• USD tăng so với các tiền tệ chính do các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine bị đình trệ
• Euro, bảng Anh giảm nhẹ
• Đôla Australia giảm sau khi RBA cắt giảm lãi suất như dự kiến
• Yên giảm sau khi tăng gần đây do đặt cược BOJ tăng lãi suất
• Nhân dân tệ giảm
• Biên bản cuộc họp tháng 1/2025 của Fed sẽ công bố vào thứ Tư (19/2)
Đồng USD tăng giá so với các loại tiền tệ chính vào thứ Ba, tăng mạnh nhất là so với đồng euro, được thúc đẩy bởi xu hướng tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn trong bối cảnh lo ngại về thuế quan và các cuộc đàm phán căng thẳng về xung đột Nga-Ukraine.
Chỉ số Dollar index, so sánh USD với rổ 6 đồng tiền đối tác chủ chốt, tăng 0,3% lên 107,08, nhưng vẫn gần mức thấp nhất 2 tháng, là 106,56 chạm tới hôm thứ Sáu (14/2) (thị trường Mỹ đóng cửa ngày thứ Hai (17/2) nhân Lễ Tổng thống).
Dữ liệu cho thấy tâm lý ngành xây dựng nhà ở Mỹ tháng 2/2025 đã giảm xuống mức thấp nhất 5 tháng do lo ngại thuế quan sẽ kết hợp với lãi suất thế chấp tăng sẽ đẩy chi phí nhà ở lên cao hơn nữa. Chỉ số thị trường nhà ở của Hiệp hội xây dựng nhà quốc gia/Wells Fargo đã giảm năm điểm xuống còn 42 trong tháng này, mức thấp nhất kể từ tháng 9.
Dữ liệu tuần trước cho thấy giá tiêu dùng của Mỹ tháng 1/2025 tăng với tốc độ nhanh nhất trong gần 18 tháng, củng cố thông điệp của Fed rằng họ không vội vàng tiếp tục cắt giảm lãi suất trong bối cảnh lo ngại kinh tế gia tăng.
Các nhà đầu tư sẽ tập trung vào biên bản cuộc họp tháng 1/2025 của Cục Dự trữ Liên bang, sẽ công bố vào thứ Tư, để có thể cho thấy cách các nhà hoạch định chính sách nhận định như thế nào về nguy cơ tác động của cuộc chiến thuế quan rộng lớn hơn do các chính sách thương mại của Tổng thống Donald Trump gây ra.
Trong khi đó, đồng đô la Australia đầu phiên ở mức cao nhất hai tháng sau khi Ngân hàng Dự trữ nước n ày (RBA) cắt giảm lãi suất, lần nới lỏng đầu tiên kể từ đại dịch năm 2020, song cảnh báo về việc tiếp tục cắt giảm lãi suất. Nhưng việc mua USD rộng rãi trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị toàn cầu đã kéo AUD giảm về cuối phiên.
RBA hôm 18/2 đã cắt giảm lãi suất tiền mặt 25 điểm phần trăm xuống còn 4,10% và cho biết họ thận trọng về triển vọng nới lỏng chính sách hơn nữa. Đồng AUD giảm 0,1% xuống 0,6349 USD. Hôm thứ Hai (17/2), AUDD đạt 0,6374 USD và tăng 2,4% từ đầu tháng 2/2025 đến nay.
Các nhà giao dịch đang theo dõi các cuộc đàm phán tại giữa các quan chức Mỹ và Nga tại Saudi Arabia nhằm chấm dứt chiến tranh ở Ukraine. Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã hoãn chuyến thăm Saudi Arabia, dự kiến diễn ra vào thứ Tư (19/2) cho đến ngày 10 tháng 3 để tránh tạo "tính hợp pháp" cho các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Nga.
"Đồng USD sẽ vẫn là nơi an toàn trong bối cảnh bất ổn", Juan Perez, giám đốc giao dịch tại Monex USA ở Washington cho biết.
Kết thúc phiên 18/2, đồng euro giảm 0,4% xuống còn 1,0447 USD/EUR, giảm phiên thứ hai liên tiếp. Tuần trước, đồng euro đã tăng lên mức cao nhất 2 tuần với hy vọng về một thỏa thuận hòa bình.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Tổng thống Donald Trump đã dọa áp dụng thuế quan mới đối với EU do thặng dư thương mại mà khu vực này có với Mỹ.
