
+0,20
|
+1,19%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
57,90
|
59,30
|
+0,60
|
+1,02%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
904,25
|
911,15
|
+3,78
|
+0,42%
|
Palladium
|
USD/ounce
|
1.003,12
|
1.015,98
|
+2,18
|
+0,22%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
309,85
|
328,65
|
-1,35
|
-0,41%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
6.896,00
|
7.312,00
|
-20,00
|
-0,27%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
2.305,00
|
2.299,00
|
-13,00
|
-0,56%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
3.101,00
|
3.202,00
|
+19,00
|
+0,60%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
20.750,00
|
21.225,00
|
-100,00
|
-0,47%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
391,50
|
378,25
|
+0,50
|
+0,13%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
523,25
|
526,00
|
+6,00
|
+1,15%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
246,00
|
243,50
|
+2,75
|
+1,14%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
11,45
|
11,17
|
-0,01
|
-0,09%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
1.021,25
|
970,75
|
+1,50
|
+0,15%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
374,20
|
359,00
|
+1,20
|
+0,34%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
31,19
|
30,46
|
-0,06
|
-0,20%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
530,30
|
511,00
|
-0,10
|
-0,02%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.458,00
|
2.429,00
|
+101,00
|
+4,34%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
122,75
|
117,25
|
+1,55
|
+1,34%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
12,52
|
12,25
|
+0,50
|
+4,16%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
165,30
|
159,20
|
-5,65
|
-3,43%
|
Bông
|
US cent/lb
|
92,36
|
92,84
|
+0,24
|
+0,26%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
593,60
|
589,60
|
-9,90
|
-1,65%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
189,60
|
185,60
|
-0,50
|
-0,27%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,48
|
1.52
|
0.00
|
-0.27%
|
Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg