Giá thép trong nước giữ đà tăng.
Hiện thị trường thép Trung Quốc đang phải đối mặt với khó khăn do kinh tế tăng trưởng chậm và khủng hoảng trên thị trường bất động sản chưa thể được phục hồi.
Giá thép trong nước tiếp tục giữ đà tăng từ phiên tăng giá thứ hai chiều ngày 6/9 với mức tăng cao nhất lên tới gần 500.000đ/tấn.
Đây là phiên tăng thứ hai sau phiên quay đầu tăng mạnh lên đến 810.000đ tấn ngày 31/8, chấm dứt 15 phiên giảm liên tục từ 11/5.
Theo đó, thép Việt Đức, Hòa Phát, Việt Ý, Pomina... đồng loạt tăng giá trên toàn quốc đối với sản phẩm thép cuộn xây dựng và thép cây ở mức trung bình 150.000-200.000 đồng/tấn (chưa bao gồm thuế VAT).
Thép Pomina là thương hiệu có mức tăng mạnh nhất tới 450.000 đồng/tấn với thép thanh vằn D10 CB300 lên 16,24 triệu đồng/tấn; thép cuộn CB240 lên 15,33 triệu đồng/tấn sau khi tăng 250.000 đồng/tấn.
Giá thép tại miền Bắc
Tại miền Bắc, thép Hòa Phát vừa điều chỉnh tăng giá, với 2 dòng sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 tăng 190 đồng, lên mức 14.820 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng 150 đồng có giá 15.430 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Ý điều chỉnh giá bán, hiện thép cuộn CB240 tăng 150 đồng, từ mức 14.570 đồng/kg thành 14.720 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 tăng 200 đồng, có giá 15.220 đồng/kg.
Thép Việt Đức thay đổi tăng giá, dòng thép cuộn CB240 tăng nhẹ 80 đồng, lên mức 14.720 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 tăng 280 đồng, hiện ở mức 15.430 đồng/kg.
Thương hiệu thép VAS tiếp tục ổn định, với thép cuộn CB240 ở mức 14.210 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.570 đồng/kg.
Với thép Việt Sing, hiện thép cuộn CB240 hiện có giá 14.370 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.880 đồng/kg.
Thép Việt Nhật giữ nguyên giá bán, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.750 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát thị trường miền Trung cũng tăng giá bán, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.670 đồng/kg đã tăng 150 đồng, lên mức 14.820 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng 250 đồng, có giá 15.530 đồng/kg.
Thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 tăng mạnh 780 đồng, chạm mức 15.120 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng 380 đồng, ở mức 15.630 đồng/kg.
Thép VAS không có biến động, với thép cuộn CB240 ở mức 14.440 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.670 đồng/kg.
Thép Pomina điều chỉnh tăng giá, hiện dòng thép cuộn CB240 tăng 250 đồng, lên mức 15.330 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 tăng 450 đồng, có giá 16.240 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát, với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 bình ổn ở mức 14.800 đồng/kg; trong khi đó, thép thanh vằn D10 CB300 tăng mạnh 340 đồng lên mức gía 15.430 đồng/kg.
Thép Pomina tăng giá bán, với dòng thép cuộn CB240 tăng 340 đồng, hiện có giá 15.220 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng 350 đồng, lên mức 16.040 đồng/kg.
Thép VAS tiếp tục bình ổn, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.210 đồng/kg; còn với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.510 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 12/9: Chờ đợi thị trường Trung Quốc
Giá tiêu hôm nay 12/9 không có biến động so với hôm qua. Giá tiêu vẫn đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đồng USD mạnh và xuất khẩu suy yếu trên toàn cầu.
Giá tiêu hôm nay 12/9 tại thị trường trong nước tiếp tục xu hướng đi ngang. Cụ thể, tại Bà Rịa Vũng Tàu giá tiêu đang được thương lái thu mua ở mức 69.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 67.000 đồng/kg. Tại Gia Lai giá tiêu dao động quanh mốc 66.000 đồng/kg. Tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 67.000 đồng/kg. Tại Bình Phước, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 67.500 đồng/kg.
Hiện giá tiêu duy trì ổn định và không có biến động so với hôm qua. Giá tiêu vẫn đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đồng USD mạnh và xuất khẩu suy yếu trên toàn cầu.
Trên thị trường thế giới, tuần này có phản ứng trái chiều với duy nhất Việt Nam báo cáo giảm, trong khi giá tiêu Ấn Độ ổn định. Sau khi được báo cáo ổn định trong 3 tuần qua, giá tiêu Indonesia đã phản ứng tích cực trong tuần này khi lượng hàng dự trữ ít hơn và nhu cầu ngày càng tăng.
Trong tuần, Cộng đồng Hồ tiêu thế giới đã niêm yết giá tiêu đen của Việt Nam giảm 100 USD/tấn, tương ứng với 3.350 USD/tấn tiêu đen loại 500g/l, trong khi tiêu trắng xuất khẩu giữ nguyên mức 5.300 USD/tấn.
