Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng do USD yếu đi trong khi xuất hiện nhiều dấu hiệu lạc quan về hoạt động nhập khẩu của Trung Quốc.
Kết thúc phiên này, dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 66 US cent (1,3%), lên 53,57 USD/thùng; dầu Brent Biển Bắc tăng 36 US cents (0,6%), lên 56,42 USD/thùng.
Chỉ số đồng USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ sáu đồng tiền quốc tế chủ chốt, đã sụt giảm trong phiên này, sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vẫn đưa ra lập trường ôn hòa khi cho rằng ngân hàng này sẽ không sớm tăng lãi suất. Đồng USD suy yếu khiến giá dầu, vốn được định giá bằng đồng tiền này, trở nên rẻ hơn đối với những người nắm giữ ngoại tệ.
Ngoài ra, thị trường năng lượng còn được hậu thuẫn bởi thông tin về gói cứu trợ không lồ mới liên quan đến đại dịch COVID-19 của Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden, dự kiến được công bố vào ngày 14/1 (theo giờ Mỹ). Điều này làm dấy lên sự lạc quan về triển vọng nhu cầu dầu mỏ của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Các chỉ số chứng khoán thế giới tăng lên mức cao kỷ lục và lợi suất trái phiếu Mỹ cũng đi lên trong phiên này, khi các nhà đầu tư tập trung vào đề xuất về gói cứu trợ mới của ông Biden.
Bên cạnh đó, dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho hay, tổng lương nhập khẩu dầu thô của nước này trong năm 2020 đã tăng 7,3% so với năm 2019, với lượng dầu nhập khẩu cao kỷ lục trong quý II và quý III/2020, do các nhà máy lọc dầu Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động và giá dầu thấp đã khuyến khích nước này mua vào dự trữ. Tuy nhiên, quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới vừa báo cáo mức tăng số ca mắc COVID-19 lớn nhất tính theo ngày trong hơn 10 tháng, khiến nhiều người lo ngại rằng nước này sẽ sớm triển khai đợt phong tỏa xã hội mới, theo chân nhiều nước châu Âu và Mỹ.
Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu bị hạn chế bởi những quan ngại về nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu do số ca mắc dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 không ngừng gia tăng tại châu Âu và lệnh phong tỏa xã hội mới tại Trung Quốc.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) vẫn giữ nguyên dự báo về nhu cầu dầu thế giới trong năm 2021 là tăng 5,9 triệu thùng/ngày, lên 95,91 triệu thùng/ngày, sau mức giảm kỷ lục 9,75 triệu thùng/ngày vào năm ngoái do đại dịch COVID-19.
Một quan chức của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết các nhà sản xuất dầu đang đối mặt với thách thức chưa từng có trong việc cân bằng cung và cầu khi các yếu tố bao gồm tiến độ và tình hình phản ứng với vaccine ngừa COVID-19 làm mờ triển vọng tiêu thụ dầu toàn cầu.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng do bình luận của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell củng cố những hy vọng về môi trường lãi suất thấp hơn. Bên cạnh đó, triển vọng về gói kích thích lớn hơn dành cho kinh tế Mỹ cũng làm tăng sức hấp dẫn của vàng như một công cụ phòng ngừa lạm phát.
Cuối phiên giao dịch, giá vàng giao ngay tăng 0,3% lên 1.848,22 USD/ounce;vàng kỳ hạn giảm 0,2% xuống 1.851,40 USD/ounce.
Trong một bài phát biểu, ông Powell cho biết một đợt tăng lãi suất sẽ không đến sớm và làm lu mờ những đồn đoán rằng Fed có thể sớm thu hẹp chương trình mua trái phiếu. Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao tại OANDA, nhận định bình luận của ông Powell đã thúc đẩy giá vàng đi lên.
Thêm vào đó, việc chỉ số USD xuống mức thấp hơn cũng khiến vàng rẻ hơn đối với những nhà đầu tư nắm giữ đồng tiền khác.
Bên cạnh đó, theo nhà phân tích Moya, thống kê cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng vọt trong tuần trước cũng yếu tố nhắc nhở rằng thị trường lao động vẫn yếu và nền kinh tế cần thêm gói kích thích.
Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ công bố một gói kích thích được đề xuất để khởi động nền kinh tế trong thời đại dịch COVID-19 với trị giá có thể vượt 1.500 tỷ USD.
Về những kim loại quý khác, giá bạc tăng 1,7% lên 25,57 USD/ounce, bạch kim tăng 1,5% lên 1.109,98 USD/ounce, trong khi palađi tăng 0,3% lên 2.391,08 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng, do triển vọng về các biện pháp kích thích kinh tế của Mỹ lớn hơn hỗ trợ thị trường chứng khoán phố Wall lên mức cao kỷ lục, song đồng USD tăng và một đợt bùng phát virus corona tại Trung Quốc – nước tiêu thụ kim loại lớn nhất – đã hạn chế đà tăng.
Giá đồng trên sàn London tăng 0,7% lên 8.065 USD/tấn, chỉ thấp hơn mức cao đỉnh điểm trong tuần trước (8.238 USD/tấn) – cao nhất kể từ tháng 2/2013.
Sản lượng công nghiệp tại Trung Quốc tăng, các biện pháp kích thích của chính phủ và ngân hàng trung ương và hoạt động mua đầu cơ đã đẩy giá đồng tăng 26% trong năm 2020. Tuy nhiên, đồng USD trong tháng này hồi phục đã khiến giá đồng trở nên đắt hơn đối với các khách hàng ngoài Mỹ, gây áp lực lên giá đồng, nhà phân tích Wenyu Yao thuộc ING cho biết.
Nguồn cung thắt chặt có thể đẩy giá đồng tăng lên mức trung bình 9.500 USD/tấn trong quý 4/2021, các nhà phân tích thuộc Bank of America cho biết.
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 12/2020 tăng hơn so với dự kiến. Nhập khẩu đồng và quặng sắt của nước này trong năm 2020 đạt mức cao kỷ lục, trong khi xuất khẩu nhôm giảm.
Giá nickel trên sàn London tăng 3,4% lên 18.275 USD/tấn – mức cao chưa từng có kể từ tháng 9/2019. Việc ngừng hoạt động tại một số mỏ khai thác của Philippines đã hỗ trợ giá nickel. Sản lượng nickel tinh chế của Trung Quốc năm 2020 tăng 1,4%, các nhà nghiên cứu thuộc Antaike cho biết.
Trong nhóm sắt thép, giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng phiên thứ 2 liên tiếp, được thúc đẩy bởi nhu cầu bổ sung dự trữ của các nhà máy thép. Quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Đại Liên tăng 1,6% lên 1.055 CNY (163,09 USD)/tấn; quặng sắt 62% giao ngay tới Trung Quốc không thay đổi ở mức 171,5 USD/tấn, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Đối với mặt hàng thép, giá thép cây trên sàn Thượng Hải tăng 0,1% lên 4.294 CNY/tấn và giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 3/2021 tăng 0,1% lên 13.935 CNY/tấn, song giá thép cuộn cán nóng giảm 0,02% xuống 4.429 CNY/tấn.
Nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc trong năm 2020 đạt mức cao kỷ lục 1,17 tỉ tấn, song nhập khẩu trong tháng 12/2020 giảm khi thị trường nước ngoài dần hồi phục.
Trên thị trường nông sản, giá đậu tương Mỹ tăng 1,7% bởi nhu cầu tăng mạnh. Trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 3/2021 tăng 24-1/4 US cent lên 14,3-1/2 USD/bushel. Giá ngô giao cùng kỳ hạn tăng 9-3/4 US cent lên 5,34-1/4 USD/bushel. Đồng thời giá lúa mì kỳ hạn tháng 3/2021 tăng 9-1/2 US cent lên 6,7 USD/bushel.
Giá đường thô lên mức cao nhất hơn 3,5 năm, do nguồn cung thắt chặt. Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2021 trên sàn ICE tăng 5,2% lên 16,67 US cent/lb – cao nhất kể từ ngày 19/4/2017; đường trắng giao cùng kỳ hạn trên sàn London tăng 4% lên 464,4 USD/tấn – cao nhất kể từ tháng 5/2017.
