• USD giảm do lo ngại Mỹ và các đối tác không đạt được thỏa thuân thuế quan
• Thị trường ngày càng lo lắng về việc Mỹ và các đối tác không đạt được thỏa thuận thương mại
• Thâm hụt thương mại của Mỹ tháng 3/2025 tăng lên mức kỷ lục 140,5 tỷ USD 3
• Đồng euro tiếp tục mức tăng sau khi Friedrich Merz được bầu làm thủ tướng Đức
• Đồng đô la Canada mạnh lên
• Cổ phiếu toàn cầu giảm
Đồng USD giảm mạnh vào thứ Ba do lo ngại rằng Mỹ và các đối tác sẽ không đạt được thỏa thuận thuế quan như mong muốn, trong khi đồng euro tiếp tục tăng sau khi quốc hội Đức bầu nhà lãnh đạo của đảng bảo thủ, ông Friedrich Merz, làm thủ tướng.
Các nhà đầu tư đang chờ đợi thông tin chi tiết về các thỏa thuận thương mại mà chính quyền của Tổng thống Donald Trump cho biết đang đàm phán với các quốc gia khác, bao gồm cả Trung Quốc. Hôm Chủ nhật, Tổng thống Donald Trump đã bóng gió rằng một số thỏa thuận sẽ được công bố trong tuần này.
Đồng USD đã giảm 0,86% xuống142,445 Yên Nhật. Đồng đô la Đài Loan tăng vào đầu phiên, sau đó giảm nhẹ về cuối phiên so với đồng bạc xanh trong bối cảnh thị trường bất an về thuế quan của ông Trump. Đô la Đài Loan kết thúc phiên ở mức 29,931 NTD đổi một USD.
Đồng đô la Canada tăng 0,39% so với đồng USD lên 1,38 CAD/1 USD.
Đồng euro tiếp tục tăng sau khi Merz giành được số phiếu cần thiết để trở thành thủ tướng Đức. Đồng tiền chung này gần đây đã tăng 0,50% lên 1,1371 USD.
Đồng bảng Anh tăng 0,64% lên 1,3376 USD trong khi đồng đô la Canada tăng 0,43% so với đồng bạc xanh lên 1,38 CAD đổi một USD.
Bộ Thương mại Mỹ báo cáo thâm hụt thương mại của nước này đã tăng 14% lên mức kỷ lục 140,5 tỷ USD trong tháng 3 khi các doanh nghiệp tăng cường nhập khẩu trước khi Tổng thống Donald Trump tăng thuế.
So với franc Thụy Sĩ, đồng USD tăng vào đầu phiên nhưng giảm vào cuối phiên, kết thúc phiên giảm nhẹ 0,09% xuống 0,82145 franc. Chủ tịch Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ Martin Schlegel cho biết SNB sẵn sàng can thiệp vào thị trường tiền tệ và cắt giảm lãi suất thậm chí xuống dưới mức 0 để ngăn lạm phát giảm xuống dưới mục tiêu ổn định giá cả.
Thị trường đang tập trung vào cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang vào thứ Tư, trong đó ngân hàng trung ương Mỹ dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất.
Chỉ số chứng khoán toàn cầu của MSCI giảm 3,38 điểm, tương đương 0,40%, xuống 842,83.
Trên Phố Wall, Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones giảm 389,83 điểm, tương đương 0,95%, xuống 40.829,00, S&P 500 giảm 43,47 điểm, tương đương 0,77%, xuống 5.606,91 và Nasdaq Composite giảm 154,58 điểm, tương đương 0,87%, xuống 17.689,66.
Chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu đóng cửa giảm 0,18%. Chỉ số DAX của Đức đóng cửa giảm 0,4% sau khi giảm khoảng 2% trước đó.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm trong phiên thứ Ba giảm 3,5 điểm cơ bản xuống 4,308%, từ mức 4,343% vào cuối ngày thứ Hai, trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm giảm 1,8 điểm cơ bản xuống 4,8112%. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm, thường biến động theo kỳ vọng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang, đã giảm 4,6 điểm cơ bản xuống 3,795%, từ mức 3,841% vào cuối ngày thứ Hai.
• Giá vàng tăng hơn 2%, thị trường tập trung vào cuộc họp của Fed
• Giá bạch kim và palladium tăng hơn 3%
Giá vàng tăng lên mức cao nhất hai tuần do hoạt động mua mạnh sau kỳ nghỉ lễ từ Trung Quốc và lo ngại về khả năng Mỹ áp thuế đối với hàng nhập khẩu dược phẩm, trong khi các nhà đầu tư đang chờ đợi kết quả cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang.
Vàng giao ngay tăng 2,4% lên 3.413,29 USD/ounce, mức cao nhất kể từ ngày 22 tháng 4, khi đạt mức cao kỷ lục là 3.500,05 USD/oz. Hợp đồng tương lai vàng kỳ hạn tháng 6 trên tăng 3% lên 3.422,8 USD.
Giá bạc giao ngay tăng 1,9% lên 33,1 USD/ounce, bạch kim tăng khoảng 2,4% lên 982,52 USD và palladium tăng 3,1% lên 971,27 USD.
Thị trường Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ hàng đầu thế giới, đã mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ Lễ Lao động, kéo dài từ ngày 1 đến ngày 5 tháng 5.
"Giá vàng đang được hỗ trợ bởi đợt đầu tư vàng mới nhất của Trung Quốc, cộng với nỗ lực liên tục của các ngân hàng trung ương muốn cắt giảm mức độ tiếp xúc với tài sản của Mỹ, đặc biệt là đồng USD", Adrian Ash, giám đốc nghiên cứu của BullionVault cho biết.
Đồng USD gặp khó khăn khi các nhà đầu tư bắt đầu mất kiên nhẫn với các thỏa thuận thương mại được kỳ vọng của Mỹ, khiến vàng được định giá bằng đồng bạc xanh trở nên rẻ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Thỏi vàng, một hàng rào chống lại sự bất ổn, năm nay đã đạt nhiều mức cao kỷ lục trong bối cảnh thị trường lo lắng do diễn biến thuế quan.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Hai đã phát tín hiệu về kế hoạch công bố mức thuế mới đối với các sản phẩm dược phẩm trong hai tuần tới. Trước đó vào Chủ Nhật, ông Trump đã công bố mức thuế 100% đối với các bộ phim được sản xuất ở nước ngoài.
"Chúng tôi cho rằng có nhà đầu cơ ở Trung Quốc tăng cường tham gia vào thị trường vàng. Ở phương Tây, chúng tôi cho rằng đã xảy ra tình trạng mua quá mức, song vàng ở đó vẫn đang được sở hữu quá ít. Cả hai yếu tố này đều sẽ làm nổi bật xu hướng tăng của giá vàng ", chiến lược gia hàng hóa Daniel Ghali của TD Securities cho biết, và thêm rằng "Giá có thể giao dịch lên tới 4.000 USD/ounce trong năm nay".
Các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ quyết định chính sách sắp tới của Fed (kết thúc cuộc họp vào thứ Tư), với những phát biểu của Chủ tịch Jerome Powell dự kiến sẽ cung cấp manh mối về thời điểm Fed cắt giảm lãi suất tiếp theo. Lãi suất cao tăng giảm sức hấp dẫn của vàng không có lợi suất.• Giá dầu Brent, WTI phục hồi mạnh mẽ từ mức thấp nhất 4 năm ở phiên trước
• Chi tiêu của Trung Quốc tăng trong kỳ nghỉ lễ Ngày Quốc tế Lao động
• Dự trữ dầu thô và sản phẩm của Mỹ tuần trước ước tính giảm
Giá dầu tăng khoảng 3% vào thứ Ba do có dấu hiệu nhu cầu tăng ở châu Âu và Trung Quốc, sản lượng giảm ở Mỹ, căng thẳng ở Trung Đông và khi nhiều người mua xuất hiện sau khi giá giảm xuống mức thấp nhất trong bốn năm.
Giá dầu Brent tăng 1,92 USD, hay 3,2%, đóng cửa ở mức 62,15 USD một thùng, trong khi dầu thô West Texas Intermediate (WTI) của Mỹ tăng 1,96 USD, hay 3,4%, đóng cửa ở mức 59,09 USD.
Cả hai loại dầu đều tăng sau khi xảy ra tình trạng bán quá mức về mặt kỹ thuật ở phiên trước, một ngày sau chạm mức thấp nhất kể từ tháng 2 năm 2021 sau quyết định của OPEC+ về việc tăng sản lượng.
"Thị trường có thể đang chứng kiến một số hoạt động bắt đáy với một lượng lớn lợi nhuận được chốt từ các vị thế bán khống, một yếu tố chính góp phần vào sự phục hồi giá", các nhà phân tích thuộc công ty tư vấn năng lượng Ritterbusch and Associates cho biết.
OPEC+, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh như Nga, vào cuối tuần đã quyết định sẽ tăng tốc tăng sản lượng dầu tháng thứ hai liên tiếp.
Giá cũng được hỗ trợ sau khi người tiêu dùng ở Trung Quốc tăng chi tiêu trong lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động và khi những người tham gia thị trường trở lại sau kỳ nghỉ lễ kéo dài năm ngày.
