• Đồng USD giảm
Đồng USD tiếp tục giảm giá so với các loại tiền tệ chính trong phiên cuối tuần khi mâu thuẫn về thuế quan giữa Mỹ với các đối tác làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư vào sự an toàn của đồng bạc xanh, đẩy đồng tiền này giảm xuống mức thấp nhất trong một thập kỷ so với đồng franc Thụy Sĩ và thấp nhất trong ba năm so với đồng euro.
Trung Quốc đã tăng thuế nhập khẩu từ Mỹ từ 84% lên 125% vào thứ Sáu, nhằm trả đũa quyết định tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc lên tổng cộng 145% của Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi ông tạm dừng nhiều đợt tăng thuế gần đây nhất đối với hầu hết các quốc gia.
Đồng USD đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt bán tháo trên toàn cầu lan sang cổ phiếu và thậm chí là trái phiếu kho bạc Mỹ. Lợi suất trái phiếu chuẩn kỳ hạn 10 năm của Mỹ trải qua tuần tăng mạnh nhất trong tuần kể từ năm 2001.
Brad Bechtel, giám đốc toàn cầu về FX tại Jefferies, cho biết sự suy yếu của đồng USD một phần là do quan điểm cho rằng sự đặc biệt về kinh tế của Mỹ đang suy yếu - với khả năng xảy ra suy thoái – và nhà đầu tư chuyển hướng từ đồng USD sang đồng yên và franc Thụy Sĩ như một tài sản an toàn.
"Có một sự luân chuyển lớn, về cơ bản là các nhà đầu tư nước ngoài đang đa dạng hóa từ tài sản Mỹ sang các khu vực khác như khu vực đồng euro. Và đối với những nhà đầu tư nước ngoài vẫn tham gia vào Mỹ, họ nhận ra rằng họ cần phải phòng ngừa rủi ro tiền tệ cho tài sản của mình. Điều này đang gây thêm áp lực lên đồng USD."
Dữ liệu vào thứ Sáu cho thấy tâm lý người tiêu dùng Mỹ đã trong tháng4/2025 đã giảm mạnh khi dự báo lạm phát trong 12 tháng tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 1981 trong bối cảnh lo lắng về căng thẳng thương mại.
Đồng USD giảm 0,9% xuống 0,81650 so với đồng franc Thụy Sĩ, kéo dài đà giảm trong phiên trước khi chạm mức thấp nhất kể từ tháng 1 năm 2015. Tính chung cả tuần, USD giảm mạnh nhất kể từ tháng 11 năm 2022.
Đồng USD giảm 0,51% so với yên Nhật xuống 144,05 yên sau khi chạm mức thấp nhất kể từ tháng 9 năm 2024; tính chung cả tuần USD cũng giảm nhiều nhất kể từ đầu tháng 2 so với yên Nhật.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu Christine Lagarde hôm thứ Sáu cho biết ngân hàng trung ương của bà đã sẵn sàng triển khai các công cụ của mình để duy trì sự ổn định tài chính và có thành tích vững chắc trong việc đưa ra các công cụ khi cần thiết để đối phó với tình trạng hỗn loạn.
Đồng euro tăng mạnh 1,25% lên 1,134050 USD, sau khi đạt mức cao nhất kể từ tháng 2 năm 2022. Tính chung cả tuần, euro tăng mạnh nhất so với euro kể từ đầu tháng 2/2025.
Đồng tiền chung cũng tăng 0,43% so với đồng bảng Anh, một dấu hiệu cho thấy hiệu suất vượt trội của đồng tiền này. Đồng bảng Anh tăng 0,89% so với đồng USD, lên1,30825 USD.
Chỉ số USD, đo lường đồng bạc xanh so với rổ tiền tệ bao gồm đồng yên và đồng euro, đã giảm 0,56% xuống 99,958 - chạm mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 2022. Tính chung cả tuần, Dollar index giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng trước.
Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc giảm mạnh so với đồng euro, trên thị trường nước ngoài chạm mức thấp nhất trong 11 năm so với đồng tiền này.
Tuần này, đồng nhân dân tệ đã giảm xuống mức yếu nhất từng được ghi nhận so với đồng USD, cả trong nước và ngoài nước, mặc dù sau đó đã phục hồi. • Chứng khoán Phố Wall tăng mạnh khi các bình luận của Fed xoa dịu thị trường.• Cả 3 chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đều ghi nhận mức tăng trong tuần: Dow Jones tăng 1,56%, S&P 500 tăng 1,81%, Nasdaq tăng 1,63%
• Các ngân hàng lớn khởi động mùa báo cáo thu nhập quý đầu tiên
• Cổ phiếu châu Âu giảm 3 tuần liên tiếp
Phố Wall tăng mạnh trong phiên cuối tuần khi các ngân hàng lớn khởi động mùa báo cáo thu nhập quý đầu tiên và các nhà đầu tư đóng sổ sau một tuần đầy biến động sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố một loạt thuế quan thương mại.
Cả ba chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đều kết thúc phiên giao dịch thứ Sáu tăng mạnh sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Boston Susan Collins đảm bảo rằng Fed đã chuẩn bị để duy trì hoạt động của thị trường tài chính nếu cần thiết.
Cả ba chỉ số đều ghi nhận mức tăng so với mức đóng cửa của thứ Sáu tuần trước. Cổ phiếu đã bị ảnh hưởng trong suốt tuần do lệnh hoãn thuế đối với hàng hóa châu Âu và sự gia tăng trả đũa trong cuộc xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Một dấu hiệu của sự biến động: chênh lệch giữa mức cao nhất và mức thấp nhất hàng tuần của S&P500 đạt mức cao nhất kể từ cuối tháng 3 năm 2020, khi phần lớn thế giới bị phong tỏa trong đại dịch.
S&P 500 và Dow đã ghi nhận mức tăng phần trăm hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 11 năm 2023, trong khi Nasdaq ghi nhận mức tăng phần trăm hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 11 năm 2022.
Cổ phiếu châu Âu giảm giá trong phiên cuối tuần, tính chung cả tuần giảm tuần thứ 3 liên tiếp, do phản ứng với những thay đổi đột ngột về thuế quan của Mỹ làm gia tăng lo ngại về tác động kinh tế do bất đồng về thuế quan thương mại.
Chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu giảm 0,1% sau khi Trung Quốc tăng thuế đối với hàng hóa của Mỹ từ 84% lên 125% trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới gia tăng.
Chỉ số STOXX 600 đã chạm mức thấp nhất trong gần 1 năm rưỡi vào đầu tuần này, sau đó tăng mạnh vào thứ Năm sau khi tạm dừng thuế quan. Tính chung cả tuần, ố STOXX 600 giảm 1,8%, tuần thứ ba liên tiếp giảm.

Giá vàng tăng hơn 6% trong tuần, vượt 3.200 USS

• Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu từ Mỹ lên 125%
• Giá sản xuất trong tháng 3/2025 của Mỹ bất ngờ giảm
Giá vàng tăng mạnh trong phiên cuối tuần vượt qua mức 3.200 USD, khi đồng USD suy yếu và cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng căng thẳng đã làm dấy lên nỗi lo về suy thoái kinh tế, khiến các nhà đầu tư đổ xô đến nơi trú ẩn an toàn là kim loại màu vàng.
Giá vàng giao ngay cuối phiên tăng gần 2% lên 3.235,89 USD/ounce, sau khi đạt mức cao kỷ lục là 3.245,28 USD vào đầu phiên. Vàng thỏi đã tăng hơn 6% trong tuần này.
Giá vàng kỳ hạn tháng 6/2025 tăng 2,1% lên mức 3.244,6 USD.
Giá bạc giao ngay tăng 3,2% lên 32,18 USD/ounce, trong khi giá bạch kim giảm 0,2% xuống 936,36 USD. Giá palladium tăng 0,7% lên 914,87 USD.
"Vàng rõ ràng được coi là tài sản trú ẩn an toàn được ưa chuộng trong bối cảnh thị trường biến động mạnh do xung đột thuế quan thương mại như hiện nay. Đồng USD đã mất giá và trái phiếu Kho bạc Mỹ đang bị bán tháo mạnh", Nitesh Shah, chiến lược gia hàng hóa tại WisdomTree cho biết.
Trung Quốc hôm thứ Sáu đã tăng thuế đối với hàng nhập khẩu của Mỹ lên 125%, làm gia tăng rủi ro trong cuộc xung đột giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Đồng USD giảm so với các đồng tiền khác, khiến vàng thỏi định giá bằng đồng bạc xanh trở nên rẻ hơn đối với người mua ở nước ngoài.
Sự kết hợp giữa hoạt động mua của ngân hàng trung ương, kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất, bất ổn địa chính trị và dòng vốn đầu tư đổ vào các quỹ ETF được hỗ trợ bằng vàng cũng góp phần thúc đẩy đợt tăng giá vàng năm nay.
Giá sản xuất của Mỹ bất ngờ giảm 0,4% trong tháng 3/2025 so với tháng 2/2025, nhưng thuế quan đối với hàng nhập khẩu dự kiến sẽ đẩy lạm phát tăng trong những tháng tới.
Các nhà giao dịch hiện đang đặt cược rằng Fed sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất vào tháng 6/2025 và sẽ cắt giảm tổng cộng khoảng 90 điểm cơ bản trong năm 2025.
"Việc giá vàng giảm nhẹ vào lúc này sẽ không gây ngạc nhiên, nhưng triển vọng sẽ tiếp tục tăng thêm nữa vì CPI và PPI tạo cho Fed nhiều không gian hơn để cắt giảm lãi suất và sẽ duy trì áp lực giảm đối với đồng USD", Tai Wong, nhà giao dịch kim loại độc lập ở New York cho biết. Lãi suất giảm sẽ tạo cơ hội tăng giá cho vàng - một biện pháp phòng ngừa truyền thống chống lại tình trạng lạm phát và bất ổn trên toàn cầu, cũng có xu hướng tăng mạnh trong môi trường lãi suất thấp.
Nhưng các nhà phân tích của UBS cho biết một số diễn biến nhất định có thể hạn chế đà tăng của vàng, bao gồm "giảm căng thẳng địa chính trị, quan hệ thương mại của Mỹ với các nước bớt căng thẳng hoặc bối cảnh tài chính và kinh tế vĩ mô của Mỹ cải thiện đáng kể ".• Giá dầu tăng t 1 USD ra
• Trung Quốc áp thuế 125% đối với hàng hóa của Mỹ, làm gia tăng xung đột thuế quan
• EIA hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu dầu
Giá dầu thô Brent và WTI (West Texas Intermediate) đều tăng hơn 1 USD vào thứ Sáu sau khi Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright cho biết Mỹ có thể chấm dứt xuất khẩu dầu của Iran như một phần trong nỗ lực đưa Cộng hòa Hồi giáo này vào các điều khoản về chương trình hạt nhân của nước này.
Giá dầu thô Brent đóng cửa ở mức 64,76 USD/thùng, tăng 1,43 USD hay 2,26%. Dầu thô West Texas Intermediate của Mỹ đóng cửa ở mức 61,50 USD/thùng, tăng 1,43 USD hay 2,38%.
"Việc thực thi nghiêm ngặt các hạn chế đối với xuất khẩu dầu thô của Iran sẽ làm giảm nguồn cung toàn cầu", Andrew Lipow, chủ tịch của Lipow Oil Associates cho biết.
Bình luận của ông Wright đã tạo động lực tăng giá dầu, trong bối cảnh giá tuần này biến động mạnh khi chế độ thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump buộc các nhà giao dịch phải đánh giá lại những rủi ro địa chính trị mà thị trường dầu thô phải đối mặt.
"Việc Mỹ trở thành rủi ro địa chính trị là điều mới đối với thị trường", John Kilduff, đối tác của Again Capital cho biết.
Trung Quốc hôm thứ Sáu tuyên bố rằng họ sẽ áp dụng mức thuế 125% đối với hàng hóa của Mỹ bắt đầu từ thứ Bảy, tăng từ mức 84% đã công bố trước đó, sau khi ông Trump tăng thuế đối với Trung Quốc lên 145% vào thứ Năm.
• Giá đồng tăng do USD suy yếu; Xung đột thuế quan Mỹ-Trung vẫn là tâm điểm chú ý
• Giá quặng sắt vững
Giá kim loại cơ bản trên sàn London trải qua một tuần nhiều biến động. Phiên thứ Sáu, giá tăng do USD yếu đi, mặc dù mức tăng bị hạn chế bởi khả năng xảy ra xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ hạn chế nhu cầu.
Đồng kỳ hạn ba tháng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 2,0% lên 9.166,50 USD/tấn. Tính chung cả tuần tăng 4,5%.
Giá đồng trên sàn Comex của Mỹ tăng 4,6% lên 4,537 USD/lb, chênh lệch giá giữa sàn Comex và sàn LME ngày càng nới rộng.
Đồng - kim loại được sử dụng rộng rãi trong điện và xây dựng đã tăng 4,5% trong tuần này sau khi chạm mức thấp nhất trong nhiều tháng là 8.105 USD/tấn vào thứ Hai khi cuộc xung đột thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới làm gia tăng lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
Bắc Kinh đã tăng thuế đối với hàng nhập khẩu của Mỹ lên 125% vào thứ Sáu, đáp trả quyết định tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Donald Trump lên 145% và làm tăng rủi ro trong một cuộc chiến thương mại đe dọa làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tuy nhiên, hoạt động mua của người tiêu dùng và các yếu tố kỹ thuật tạm thời đã giúp giá hồi phục nhẹ.
Tồn kho đồng trong các kho do Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải giám sát đã giảm 19% trong tuần này.
Về những kim loại cơ bản khác, giá nhôm trên sàn LME tăng 1,4% lên 2.402 USD/tấn, kẽm tăng 0,7% lên 2.659,50 USD, chì tăng 1,3% lên 1.917 USD, thiếc tăng 2,0% lên 31.175 USD và niken tăng 2,1% lên 15.085 USD.
Giá quặng sắt trên thị trường nhưng tính chung cả tuần giảm do căng thẳng thương mại gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc - hai nền kinh tế lớn nhất thế giới - đã làm lu mờ triển vọng nhu cầu.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) của Trung Quốc đóng cửa ở mức 0,71% lên 708 nhân dân tệ (96,70 USD)/tấn, tính chung cả tuần giảm 4,8%.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5 trên Sàn giao dịch Singapore giảm 0,14% xuống 97 USD/tấn, tính chung cả tuần giảm 4,8%.
Các nhà phân tích của ANZ cho biết căng thẳng thương mại chưa có dấu hiệu dịu đi, đồng thời cảnh báo rằng kịch bản xấu nhất có thể đẩy nền kinh tế toàn cầu vào suy thoái. Điều đó đã ảnh hưởng rộng rãi đến tâm lý trên thị trường kim loại.
Tuy nhiên, nhu cầu quặng sắt phục hồi trong ngắn hạn và sự lạc quan về khả năng Bắc Kinh sẽ đưa ra các biện pháp kích thích kinh tế đã ngăn sigas giảm.
Tại Trung Quốc, sản lượng kim loại nóng trung bình hàng ngày, thường được sử dụng để đánh giá nhu cầu quặng sắt, đã tăng tuần thứ bảy liên tiếp, tăng 0,6% trong tuần kết thúc vào 10/4 so với tuần trước lên mức cao nhất trong 17 tháng là 2,4 triệu tấn, một cuộc khảo sát từ công ty tư vấn Mysteel cho thấy.
• Giá ngô, lúa mì và đậu tương tăng
• Giá đường giảm
• Giá cacao và cà phê hồi phục
Giá lúa mì Mỹ tăng vào thứ Sáu khi đồng USD suy yếu so với các loại tiền tệ chính khác, trong khi ngô và đậu tương tăng do dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ.