Cũng trong tuần, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam công bố chính thức số liệu thống kê tình hình xuất nhập khẩu tháng 8/2022 và 8 tháng đầu năm. Theo đó, cả xuất khẩu và nhập khẩu đều suy giảm. Việc Trung Quốc tăng mua không đáng kể khiến thị trường bị ảnh hưởng tiêu cực. Tháng 8/2022, lượng nhập khẩu của Trung Quốc từ Việt Nam tăng 133% so với tháng trước đạt 2.859 tấn. Tuy nhiên 8 tháng đầu năm lại giảm 72,6%, còn 9.695 tấn so với lượng nhập khẩu 35.444 tấn cùng kỳ.
Theo các chuyên gia, tình hình xuất khẩu tiêu sang Trung Quốc còn rất khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. So với mọi năm, quốc gia này còn tới 30.000 tấn tiêu nhập từ Việt Nam cho những tháng cuối năm. Cuối tháng này Fed tiếp tục họp, và nhiều khả năng tăng tiếp lãi suất đồng USD để kiềm chế lạm phát.
Trong bối cảnh trên, chuyên gia nhận định thị trường hồ tiêu sẽ còn diễn biến tiêu cực cho đến cuối năm. Điểm sáng duy nhất hiện mong chờ ở thị trường Trung Quốc mở rộng cửa. Còn trên bình diện toàn cầu đồng USD mạnh nhất 20 năm qua đang kìm hãm giá hàng hóa nói chung, hồ tiêu nói riêng.
Giá heo hơi hôm nay 12/9: Giảm 1.000 đồng/kg tại một vài địa phương
Giá heo hơi hôm nay 12/9: Giảm 1.000 đồng/kg tại một vài địa phương và dao động trong khoảng từ 59.000 - 69.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay giảm nhẹ 1.000 đồng/kg và dao động trong khoảng 65.000 - 69.000 đồng/kg.
Theo đó, tại Hà Nội, giá heo hơi hôm nay giảm 1.000 đồng/kg, hiện thu mua với giá là 67.000 đồng/kg. Mức giá này cũng được ghi nhận tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang đi ngang so với ngày trước đó. Các địa phương khác cũng không ghi nhận sự biến động về giá trong ngày hôm nay, trong khi đó, Yên Bái, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Giang và Lào Cai tiếp tục giao dịch trong khoảng giá từ 65.000 - 68.000 đồng/kg. Mức giá cao nhất khu vực 69.000 đồng/kg được ghi nhận tại Hưng Yên, Thái Bình.
Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, giá heo hơi hôm nay cũng ghi nhận biến động giảm ở một số địa phương và dao động trong khoảng 59.000 - 67.000 đồng/kg. Theo đó, sau khi giảm nhẹ một giá, Thanh Hóa hiện thu mua tại mốc 65.000 đồng/kg, ngang bằng với Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Định và Khánh Hòa. Còn tại Bình Thuận hiện giữ mức giá heo hơi thấp nhất khu vực 59.000 đồng/kg. Các tỉnh gồm Quảng Bình, Lâm Đồng, Đắk Lắk và Ninh Thuận giữ nguyên giá heo không đổi khi giao dịch trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Nam, giá heo hơi hôm nay cũng điều chỉnh giảm 1.000 đồng/kg tại một vài tỉnh thành trong khu vực và dao động trong khoảng 60.000 - 66.000 đồng/kg.
Cụ thể, Vĩnh Long giảm 1.000 đồng/kg so với hôm qua, hiện thu mua heo hơi tại mốc 64.000 đồng/kg. Các địa phương khác không ghi nhận sự biến động về giá trong ngày hôm nay, trong đó, cùng neo ở mức 61.000 đồng/kg có các địa phương gồm Cần Thơ, Kiên Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Bến Tre và Sóc Trăng. Mức giá heo hơi cao nhất khu vực 66.000 đồng/kg được ghi nhận tại Đồng Tháp và An Giang.
Tại Bình Định, người chăn nuôi ở huyện Hoài Ân đang đẩy mạnh tái đàn heo để phục vụ thị trường dịp cuối năm kết hợp phòng chống dịch tả heo châu Phi.
Còn tại Hậu Giang, hiện đàn heo của tỉnh phát triển ổn định và tăng so với kế hoạch, đạt trên 143.000 con, trong đó riêng heo thịt là hơn 101.000 con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt gần 3.000 tấn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang cho hay, định hướng từ nay đến năm 2030, tỉnh sẽ phát triển và duy trì tổng đàn heo có mặt thường xuyên ở quy mô từ 250.000 con trở lên, trong đó đàn heo nái là 30.000 con, đàn heo được nuôi trang trại công nghiệp chiếm tới 40%.
Tập trung phát triển chăn nuôi tập trung trang trại, từng bước hình thành các vùng khuyến khích chăn nuôi tập trung quy mô công nghiệp, đồng thời mở rộng hình thức chăn nuôi theo hướng hữu cơ, với các giống heo lai giữa giống cao sản. Khuyến khích phát triển công nghiệp sản xuất nguyên liệu, thức ăn bổ sung, nhất là công nghệ sinh học nhằm đáp ứng đủ các chế phẩm sinh học thay thế các kháng sinh, hóa chất dùng trong chăn nuôi.

Nguồn: VITIC/Baocongthuong