USD đã giảm xuống mức thấp nhất trong một tuần so với rổ tiền tệ khi các nhà đầu tư trở nên mất kiên nhẫn với các thỏa thuận thương mại. Đồng tiền Mỹ yếu đi khiến dầu có giá bằng USD trở nên rẻ hơn đối với những người mua sử dụng các loại tiền tệ khác.
Ngoài ra, giá dầu thấp hơn trong những tuần gần đây đã thúc đẩy một số công ty năng lượng của Mỹ như Diamondback Energy và Coterra Energy thông báo rằng họ sẽ cắt giảm một số giàn khoan, mà các nhà phân tích cho biết theo thời gian sẽ làm tăng giá bằng cách giảm sản lượng.
Dựa trên dữ liệu tồn kho dầu thô hàng tuần của Mỹ, các nhà phân tích ước tính lượng dự trữ dầu thô đã giảm khoảng 800.000 thùng vào tuần trước. Nếu đúng, đó sẽ là lần đầu tiên kể từ tháng 1lượng dự trữ giảm trong hai tuần liên tiếp. Con số này so với mức giảm 1,4 triệu thùng trong cùng tuần năm ngoái và mức giảm trung bình 100.000 thùng trong năm năm qua (2020-2024).

Giá kim loại cơ bản tăng do USD yếu đi

• Giá quặng sắt vững đến tăng
Giá kim loại công nghiệp nhìn chung được hỗ trợ bởi đồng USD giảm khiến kim loại có giá bằng USD trở nên rẻ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác, từ đó thúc đẩy nhu cầu. 
Giá đồng tăng vào thứ Ba khi đồng USD giảm, nhưng tâm lý thị trường chịu tác động tiêu cực bởi triển vọng tăng trưởng và nhu cầu toàn cầu chậm lại do thuế nhập khẩu của Mỹ và cuộc xung đột thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ.
Đồng kỳ hạn 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 1,8% lên 9.534 USD/tấn vào cuối phiên, sau khi có thời điểm đạt 9.563 USD, mức cao nhất kể từ ngày 3 tháng 4 và vượt qua ngưỡng kháng cự từ đường trung bình động 50 ngày 99.475 USD).
Giá nhôm kỳ hạn 3 tháng trên sàn LME giảm 0,2% xuống 2.426,50 USD/tấn, kẽm tăng 1,0% lên 2.634,50 USD, chì giảm 0,5% xuống 1.924,50 USD, thiếc tăng 4,0% lên 31.920 USD và niken tăng 1,1% lên 15.645 USD.
"Chúng tôi hiện đang có xu hướng bi quan về thị trường nửa cuối năm do yếu tố mùa vụ sự thay đổi chính sách", nhà phân tích Tom Price của Panmure Liberum cho biết. "Cuối cùng, năm nay sẽ bị ảnh hưởng bởi thuế quan khi thuế bắt đầu có tác động đầy đủ đến dòng chảy thương mại".
Trọng tâm chú ý của thị trường lúc này là liệu căng thẳng thương mại có giảm bớt hay không sau khi Trung Quốc cho biết tuần trước rằng họ đang xem xét đề nghị đàm phán về mức thuế 145% của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết cánh cửa của Bắc Kinh vẫn mở cho các cuộc thảo luận, báo hiệu khả năng hạ nhiệt trong cuộc chiến thương mại. Trung Quốc là nước tiêu thụ hàng đầu các kim loại công nghiệp như đồng được sử dụng trong ngành điện và xây dựng.
Các thương nhân cho biết một yếu tố hỗ trợ giá là lượng đồng dự trữ trong các kho do Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (ShFE) giám sát, ở mức khoảng 89.000 tấn, đã giảm gần 70% kể từ cuối tháng 2 và ở mức thấp nhất kể từ giữa tháng 1.
Giá quặng sắt kỳ hạn tương lai trên sàn Đại Liên giữ ổn định vào thứ Ba, khi các nhà đầu tư cân nhắc tác động tích cực bởi hy vọng về việc giảm bớt căng thẳng thương mại Trung-Mỹ và tác động tiêu cực từ dữ liệu kinh tế ảm đạm của Trung Quốc.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) của Trung Quốc kết thúc phiên đi ngang ở mức 704,5 nhân dân tệ (97,58 USD) một tấn.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 6 trên Sàn giao dịch Singapore tăng 0,92% lên 97,45 USD/tấn.
Hôm Chủ Nhật, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Mỹ đang họp với nhiều quốc gia để ký kết các thỏa thuận thương mại, bao gồm cả Trung Quốc, thúc đẩy tâm lý các nhà giao dịch và đẩy cổ phiếu Trung Quốc tăng cao vào thứ Ba.