Giá cà phê cũng tăng trong phiên vừa qua. Tại New York, giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 3/2021 tăng 2,1 US cent tương đương 1,7% lên 1,2735 USD/lb, trong phiên trước đó tăng 3,2%. Trong khi đó tại London, giá cà phê robusta thay đổi nhẹ ở mức 1.332 USD/tấn.
Ở Châu Á, hoạt động giao dịch trầm lắng tại các nước sản xuất cà phê châu Á chủ chốt, khi hoạt động giao dịch tại Việt Nam diễn ra chậm chạp do nhu cầu giảm và thiếu container vận chuyển kể từ tháng 12/2020.
Giá cà phê robusta xuất khẩu của Việt Nam (loại 2, 5% đen & vỡ) được chào giá cộng 100-110 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 3/2021 trên sàn London, tăng so với mức cộng 90-100 USD/tấn cách đây 1 tuần. Tại thị trường nội địa, cà phê nhân xô được bán với giá dao động 31.200-32.000 VND (1,35-1,39 USD)/kg, giảm so với mức giá 32.200-32.600 VND/kg cách đây 1 tuần.
Xuất khẩu cà phê Việt Nam trong tháng 12/2020 tăng 66,1% so với tháng trước đó lên 139.046 tấn. Việt Nam đã xuất khẩu 1,6 triệu tấn cà phê trong năm 2020, giảm 5,6% so với năm 2019.
Tại Indonesia, giá cà phê robusta loại 4 (80 hạt lỗi) chào bán ở mức cộng 250 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 3/2021, giảm so với 275 USD/tấn cách đây 1 tuần.
Đối với mặt hàng cao su, giá tại Nhật Bản giảm, do các trường hợp nhiễm virus corona mới trên toàn cầu gia tăng bao gồm nước mua hàng đầu – Trung Quốc – dấy lên mối lo ngại về việc đóng cửa nhiều hơn và nhu cầu hàng hóa suy giảm. Giá cao su kỳ hạn tháng 6/2021 trên sàn Osaka giảm 0,8 JPY tương đương 0,3% xuống 238,4 JPY (2,3 USD)/kg. Trong khi đó, giá cao su kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Thượng Hải tăng 35 CNY lên 14.265 CNY (2.206 USD)/tấn.
Giá hàng hóa thế giới sáng 15/1
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
53,68
|
+0,11
|
+0,21%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
56,41
|
-0,01
|
-0,02%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
35.910,00
|
+360,00
|
+1,01%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,67
|
+0,00
|
+0,11%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
155,87
|
+0,48
|
+0,31%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
162,00
|
+0,06
|
+0,04%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
465,25
|
+5,75
|
+1,25%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
50.540,00
|
+570,00
|
+1,14
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.852,10
|
+0,70
|
+0,04%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
6.190,00
|
+16,00
|
+0,26%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
25,75
|
-0,05
|
-0,20%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
86,90
|
+1,80
|
+2,12%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
1.113,30
|
-8,91
|
-0,79%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
2.420,35
|
+9,15
|
+0,38%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
368,05
|
+1,60
|
+0,44%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
8.048,50
|
+39,50
|
+0,49%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
2.005,50
|
-7,50
|
-0,37%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.757,00
|
-16,50
|
-0,59%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
21.007,00
|
-28,00
|
-0,13%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
534,50
|
+0,25
|
+0,05%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
673,75
|
+3,75
|
+0,56%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
366,75
|
-1,00
|
-0,27%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
13,24
|
+0,08
|
+0,61%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
1.429,00
|
-1,50
|
-0,10%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
465,10
|
+0,20
|
+0,04%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
43,08
|
-0,03
|
-0,07%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
680,40
|
-7,30
|
-1,06%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.500,00
|
+1,00
|
+0,04%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
127,35
|
+2,10
|
+1,68%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
16,67
|
+0,83
|
+5,24%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
124,00
|
-0,60
|
-0,48%
|
Bông
|
US cent/lb
|
81,15
|
+0,23
|
+0,28%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
683,00
|
+11,50
|
+1,71%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
165,50
|
+4,90
|
+3,05%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,74
|
0,00
|
0,00%
|