Giá lúa gạo hôm nay 16/6: Giá gạo xuất khẩu duy trì ở mức cao
Giá lúa gạo hôm nay 16/6 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long duy trì ổn định so với hôm qua. Cụ thể, tại kho An Giang, giá lúa OM 18 được thương lái thu mua với giá 6.800 đồng/kg; Lúa OM 5451 giá 6.300 - 6.500/kg. Giá lúa IR 50404 trong khoảng 6.200 - 6.400 đồng/kg. Lúa Nàng Hoa 9 được thương lái thu mua với giá trong khoảng 6.600 - 6.800 đồng/kg. Giá lúa Đài thơm 8 trong khoảng 6.800 - 7.000 đồng/kg. Giá lúa Nhật trong khoảng 7.800 - 8.000 đồng/kg. Lúa Nàng Nhen (khô) có giá là 13.000 đồng/kg; nếp AG (tươi) có giá 6.200 đồng/kg
Với mặt hàng nếp khô, nếp AG (khô) có giá trong khoảng 7.200 – 7.600 đồng/kg, Nếp Long An (khô) có giá trong khoảng 7.900 - 8.100 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm duy trì ổn định. Theo đó, giá gạo nguyên liệu dao động quanh mốc 9.700 – 9.770 đồng/kg; gạo thành phẩm ở mức 11.000 – 11.050 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, giá tấm, cám khô không có biến động. Theo đó, giá tấm duy trì ổn định ở mức 9.400 – 9.500 đồng/kg; cám khô 7.400 – 7.700 đồng/kg.
Tại chợ lẻ, giá gạo duy trì ổn định, gạo thường còn 11.500 - 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 - 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 15.000 đồng/kg; Nếp ruột 16.000 - 18.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.500 đồng/kg; Nàng Hoa 18.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 22.000 đồng/kg; Cám 7.600 - 8.000 đồng/kg; Gạo thơm Thái hạt dài duy trì 18.000 - 19.000 đồng/kg và Hương Lài 19.000 đồng/kg.
Theo các thương lái, nguồn gạo nguyên liệu hôm nay về ít, các bến vắng gạo. Thị trường lúa Hè Thu chưa có nhiều biến động.
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đang được chào bán ở mức 498 USD/tấn. Trong khi đó, giá gạo 25% tấm ở mức 478 USD/tấn; gạo Jasmine 578 USD/tấn.
Theo các doanh nghiệp, gạo là mặt hàng thiết yếu nên các nhà nhập khẩu đã tranh thủ nhập hàng từ những tháng trước; đặc biệt là tháng 4 và 5, thời điểm các nước châu Á đang vào vụ thu hoạch rộ, sản lượng lớn. Thời điểm đó, giá gạo một số nước lên mức cao kỷ lục, giá gạo 5% tấm đều trên 500 USD/tấn.
Với xu hướng hiện tại, dự báo giá gạo xuất khẩu thời gian tới vẫn duy trì mức cao. Tuy nhiên, giá gạo cũng khó có thể tăng mạnh vì mặt bằng giá hiện tại đang cao, bên cạnh đó chất lượng lúa hè thu sắp tới lại không bằng vụ đông xuân do ảnh hưởng mưa bão.
Giá heo hơi hôm nay 16/6: Tiếp tục tăng và ghi nhận mức cao nhất 63.000 đồng/kg
Giá heo hơi hôm nay 16/6 tiếp tục tăng từ 1.000 – 3.000 đồng/kg tại khu vực miền Bắc, miền Trung – Tây Nguyên và đi ngang ở khu vực miền Nam.
Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay tăng nhẹ ở một vài tỉnh thành và dao động trong khoảng 59.000 - 63.000 đồng/kg. Theo đó, sau khi tăng 1.000 đồng/kg, giá heo hơi tại Hà Nội và Tuyên Quang đang cùng ghi nhận ở mức 61.000 đồng/kg. Cùng mức tăng trên, tỉnh Thái Bình điều chỉnh giá thu mua lên mức cao nhất khu vực là 63.000 đồng/kg.