So với đồng yên, USD tăng 0,3% lên 151,95 JPY. Dữ liệu GDP của Nhật Bản cho thấy tăng trưởng vững chắc từ tháng 10 đến tháng 12, cùng với các số liệu lạm phát gần đây, đã giúp nâng giá đồng yên. Đồng yên đã tăng 3,5% so với đồng USD từ đầu năm 2025 đến nay do dữ liệu tăng trưởng mạnh mẽ củng cố khả năng Ngân hàng Nhật Bản sẽ tăng lãi suất một lần nữa trong năm nay, khả năng vào tháng 7/2025, thay vì trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 12 như dự đoán trước đây.
Bảng Anh giảm 0,2% xuống 1,2598 USD, bị ảnh hưởng bởi đồng USD mạnh mặc dù dữ liệu cho thấy mức tăng trưởng tiền lương của Anh đang tăng tốc.

Nhân dân tệ giảm khi đồng USD tăng nhẹ từ mức thấp nhaatsa 2 tháng trong bối cảnh những người tham gia thị trường chờ đợi manh mối về hướng chính sách của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sau khi thuế quan được áp dụng.
Nhân dân tệ giao ngay kết thúc phiên thứ Ba ở mức 7,2737 CNY/USD.
Hiện tại, vẫn chưa có hành động ngay lập tức nào ứng phó với tác động của thuế quan đối với tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc và lạm phát tại Mỹ, mặc dù Bắc Kinh đã có cam kết điều chỉnh chính sách, Philip Yin, chiến lược gia tiền tệ và lãi suất Trung Quốc tại Citi cho biết.
Căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là một trong những lực cản chính đối với đồng nhân dân tệ trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Donald Trump. Nhân dân tệ đã giảm hơn 12% so với USD trong khoảng thời gian từ tháng 3 năm 2018 đến tháng 5 năm 2020.
Giá vàng tăng khi bất ổn về thuế quan của Tổng thống Donald Trump thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn
• Giá vàng tuần trước đạt mức cao kỷ lục lịch sử, 2.942,70 USD
• Hoạt động mua vào của ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục hỗ trợ vàng - Commerzbank
Giá vàng tăng hơn 1%, do lo ngại về tăng trưởng kinh tế bởi sự không chắc chắn xung quanh kế hoạch áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, thúc đẩy dòng tiền đổ vào vàng thỏi như một nơi trú ẩn an toàn.
Vàng giao ngay kết thúc phiên tăng 1,2% lên 2.932,79 USD/ounce, sau khi đạt mức cao kỷ lục 2.942,7 USD/ounce trong tuần trước; vàng giao sau tăng 1,7% lên 2.949 USD/ounce.
Giá bạc giao ngay phiên này cũng tăng 0,2% lên 32,84 USD/ounce; bạch kim tăng 0,9% lên 983,75 USD và palladium tăng 2,5% lên 986,50 USD.
Kể từ khi nhậm chức vào tháng trước, Tổng thống Donald Trump đã nhanh chóng vẽ lại chiến trường thương mại toàn cầu bằng một loạt các mức thuế quan, trong đó có kế hoạch áp dụng thuế quan có đi có lại toàn diện, nhắm vào bất kỳ quốc gia nào đánh thuế các sản phẩm của Mỹ.
"Việc các ngân hàng trung ương mua vàng cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ kim loại n ày", các nhà phân tích của Commerzbank cho biết trong một lưu ý.
Trọng tâm chú ý của thị trường hiện chuyển sang cuộc họp tháng 1 của Fed để tìm manh mối về quỹ đạo lãi suất của ngân hàng trung ương. "Nếu nền kinh tế bắt đầu chững lại vì thuế quan thương mại và các vấn đề tương tự, Fed có thể hạ lãi suất xuống", ông Wyckoff nói thêm.
Vàng thỏi trú ẩn an toàn được hưởng lợi từ những bất ổn về địa chính trị và kinh tế và có xu hướng tăng mạnh trong môi trường lãi suất thấp vì vàng không mang lại lãi suất.
