Trong báo cáo tối qua của EIA, sản lượng ethanol hàng tuần đã giảm nhẹ và là tuần thứ 5 liên tiếp đạt dưới mức 1 triệu thùng/ngày. Điều này phản ánh nhu cầu ngô trong ngành công nghiệp ethanol tại Mỹ vẫn đang duy trì ở mức thấp. Đây có thể sẽ là dấu hiệu cho thấy USDA sẽ điều chỉnh khối lượng ngô tiêu thụ nội địa trong báo cáo Cung – cầu sắp tới.
Không những thế, hoạt động xuất khẩu ngô của Mỹ cũng đang gặp phải khó khăn khi không chỉ chịu áp lực đến từ nguồn cung thay thế là Brazil mà còn bị cạnh tranh bởi các mặt hàng nông sản khác. Cụ thể, lượng lúa mì dồi dào với giá rẻ ở Trung Quốc đang được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường thức ăn chăn nuôi nội địa nước này, làm giảm lượng ngô được sử dụng và có khả năng làm giảm nhu cầu nhập khẩu ngô của Trung Quốc. Việc Trung Quốc chuyển sang sử dụng lúa mì nhiều hơn diễn ra vào thời điểm tồi tệ đối với Brazil và Mỹ - những nhà xuất khẩu ngô và đậu tương lớn nhất thế giới. Trung Quốc cũng đã hủy mua hơn 800.000 tấn ngô Mỹ thời gian gần đây do người mua chờ đợi các lựa chọn rẻ hơn vào cuối năm nay. Trung Quốc, nhà sản xuất lúa mì hàng đầu thế giới, đã bắt đầu thu hoạch vụ mùa được cho là bội thu trong tháng này. Tuy nhiên, nước này cũng đã nhập khẩu lượng lúa mì kỷ lục, đặc biệt là Australia. Đây cũng sẽ là thông tin cho thấy xuất khẩu của Mỹ sẽ kém hơn trong giai đoạn tới.

Thiếu vắng thông tin cơ bản đột phá, giá Arabica có thể tiếp tục đi ngang Kết thúc phiên giao dịch 24/05, hai mặt hàng cà phê cùng có được sự khởi sắc. Giá Arabica tiếp tục giằng co trong phiên do tác động trái chiều từ thông tin cơ bản về nguồn cung tại các nước sản xuất chính. Trong khi đó, giá Robusta hồi phục vưới mức tăng gần 1% sau phiên giảm mạnh trước, thị trường trở lại với lo ngại khan hiếm nguồn cung.
Đối với Arabica, thông tin cơ bản trên thị trường vẫn chưa có gì đột phá kể từ sau dự báo nguồn cung niên vụ 2023/24 tại một số quốc gia sản xuất chính của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và Cơ quan Cung ứng Mùa vụ Chính phủ Brazil (Conab). Việc sản lượng dự báo sẽ gia tăng tại cả 2 quốc gia sản cà phê Arabica hàng đầu thế giới là Brazil và Colombia đưa đến triển vọng nguồn cung tích cực hơn trong thời gian tới.
Dù vậy, những lo ngại thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn cũng chưa có chiều hướng cải thiện. Tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE dù không đổi khi kết thúc phiên 24/05 nhưng vẫn duy trì tại mức thấp nhất kể từ đầu tháng 12/2022. Đặc biệt, chưa có thông tin nào về việc tồn kho sẽ được cải thiện trong thời gian tới, nhất là khi xuất khẩu cà phê trong tháng 05 tại Brazil vẫn thấp hơn gần 20% so với cùng kỳ tháng trước.
 