Các địa phương khác trong khu vực, không ghi nhận sự biến động về giá, trong đó, mức giá thấp nhất khu vực 59.000 đồng/kg được ghi nhận tại Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình.
Tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, giá heo hơi hôm nay điều chỉnh tăng từ 1.000 - 3.000 đồng/kg và dao động trong khoảng 57.000 - 61.000 đồng/kg. Cụ thể, cùng tăng 1.000 đồng/kg, giá heo hơi hôm nay tại Quảng Bình và Ninh Thuận cùng lên mức 58.000 đồng/kg, còn tại Thanh Hóa thương lái thu mua với giá 59.000 đồng/kg.
Sau khi tăng 2.000 đồng/kg, thương lái tại Quảng Trị và Bình Định thu mua heo hơi chung mức 59.000 đồng/kg. Ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong ngày hôm nay 3.000 đồng/kg, đưa giá heo hơi tại Nghệ An lên mức 61.000 đồng/kg, cao nhất khu vực.
Tại khu vực miền Nam, giá heo hơi hôm nay đồng loạt đi ngang trên diện rộng và dao động trong khoảng 57.000 - 60.000 đồng/kg. Trong đó, mức giá thấp nhất khu vực 57.000 đồng/kg được ghi nhận tại tỉnh Vĩnh Long. Khoảng 58.000 - 60.000 đồng/kg là giá heo hơi được ghi nhận tại các tỉnh thành còn lại.
Tại TP. Hồ Chí Minh, loại trứng gà không có thương hiệu hiện chỉ khoảng 1.300 đồng/trứng gà (loại nhỏ), trứng lớn khoảng 1.700 – 1.800 đồng, giảm phân nửa so với đầu năm. Trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, sức mua thấp, giá trứng gà giảm mạnh trong nhiều tháng qua vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục.
Giá trứng giảm là do kênh tiêu thụ chế biến bánh, suất ăn công nghiệp, trường học lâu nay chiếm lượng tiêu thụ lớn – khoảng 40% nhưng gần đây giảm số lượng đặt hàng từ 30% - 40% so với trước. Việc học sinh nghỉ hè càng làm cho thị trường tiêu thụ trứng gia cầm thêm khó khăn.
Ngoài ra, do những năm trước, giá trứng luôn ở mức cao, người chăn nuôi có lãi nên các trại chăn nuôi gà đẻ mở rộng, tăng đàn lên đáng kể. Bên cạnh đó, những hộ nuôi heo, nuôi gà thịt bị lỗ chuyển sang nuôi gà đẻ nên số lượng trứng cung cấp ra thị trường trở nên dư thừa, trong khi sức tiêu thụ trên thị trường giảm mạnh khiến lượng trứng tồn kho tăng cao.
Giá thép hôm nay 16/6
Giá thép hôm nay 16/6 ghi nhận thép trong nước tiếp tục giảm lần thứ 10 liên tiếp.
Theo số liệu Tổng Cục Hải quan Trung Quốc (GACC), xuất khẩu thép của nước này trong tháng 5 đạt 8,4 triệu tấn, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất kể từ tháng 9/2016. Tính chung 5 tháng đầu năm nay, lượng thép xuất khẩu tăng mạnh 41% so với cùng kỳ năm 36,3 triệu tấn.
Việc Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu nhằm giải phóng hàng tồn kho đồng nghĩa với việc giá bán liên tục giảm. Trong tháng 5, giá thép xuất khẩu của nước này xuống dưới 1.000 USD USD/tấn (920 USD/tấn).
Việc Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và hạ giá thép đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Đại diện Tập đoàn Hoà Phát cho biết: "Trước đây, Việt Nam xuất khẩu nhiều thép sang Trung Quốc vì nhu cầu của họ lớn nhưng hiện tại nhu cầu chững lại, ngành bất động sản có vấn đề và họ quay lại xuất khẩu, gây sức ép với thị trường thép thế giới và Việt Nam xuất khẩu thép sang các thị trường trong đó có cả Trung Quốc sẽ khó hơn".