Cập nhật tỷ giá các tiền tệ chủ chốt và giá kim loại quý
• Giá dầu tăng do nguồn cung bị ảnh hưởng
• Mỹ, Nga sẽ tiếp tục nỗ lực chấm dứt chiến tranh tại Ukraine
Giá dầu tăng do tình trạng gián đoạn nguồn cung tại Nga và Mỹ, song các cuộc đàm phán về việc chấm dứt xung đột tại Ukraine đã hạn chế đà tăng.
Kết thúc phiên, giá dầu thô Brent tăng 62 US cent tương đương 0,8% lên 75,84 USD/thùng; dầu WTI tăng 1,11 USD tương đương 1,6% lên 71,85 USD/thùng.
Trong phiên trước đó, giá dầu Brent tăng 48 US cent sau khi một trạm bơm Caspian của Nga, nơi vận chuyển dầu thô từ Kazakhstan đến thị trường thế giới, bị máy bay không người lái tấn công.
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết lưu lượng dầu qua đường ống đã giảm 30-40% vào thứ Ba. Theo tính toán của Reuters, mức cắt giảm 30% nguồn cung dầu từ Nga sẽ tương đương giảm 380.000 thùng/ngày. Xuất khẩu từ cảng này trong tháng 2/2025 được điều chỉnh tăng 0,24 triệu tấn so với kế hoạch ban đầu lên 2,25 triệu tấn hoặc khoảng 590.000 thùng/ngày.
Một đợt lạnh giá ở Mỹ đã ảnh hưởng đến nguồn cung dầu. Cơ quan Đường ống Bắc Dakota ước tính sản lượng tại tiểu bang sản xuất lớn thứ 3 của nước này sẽ giảm tới 150.000 thùng mỗi ngày.
Các nhà giao dịch đang chờ đợi xem liệu OPEC+ sẽ tiếp tục các kế hoạch tăng nguồn cung dầu từ tháng 4 hay trì hoãn sau đó.
• Giá đồng phục hồi khi các nhà đầu tư tìm kiếm biện pháp phòng ngừa lạm phát
Giá đồng trên sàn giao dịch London tăng khi các nhà đầu tư tìm nơi phòng ngừa lạm phát, song mức tăng bị hạn chế bởi đồng USD tăng mạnh.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London (LME) kết thúc phiên tăng 0,8% lên 9.467 USD/tấn. Trong phiên trước đó, giá giảm từ mức cao nhất 3 tháng (9.684,5 USD/tấn).
Giá đồng trên sàn Comex của Mỹ giảm 1,7% xuống còn 4,59 USD/lb.
Giá nhôm trên sàn LME tăng 1% lên 2.670 USD/tấn, kẽm tăng 0,7% lên 2.891,50 USD, chì tăng 0,2% lên 1.996 USD và niken giảm 0,6% xuống 15.395 USD. Giá thiếc tăng 0,4% lên mức cao nhất 4 tháng, 32.820 USD/tấn, do lo ngại về nguồn cung của nước sản xuất lớn - Indonesia – giảm và lượng hàng tồn kho LME giảm.
Các nhà đầu tư cũng đang theo dõi các cuộc đàm phán đầu tiên về việc chấm dứt chiến tranh ở Ukraine do các quan chức Mỹ và Nga tổ chức tại Riyadh vào thứ Ba.
"Chiến tranh kết thúc ở Ukraine sẽ liên quan đến thị trường năng lượng chứ không phải là câu chuyện về kim loại. Dòng chảy kim loại ra khỏi Nga chưa bao giờ bị chặn hoàn toàn", Tom Price, giám đốc chiến lược hàng hóa tại Panmure Liberum cho biết.
Hòa bình có thể dẫn đến việc bình thường hóa dòng chảy năng lượng từ Nga, có nghĩa là triển vọng phục hồi và tăng trưởng bền vững về tổng cầu trên toàn cầu, sẽ thúc đẩy giá tăng, Price nói thêm. Giá năng lượng cao hơn có thể thúc đẩy các mặt hàng khác vì đây là đầu vào quan trọng, ông cho biết.
