Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su đóng cửa phiên 21/5/2021 kỳ hạn tháng 10/2021 - tham chiếu cho toàn thị trường châu Á - tăng 3,9 JPY, tương dương 1,6% lên 251,3 JPY (2,3 USD)/kg. Tính chung cả tuần, giá đã tăng 3,8%.
Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn Thượng Hải tăng 470 CNY lên mức 13.675 CNY (2.125 USD)/tấn.
Các nhà phân tích cho biết, các biện pháp gần đây của Trung Quốc nhằm hạ nhiệt các mặt hàng công nghiệp đang được quan tâm sẽ chỉ có tác động tạm thời, trừ khi chính quyền thực hiện các biện pháp hạn chế tiêu dùng và có khả năng làm giảm tăng trưởng kinh tế.
Tồn trữ cao su tại các kho do Sở giao dịch hàng hóa kỳ hạn Thượng Hải giám sát đã tăng 0,3% so với tuần trước.
Giá cao su kỳ hạn tháng 6/2021 trên sàn SICOM Singapore tăng 1,5% chốt ở 167 US cent/kg.
Giá cao su đóng cửa tại châu Á ngày 21/5/2021
Thị trường
|
Chủng loại
|
ĐVT
|
Kỳ hạn
|
Giá đóng cửa
|
Thái Lan
|
RSS3
|
USD/kg
|
21- Jun
|
2,35
|
Thái Lan
|
STR20
|
21- Jun
|
1,68
|
Malaysia
|
SMR20
|
21- Jun
|
1,69
|
Indonesia
|
SIR20
|
21- Jun
|
1,69
|
Thái Lan
|
USS3
|
THB/kg
|
21- Jun
|
64,52
|
Thái Lan
|
Mủ 60% (bulk)
|
USD/tấn
|
21- Jun
|
1.590
|
Thái Lan
|
Mủ 60% (drum)
|
21- Jun
|
1.690
|
Singapore
|
TSR20
|
US cent/kg
|
21- Jun
|
162,80
|
21- Jul
|
163,80
|
21- Aug
|
164,70
|
21- Sep
|
165,70
|
RSS3
|
US cent/kg
|
21- Jun
|
232,00
|
21- Jul
|
228,60
|
21- Aug
|
225,10
|
21- Sep
|
224,90
|
Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) đã công bố xu hướng cao su tự nhiên vào tháng 4/2021. Sản lượng cao su thiên nhiên (NR) trên thế giới đạt 903.000 tấn, trong khi nhu cầu thế giới về NR ghi nhận ở mức 1,129 triệu tấn trong tháng 4/2021. Mặc dù cơ bản thuận lợi trong ngành công nghiệp cao su thiên nhiên, giá kỳ hạn và thị trường vật chất biến động tương đối so với tháng trước và có xu hướng hình chữ V.
Những lo lắng đáng báo động từ tỉ lệ lây nhiễm Covid-19 trên toàn cầu khiến một số quốc gia đã áp đặt các mức độ giãn cách khác nhau để chiến đấu lại với đại dịch. Điều này có thể dẫn đến việc trì hoãn các hoạt động phục hồi kinh tế.
Hơn nữa, những bất ổn khác có thể nảy sinh từ căng thẳng địa chính trị, chiến tranh thương mại và các vấn đề cấp bách khác, do thị trường hàng hóa tương đối nhạy cảm với sự phát triển toàn cầu.