Ông Trần Đình Long Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoà Phát cho biết việc Trung Quốc tăng cường xuất khẩu thép thời gian qua sẽ là áp lực lớn và cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi.
Ông Long cũng cho biết, Trung Quốc chiếm tới trên một nửa sản lượng thép trên thế giới do đó sức ép của họ đối với xuất khẩu rất lớn. Ngoài ra, ở thị trường trong nước, những năm qua ngành thép phát triển, nhiều dự án thép mới cũng đang rục rịch triển khai do đó cạnh tranh trong nước cũng ngày một tăng.
Ngành thép Việt Nam trong 5 tháng năm tiếp tục chịu áp lực từ nhu cầu nội địa thấp và áp lực cạnh tranh từ xuất khẩu. Chính vì thế, từ 8/4 đến nay, thép trong nước đã có 10 phiên giảm giá liên tiếp. Cùng với việc Trung Quốc tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu với tốc độ giảm giá nhanh để cạnh tranh, dự báo giá thép trong nước sẽ vẫn còn có những đợt giảm giá trong thời gian tới.
Thép thanh vằn D10 CB300 trong nước giảm giá
Giá thép hôm nay ghi nhận thị trường trong nước tiếp tục điều chỉnh giảm giá với dòng thép thanh vằn D10 CB300. Đây là đợt giảm giá liên tiếp lần thứ 10 tính từ ngày 8/4.
Lý giải nguyên nhân giảm giá thép, các doanh nghiệp cho rằng do cùng chung đà giảm của thế giới. Hơn nữa, giá các loại nguyên vật liệu đầu vào đang trong xu hướng giảm.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), giá thép xây dựng trong nước liên tục giảm trong thời gian gần đây là do nhu cầu tiêu thụ suy yếu và chi phí nguyên liệu đầu vào đã hạ nhiệt.
Sau đợt điều chỉnh mới, giá thép được ghi nhận vào ngày hôm nay của các thương hiệu cụ thể như sau:
Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát, với thép thanh vằn D10 CB300 giảm 200 đồng, xuống mức giá 14.690 đồng/kg; dòng thép cuộn CB240 dừng ở mức 14.490 đồng/kg.
Tương tự, thương hiệu thép Việt Ý cũng điều chỉnh giảm 200 đồng với thép thanh vằn D10 CB300 xuống mức 14.390 đồng/kg; trong khi đó, thép cuộn CB240 có giá 14.220 đồng/kg.
Thép Việt Đức, với thép cuộn CB240 bình ổn với mức giá 14.240 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 210 đồng, xuống mức 14.560 đồng/kg.
Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 hiện ở mức 14.410 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm sâu 410 đồng, hiện có giá 14.360 đồng/kg.
Thép VAS, hiện thép cuộn CB240 ở mức 14.360 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 200 đồng, có giá 14.260 đồng/kg.
Thép Việt Nhật, với thép thanh vằn D10 CB300 giảm 210 đồng, có giá 14.460 đồng/kg; còn dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 210 đồng, từ mức 14.750 đồng/kg xuống còn 14.540 đồng/kg.
Thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 bình ổn ở mức 14.640 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.970 đồng/kg - giảm 200 đồng.
Thép VAS, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.620 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 120 đồng, hiện có giá 14.650 đồng/kg.
Thép Pomina bình ổn, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.790 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.200 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát có sự điều chỉnh, thép cuộn CB240 ở mức 14.510 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.640 đồng/kg - giảm 210 đồng.
Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.210 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 150 đồng, có giá 14.260 đồng/kg.
Thép Pomina tiếp đà bình ổn, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.790 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.200 đồng/kg.

Nguồn: VITIC/Baocongthuong