Tuy nhiên, đà tăng giá đồng bị hạn chế bởi đồng USD tăng mạnh, khiến hàng hóa định giá bằng đồng USD trở nên đắt hơn đối với khách mua hàng sử dụng tiền tệ khác. Giá đồng cũng chịu áp lực do chưa rõ ràng về khả năng Mỹ áp thuế quan đối với kim loại sẽ làm tăng giá trên sàn giao dịch Comex của Mỹ.
Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng do nhu cầu thép ở khu vực hạ nguồn tại Trung Quốc cải thiện và kỳ vọng nước này sẽ đưa ra nhiều biện pháp kích thích hơn nữa.
Kết thúc phiên, quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2025 trên sàn Đại Liên (Trung Quốc) tăng 2,51% lên 818 CNY (112,34 USD)/tấn. Quặng sắt kỳ hạn tháng 3/2025 trên sàn Singapore tăng 1,18% lên 106,95 USD/tấn.
Dự kiến xuất khẩu quặng sắt từ Austra sẽ tăng khi các cảng lớn mở cửa trở lại sau cơn bão nhiệt đới Zelia.
Các nhà phân tích của GF Futures cho biết nhu cầu quặng phục hồi chậm sẽ kìm hãm đà tăng của giá quặng, trong khi kỳ vọng sản lượng kim loại nóng, thước đo nhu cầu quặng sắt, tuần này sẽ duy trì ở mức như tuần trước.
• Giá ngô cao nhất 16 tháng
• Giá đường cao nhất 2 tháng
• Giá cao su tăng
Giá ngô Mỹ tăng lên mức cao nhất 16 tháng, vượt 5 USD/bushel, do nhu cầu xuất khẩu của Mỹ tăng mạnh và dự kiến tồn trữ có thể giảm. Giá lúa mì đạt mức cao nhất kể từ tháng 10/2024, giá đậu tương cũng tăng.
Trên sàn Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 3/2025 tăng 5-3/4 US cent lên 5,02 USD/bushel – cao nhất kể từ tháng 10/2023. Giá lúa mì kỳ hạn tháng 3/2025 tăng 4-3/4 US cent lên 6,04-3/4 USD/bushel và giá đậu tương giao cùng kỳ hạn tăng 2-1/2 US cent lên 10,38-1/2 USD/bushel.
Giá đường thô tăng lên mức cao nhất 2 tháng do dự báo xuất khẩu từ Ấn Độ giảm. Kết thúc phiên, hợp đồng đường thô trên sàn ICE tăng 0,1 US cent tương đương 0,5% lên 20,52 US cent/lb, sau khi đạt mức cao nhất 2 tháng (20,72 US cent/lb) lúc đầu phiên giao dịch. Giá đường trắng trên sàn London giảm 1% xuống 541,8 USD/tấn.
Triển vọng sản xuất đường giảm ở Ấn Độ đã góp phần thúc đẩy giá tăng. "Sản lượng đường giảm có nghĩa là lượng đường có thể xuất khẩu ở Ấn Độ cũng giảm. Theo các thương nhân, vẫn còn nghi ngờ liệu xuất khẩu có đạt 1 triệu tấn như khối lượng Chính phủ cho phép xuất khẩu hay không", Commerzbank cho biết.
"Đợt tăng giá trên thị trường (đường) nội địa Ấn Độ đã khiến việc đăng ký xuất khẩu trở nên khó khăn và có vẻ như sẽ không đạt được mục tiêu", Báo cáo Đường McDougall Global View cho biết.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE giảm 2,15 US cent tương đương 0,5% xuống 4,0525 USD/lb, giảm từ mức cao kỷ lục 4,2995 USD/lb 1 tuần trước đó. Trái lại, cà phê robusta trên sàn London tăng 0,7% lên 5.721 USD/tấn.
Các đại lý cho biết đợt tăng giá tạm thời đã mất đà và thị trường có thể giảm thêm nữa trong ngắn hạn. Tuy nhiên, thị trường cà phê vẫn được hỗ trợ bởi nguồn cung hạn hẹp và triển vọng sản lượng ở Brazil, quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, giảm trong năm nay.
Giá cao su tại Nhật Bản tăng, do lo ngại về triển vọng nguồn cung và nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh doanh lĩnh vực tư nhân, song nhu cầu cao su tại nước tiêu thụ hàng đầu thế giới này giảm đã hạn chế đà tăng.
