Từ 1/6/2019 gỗ bất hợp pháp bị loại khỏi chuỗi cung ứng
Theo
vietnambiz.vn, ngày 8/5/2019, Bộ NN-PTNT và Phái đoàn EU tại Hà Nội công bố kết thúc quá trình phê chuẩn và phê duyệt Hiệp định Đối tác tự nguyện về Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT)
Hiệp định sẽ chính thức có hiệu lực ngày 1/6/2019 trong bối cảnh quan hệ song phương Việt Nam và EU ngày càng phát triển tốt đẹp, đặc biệt khi hai bên đang chuẩn bị kí chính thức Hiệp định thương mại tự do (EVFTA).
Hiệp định VPA/FLEGT được thực thi là dấu mốc khởi đầu việc Việt Nam và EU cùng cam kết hợp tác để giải quyết tình trạng khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp. Việt Nam và EU cùng cam kết hợp tác để giải quyết tình trạng khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp.
Để thực hiện Hiệp định, Việt Nam sẽ xây dựng và vận hành Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS) nhằm đảm bảo gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam có nguồn gốc hợp pháp, gồm việc xác minh một cách hệ thống để đảm bảo các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu gỗ được khai thác và mua bán hợp pháp phù hợp với pháp luật của quốc gia khai thác. Điều này có nghĩa là gỗ khai thác bất hợp pháp và các doanh nghiệp mua bán gỗ khai thác bất hợp pháp sẽ không được tham gia chuỗi cung ứng theo quy định của Hệ thống VNTLAS.
Các cam kết của Hiệp định VPA/FLEGT phối hợp với quy định tại Luật Lâm nghiệp năm 2017, theo đó nghiêm cấm việc nhập khẩu, xuất khẩu, khai thác, chế biến và thương mại gỗ bất hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế.
XK gạo sang Trung Quốc gặp khó, sang Philippines tăng
Theo thông tin từ
vietnambiz.vn, trong 4 tháng qua, Philippineses là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với lượng gạo xuất khẩu sang thị trường này chiếm khoảng 38% thị phần. Tuy nhiên, giá gạo xuất khẩu bình quân sang Philippines đã giảm khoảng 13% xuống 393 USD/tấn.
Cục Công Thương địa phương cho biết tại Philippines, giá gạo tiêu thụ tại thị trường này đã có xu hướng giảm liên tục kể từ đầu năm, và trong thời gian tới có khả năng giảm sâu hơn khi việc thực thi qui tắc và quy định (IRR) của luật gạo mới được tiến hành.
Luật thuế mới được Tổng thống Philippines thông qua cuối tháng 2 sẽ tự do hóa quy trình nhập khẩu gạo và hạn chế vai trò nhập khẩu của Cơ quan Thực phẩm Quốc gia Philippines (NFA).
Thay vì hệ thống cũ, các doanh nghiệp Philippines sẽ đóng mức thuế nhập khẩu 35% khi mua gạo từ các nhà cung cấp Đông Nam Á, khoản thuế này giúp tăng ngân sách chính phủ và tài trợ cho quỹ tăng khả năng cạnh tranh ngành gạo.
Đối với Trung Quốc, kể từ đầu năm 2018 đến nay, thị trường này đã áp dụng nhiều rào cản làm ảnh hưởng đến việc nhập khẩu gạo từ Việt Nam như tăng thuế nhập khẩu gạo nếp từ 5% lên 50% hay kiểm soát chặt nhập khẩu gạo tấm.
Việc nước này siết chặt hoạt động nhập khẩu gạo của Việt Nam cũng khiến lượng gạo xuất khẩu của công ty sang thị trường này cũng sụt giảm mạnh. Cục Công Thương địa phương cho biết hiện khả năng đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc trong ngắn hạn vẫn đang gặp nhiều trở ngại, nhất là việc Trung Quốc có thể giải phóng kho dự trữ.
Giá thịt gà tăng
Theo
vov.vn, từ đầu năm đến nay, giá gà thịt trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu luôn ở mức cao, người nuôi thu lãi lớn.
Từ Tết Nguyên đán đến nay giá gà thịt liên tục tăng, giá khoảng 60.000 – 65.000 đồng/kg hiệu quả cao. Thời điểm hiện nay tổng đàn gà trên địa bàn huyện Châu Đức là 870.000 con, tăng khoảng 60.000 con so với năm 2018.
Thời điểm cách đây 2 tháng thì giá gà rớt thê thảm, cộng với bệnh dịch có một số chuồng trại kiên cố họ vẫn duy trì. Hiện nay gà thịt có giá trở lại người dân lại tiếp tục tăng đàn.
Do thị trường tiêu thụ ổn định, dịch bệnh được kiểm soát hiệu quả, đàn gia cầm tiếp tục tăng, mở rộng quy mô theo hình thức trang trại. Thời điểm hiện nay tổng đàn gà trên địa bàn huyện Châu Đức là 870.000 con, tăng khoảng 60.000 con so với năm 2018.
Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu khuyến cáo, bà con nên thận trọng trong việc tăng đàn gia cầm để tránh cung vượt cầu. Đây cũng là thời điểm giao mùa, vật nuôi dễ mắc dịch bệnh, tình trạng mất cân đối cung - cầu do chăn nuôi nông hộ còn nhiều, giá thành sản phẩm còn cao, dịch bệnh luôn đe dọa.
Nông sản VN bị Nhật Bản phát hiện thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép
Vietnambiz.vn đưa tin, Cục Bảo vệ Thực vật đã nhận được thông tin từ Thương vụ Việt Nam và trên website của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản về việc trong vòng 4 tháng đầu năm, cơ quan chức năng nước này đã kiểm tra và phát hiện nhiều lô nông sản của Việt Nam xuất khẩu nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng giới hạn cho phép của Nhật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín nông sản Việt Nam.