Giá đồng có thể giảm 4 phiên liên tiếp nếu bức tranh vĩ mô tiêu cực
Sau khi chạm mức thấp nhất trong vòng hơn 6 tháng trong phiên 24/05, giá đồng tăng nhẹ trong phiên sáng nay nhờ lực mua kĩ thuật. Dự báo giá tiếp tục giằng co chờ đợi dữ liệu quan trọng được công bố vào tối nay.
Triển vọng nguồn cung đồng vẫn khá tích cực trong thời gian gần đây, đây sẽ là yếu tố hạn chế sức mua trên thị trường đồng trong ngắn hạn. Mới đây, công nhân thuộc công ty khai thác mỏ Antofagasta đã chấp nhận đàm phán tránh đình công.
Công đoàn giám sát khai thác mỏ Centinela của Chile, do công ty khai thác mỏ Antofagasta điều hành, đã chấp nhận đàm phán hợp đồng để tránh đình công, công đoàn cho biết hôm thứ Tư. Điều này đã giúp xóa bỏ nguồn cung đồng từ Chile, quốc gia sản xuất đồng lớn thứ hai thế giới. Vào năm 2022, Centinela đã sản xuất 247.600 tấn đồng, theo dữ liệu từ cơ quan nhà nước Cochilco.
Về yếu tố vĩ mô, lo ngại vỡ nợ tại Mỹ dẫn đến một cuộc suy thoái vẫn khiến nhà đầu tư thận trọng. Do vậy, nhà đầu tư sẽ theo dõi loạt dữ liệu được công bố vào tối nay bao gồm đơn xin trợ cấp thất nghiệp và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) để đánh giá sức khỏe nền kinh tế Mỹ.
Đơn xin trợ cấp thất nghiệp dự kiến tăng lên 250.000 người trong tuần trước, tăng từ mức 242.000 người trong tuần kết thúc ngày 20/05, phản ánh thị trường lao động mất đà. Trong khi tăng trưởng GDP được dự đoán chỉ tăng 1,1% trong tháng 4, tăng chậm hơn nhiều so với mức 2,6% của tháng 3.
Do đó, với vai trò là thước đo sức khỏe của nền kinh tế, nhu cầu tiêu thụ đồng có thể tiếp tục giảm nền kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại. Ngược lại, dữ liệu tích cực vượt dự báo có thể giúp củng cố lực mua đồng.

Giá dầu sẽ biến động giằng co khi rủi ro vỡ nợ Mỹ còn tiềm ẩn
Thanh khoản trên thị trường dầu đã khả quan hơn, với lực mua gia tăng trong bối cảnh lo ngại nguồn cung suy giảm và nhu cầu cải thiện khi Mỹ bước vào mùa di chuyển cao điểm. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán nâng trần nợ công của Mỹ vẫn chưa đi tới thoả thuận, vẫn đang là rào cản tâm lý cho thị trường. Yếu tố vĩ mô vẫn đang có tác động đáng kể tới xu hướng giá dầu.
Sự bế tắc trong các cuộc đàm phán trần nợ đang làm tăng thêm lo ngại vỡ nợ đối với một số tín phiếu kho bạc sắp đáo hạn. Ngoài ra, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ 2 năm, 10 năm liên tục tăng và đang đạt mức cao nhất kể từ tháng 3 năm nay khi các nhà đầu tư bán tháo trái phiếu. Nhu cầu nắm giữ tiền mặt cũng tăng cao hơn, với đồng USD mạnh nhất kể từ giữa tháng 3. Trong khi khẩu vị rủi ro của các nhà đầu tư cũng giảm bớt. Điều này vẫn sẽ tạo ra áp lực cho thị trường dầu.
Nhu cầu khả quan hơn khi Mỹ bước vào mùa tiêu thụ cao điểm sẽ hạn chế đà suy yếu mạnh của giá dầu, nhất là khi tồn kho xăng của nước này đang ở mức thấp nhất so với cùng kỳ các năm kể từ 2014.
Tuy nhiên, dự báo của Ngân hàng UBS cho rằng nhu cầu nhiên liệu tại Mỹ sẽ gia tăng trong kỳ hè này, nhưng giá xăng sẽ thấp hơn mức giá trung bình 4,34 USD/gallon kể từ Ngày Tưởng niệm (29/05) vào năm 2022.
Trong hôm nay, Mỹ sẽ công bố số liệu hiệu chỉnh GDP quý I. Số liệu sơ bộ lần trước cho thấy mức tăng trưởng 1,1% so với quý IV năm ngoái, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng tăng 2%. Nếu như con số điều chỉnh tích cực hơn, giá dầu có thể sẽ nhận được động lực tiếp tục đà phục hồi. Ngược lại, nếu con số tăng trưởng thấp hơn, giá dầu sẽ gặp áp lực.

 

Nguồn: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)