Kết thúc phiên, giá cao su kỳ hạn tháng 7/2025 trên sàn Osaka (OSE) tăng 2,6 JPY tương đương 0,7% lên 371,2 JPY (2,44 USD)/kg; cao su kỳ hạn tháng 5/2025 trên sàn Thượng Hải giảm 25 CNY tương đương 0,14% xuống 17.870 CNY (2.454,97 USD)/tấn; cao su kỳ hạn tháng 3/2025 trên sàn Singapore tăng 0,1% lên 203,3 US cent/kg.
Hợp đồng cao su butadien kỳ hạn tháng 2/2025 trên sàn Thượng Hải giảm 190 CNY tương đương 1,33% xuống 14.060 CNY (1.931,56 USD)/tấn.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Hai đã có cuộc họp với một số tên tuổi lớn nhất trong lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc nhằm thúc đẩy tâm lý của khu vực tư nhân trong bối cảnh căng thẳng leo thang với Mỹ và tăng trưởng chậm chạp của nền kinh tế trong nước.
Công ty cung cấp dữ liệu tài chính Trung Quốc Tonghuashun Information cho biết vụ thu hoạch cao su từ các nhà sản xuất lớn ở nước ngoài đang dần kết thúc, do đó nguồn cung cao su dự báo sẽ giảm. Vụ thu hoạch cao su ở những nướ sản xuất chính thường trải qua giai đoạn thấp từ tháng 2 đến tháng 5.
Cập nhật giá hàng hóa thế giới
|
ĐVT
|
Giá hôm nay
|
So với phiên trước
|
So với phiên trước (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
72,07
|
+0,22
|
+0,31%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
76,04
|
+0,20
|
+0,26%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
209,60
|
+0,93
|
+0,45%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
3,97
|
-0,03
|
-0,85%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
244,21
|
+0,15
|
+0,06%
|
Đồng (Comex)
|
US cent/lb
|
463,00
|
-1,25
|
-0,27%
|
Đồng (LME)
|
USD/tấn
|
9.472,00
|
+76,50
|
+0,81%
|
Nhôm (LME)
|
USD/tấn
|
2.668,50
|
+23,50
|
+0,89%
|
Kẽm (LME)
|
USD/tấn
|
2.884,00
|
+11,50
|
+0,40%
|
Thiếc (LME)
|
USD/tấn
|
32.779,00
|
+98,00
|
+0,30%
|
Ngô (CBOT)
|
US cent/bushel
|
516,00
|
+0,25
|
+0,05%
|
Lúa mì (CBOT)
|
US cent/bushel
|
618,50
|
+0,75
|
+0,12%
|
Lúa mạch (CBOT)
|
US cent/bushel
|
349,75
|
+1,75
|
+0,50%
|
Gạo thô (CBOT)
|
USD/cwt
|
13,99
|
-0,02
|
-0,18%
|
Đậu tương (CBOT)
|
US cent/bushel
|
1.053,75
|
-1,75
|
-0,17%
|
Khô đậu tương (CBOT)
|
USD/tấn
|
301,50
|
-0,60
|
-0,20%
|
Dầu đậu tương (CBOT)
|
US cent/lb
|
47,73
|
-0,01
|
-0,02%
|
Hạt cải (ICE)
|
CAD/tấn
|
675,20
|
+1,80
|
+0,27%
|
Cacao (ICE)
|
USD/tấn
|
10.491,00
|
+166,00
|
+1,61%
|
Cà phê (ICE)
|
US cent/lb
|
405,25
|
-2,15
|
-0,53%
|
Đường thô (ICE)
|
US cent/lb
|
19,16
|
0,00
|
0,00%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh (ICE)
|
US cent/lb
|
343,30
|
+4,70
|
+1,39%
|
Bông (ICE)
|
US cent/lb
|
68,82
|
+0,51
|
+0,75%
|
Lông cừu (ASX)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ (CME)
|
USD/1000 board feet
|
--
|
--
|
--
|
Cao su Singapore
|
US cent/kg
|
201,50
|
-1,20
|
-0,59%
|
Ethanol (CME)
|
USD/gallon
|
2,16
|
0,00
|
0,00%
|