Phía Nhật Bản dự kiến áp lệnh kiểm tra 100% đối với sản phẩm của công ty vi phạm và tăng cường kiểm tra chung với các mặt hàng cùng loại của Việt Nam.
Cụ thể, rau ngò tàu (mùi tàu) tươi sẽ bị kiểm tra 100% các chỉ tiêu Chlorpyrifos, Cypermethrin, Profenofos, Hexaconazole.
Các mặt hàng rau ngót tươi, trà chưa lên men, nấm Fukurotake, quả thanh long tươi sẽ bị kiểm tra 30% một số chỉ tiêu thuốc bảo vệ thực vật.
Cục Bảo vệ Thực vật yêu cầu các nhà xuất khẩu Việt Nam phải tìm hiểu theo dõi và tuân thủ đúng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật, tránh gây thiệt hại về kinh tế cũng như uy tín xuất khẩu của nông sản Việt Nam.
Nguyên nhân được chỉ ra là bởi những lô hàng này không đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm của EU do chứa các chất vượt mức cho phép hoặc bị cấm sử dụng trong thực phẩm.
Nghịch lí cửa khẩu Lạng Sơn gần Trung Quốc nhất nhưng XK điều rất ít
Theo
vietnambiz.vn, mặc dù có ở vị trí gần nhất với Trung Quốc nhưng xuất khẩu điều qua cửa khẩu Lạng Sơn thời gian gần đây ít hơn so với các tỉnh khác.
Chủ tịch Vinacas đề nghị tỉnh Lạng Sơn và Vinacas tìm nguyên nhân, giúp nâng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp khi xuất sang Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn. Trung Quốc là thị trường chủ lực các năm qua dao động từ 13 – 18%.
Hàng hóa xuất chủ yếu qua đường bộ, nhưng gần đây vận chuyển đường biển gia tăng do xuất trực tiếp cho các đối tác ở miền Trung và Bắc Trung Quốc; mặt khác, giá nhiên liệu tăng nên chi phí vận chuyển đường bộ tăng. Chi phí phía Trung Quốc có sự khác nhau giữa các khu vực; nên đối tác Trung Quốc có thể yêu cầu giao hàng ở nơi có lợi hơn cho họ.
Tuy nhiên, Vinacas cho hay trong thực tế có nhiều cách hành xử "khó hiểu" từ các cơ quan chức năng Trung Quốc tại cửa khẩu như: "Có 3 xe thì cho thông quan 1 xe; 2 xe còn lại để hôm khác".
Nhu cầu phía Trung Quốc đã có thay đổi lớn: Mua nhiều hơn những mặt hàng chất lượng cao; mặt hàng rang – chiên tăng; hàng nhân vỡ giảm mạnh.
Từ tháng 5/2018, Trung Quốc áp dụng tiêu chuẩn xuất xứ hàng hóa, nhãn mác; từ tháng 10/2018 đã sát nhập cơ quan kiểm dịch vào Hải quan.... Do đó, ngoài việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, Vinacas khuyến cáo các doanh nghiệp khi xuất hàng cần nắm rõ để đảm bảo các giấy tờ, thủ tục đúng yêu cầu phía bạn.
Xuất khẩu tôm sang ASEAN: Lợi thế và tiềm năng
Doanhnghiepvn.vn đưa tin, XK tôm Việt Nam sang ASEAN có những lợi thế về thuế quan từ các Hiệp định đã được ký kết với ASEAN và đã có hiệu lực. Năm 1992, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN họp tại Singapore đã quyết định thành lập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA). Theo cam kết, các nước thành viên phải giảm thuế NK xuống 0-5% trong vòng 10 năm.
ATIGA là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết cắt giảm/loại bỏ thuế quan đã được thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các hiệp định, nghị định thư có liên quan.
Đánh giá về tiềm năng xuất khẩu tôm sang thị trường ASEAN, VASEP cho rằng, tôm là nhóm sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 trong tổng XK thủy sản sang thị trường ASEAN. Trong 20 năm qua, XK tôm Việt Nam sang khối thị trường này không ổn định, tăng giảm thất thường. Năm 2004 là năm thành công nhất của tôm Việt Nam tại thị trường ASEAN với 93 triệu USD. Những năm sau đó, XK tôm của Việt Nam cũng tăng nhưng chỉ ở mức tối đa 62 triệu USD.
Tuy nhiên, trong năm 2014, XK tôm sang ASEAN tăng vọt nhờ giá tôm thế giới tăng. Từ 2015 đến 2018, XK tôm sang thị trường này có xu hướng tăng với giá trị XK năm sau cao hơn năm trước đó.
Bước sang năm 2019, XK tôm Việt Nam sang thị trường ASEAN có xu hướng giảm theo xu hướng giảm chung của tổng XK tôm Việt Nam đi các thị trường do giá tôm thế giới giảm trong bối cảnh nguồn cung tăng. Tuy nhiên, tốc độ giảm ở mức thấp hơn so với mức giảm sâu của các thị trường NK chính khác. Quý I/2019, XK tôm Việt Nam sang ASEAN đạt 12,7 triệu USD, giảm 10,5% so với cùng kỳ năm 2018. Hiện ASEAN đang là thị trường NK tôm đứng thứ 8 của Việt Nam, chiếm 2,1% tổng giá trị XK tôm Việt Nam đi các thị trường.
Nguồn: VITIC tổng hợp