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết Bắc Kinh đang "xem xét" lời đề nghị từ Washington về việc tổ chức các cuộc đàm phán về mức thuế 145% của ông Trump.
Trong khi đó, kết quả một cuộc khảo sát cho thấy hoạt động dịch vụ của Trung Quốc trong tháng 4/2025 đã tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong bảy tháng, chịu áp lực bởi sự không chắc chắn do thuế quan của Mỹ.
Thị trường thép Trung Quốc đang lo ngại về rủi ro suy thoái ở nước ngoài do thuế quan gây ra, với các biện pháp chống bán phá giá tác động tiêu cực đến nhu cầu thép trong tương lai, công ty môi giới Hexun Futures cho biết. Công ty tư vấn Mysteel cho biết sản lượng của các nhà sản xuất thép lò cao của Trung Quốc đã tăng thêm trong khoảng thời gian từ ngày 25 đến ngày 30 tháng 4.
Tuy nhiên, nhu cầu hạ nguồn dự kiến sẽ yếu trong tháng 5, khi nhu cầu trong nước chuyển sang mùa thấp điểm và nhu cầu bên ngoài phải đối mặt với những thách thức do thuế quan, Hexun cho biết.
Về phía cung, tổng lượng quặng sắt dự trữ trên khắp các cảng ở Trung Quốc tính đến ngày 30 tháng 4đã tăng 2,24% so với tuần trước lên 136,8 triệu tấn, dữ liệu của Steelhome cho thấy.
• Giá đậu tiếp tục giảm do căng thẳng từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
• Giá ngô vững đến giảm
• Giá lúa mì tăng do lệnh bán khống và lo ngại về thời tiết
• Giá cà phê tăng
• Giá đường giảm
Giá đậu tương tương trên sàn Chicago giảm do lo ngại về căng thẳng thương mại quốc tế. Giá dầu đậu tương giảm cũng gây áp lực lên mặt hàng đậu tương.
Giá ngô vững đến giảm do tiến độ gieo trồng ổn định tại Mỹ và Brazil sắp vào vụ thu hoạch, trong khi lúa mì tăng hơn do giao dịch kỹ thuật.
Hợp đồng đậu tương kỳ hạn tương lai trên Sàn giao dịch Chicago đóng cửa giảm 4-1/4 cent xuống còn 10,41-1/4 USD/bushel. Hợp đồng ngô tăng 1-1/4 cent lên 4,55-1/2 USD/bushel, và hợp đồng lúa mì đóng cửa tăng 4-3/4 cent lên 5,36 USD/bushel.
Các nhà xuất khẩu đậu tương Mỹ gần đây không ký được hợp đồng nào với Trung Quốc, nước nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới, trong bối cảnh xung đột thương mại Mỹ-Trung Quốc đang diễn ra.
Những người tham gia thị trường đang tiếp tục chờ đợi những dấu hiệu rõ ràng hơn rằng Washington và Bắc Kinh có thể tham gia đàm phán để giải quyết tình trạng bế tắc về thuế quan.
Giá đường thô giảm 0,03 cent, hay 0,2%, xuống còn 17,44 cent/lb. Hợp đồng này chạm mức thấp nhất kể từ tháng 7 năm 2021 vào thứ Sáu, ở mức 16,97 cent, nhưng đã phục hồi vào thứ Hai.
Giá đường trắng tăng 0,8% lên 493,80 USD/tấn.
Các đại lý cho biết chỉ số USD giảm và giá dầu thô phục hồi từ mức thấp nhất trong bốn năm đã hỗ trợ một số mặt hàng, trong đó có đường. Tuy nhiên, lo ngại về sự suy thoái kinh tế do chính sách thuế quan của Mỹ và lo ngại về sản lượng của Brazil giảm đã hạn chế mức tăng giá.
Giá cà phê Arabica tăng 1,6 cent, hay 0,4%, lên 3,8985 US/lb; cà phê robusta trên sàn London giảm 0,7% xuống còn 5.256 USD/tấn.
Cơ quan cung cấp lương thực quốc gia Brazil, Conab, vào thứ Ba cho biết sản lượng cà phê năm 2025 của nước này dự kiến sẽ đạt tổng cộng 55,7 triệu bao 60 kg, tăng 7,5% so với ước tính hồi tháng 1.
Dự báo mới nhất của Conab cũng cao hơn 2,7% so với vụ mùa năm 2024 và là mức cao nhất mọi thời đại đối với một "năm không có lợi nhuận" trong chu kỳ sản lượng cà phê arabica giảm thấp hai năm một lần.
Việt Nam đã xuất khẩu 663.000 tấn cà phê trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 4, giảm 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

 

Nguồn: Vinanet tổng hợp