Hợp đồng lúa mì giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) kết thúc phiên thứ Sáu tăng 18-3/4 cent lên 5,56-3/4 USD/bushel. Đậu tương trên sàn CBOT tăng 14-1/2 cent lên 10,43-1/2 USD/bushel, trước đó đã đạt mức cao nhất kể từ ngày 28 tháng 2. Hợp đồng ngô giao dịch nhiều nhất tăng 6 US cent lên 4,89 USD/bushel, sau khi đạt mức cao nhất kể từ ngày 27/2.
Giá đường thô giảm 0,12 cent, hay 0,7%, xuống 18,00 cent/lb, tính chung cả tuần giảm 4,4%, trong khi đường trắng giảm 0,2% xuống 523,00 USD/tấn.
Giá dầu cọ tăng trong phiên thứ Sáu nhưng tính chung cả tuần giảm tuần thứ hai liên tiếp.
Hợp đồng dầu cọ Malayssia kỳ hạn tháng 6 trên Sàn giao dịch Bursa Malaysia tăng 14 ringgit, tương đương 0,33%, lên 4.214 ringgit (953,39 USD)/tấn. Tính chung cả tuần giá giảm 2,63%.
Tồn trữ dầu cọ của Malaysia trong tháng 3/2025 đã ghi nhận mức tăng đầu tiên trong vòng sáu tháng, khi sản lượng phục hồi và lượng nhập khẩu tăng mạnh, bù đắp cho nhu cầu mạnh mẽ trong mùa lễ hội. Cụ thể, tồn trữ tính đến cuối tháng 3 đã tăng 3,52% so với tháng trước lên 1,56 triệu tấn.
Giá ca cao và cà phê thế giới đã phục hồi vào thứ Sáu sau khi giảm mạnh vào giữa tuần trong bối cảnh khủng hoảng thuế quan, nhưng tính chung cả tuần vẫn giảm do các nhà đầu tư tiếp tục lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
Chính quyền Mỹ vào thứ Tư cho biết họ sẽ tạm dừng hầu hết các mức thuế quan cao hơn trong 90 ngày, giữ nguyên mức thuế 10% đối với tất cả các quốc gia ngoại trừ Trung Quốc.
Giá cà phê Robusta kỳ hạn tương lai tăng 153 USD, tương đương 3,1%, lên 5.049 USD/tấn, nhưng đã giảm 2% trong tuần, trong khi giá cà phê arabica kỳ hạn tương lai tăng 3,5% lên 3,536 USD/lb vào thứ sáu, kết thúc tuần giảm 2,7%.
BMI, một đơn vị của Fitch Solutions, cho biết nhu cầu cà phê có thể bị ảnh hưởng bởi thuế quan của Mỹ, nhưng đã nâng dự báo giá arabica cả năm lên 3,40 USD/lb so với 2,40 USD do sản lượng dự kiến giảm ở các nhà sản xuất hàng đầu là Brazil và Việt Nam.
Hợp đồng ca cao kỳ hạn tương lai trên sàn London tăng 213 GBP, tương đương 3,6%, lên 6.207 GBP/tấn, nhưng kết thúc tuần giảm 3%. Ca cao trên sàn New York tăng 4,5% lên 8.440 USD/tấn, giảm 1% trong tuần.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản giảm vào thứ Sáu, tính chung cả tuần cũng giảm, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và nước tiêu thụ hàng đầu Trung Quốc đang lan rộng.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9 của Sàn giao dịch Osaka (OSE) kết thúc phiên giảm 0,17% xuống còn 297,6 yên (2,07 USD)/kg. Hợp đồng này đã giảm 7,2% trong tuần này.
Hợp đồng cao su tháng 5 trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) tăng 1,8% lên 14.995 nhân dân tệ (2.047,32 USD)/tấn.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 5 trên sàn giao dịch tăng 1,7% lên 168,4 US cent/kg. Hợp đồng cao su butadien kỳ hạn tháng 5 trên sàn SHFE tăng 2,61% lên 11.775 nhân dân tệ (1.607,68 USD)/tấn.
Trang thông tin tài chính Trung Quốc Tonghuashun Information cho biết, tác động trực tiếp của thuế quan đối với cao su tự nhiên chủ yếu là ở xuất khẩu lốp xe của Trung Quốc sang Mỹ, đồng thời nói thêm rằng nhu cầu cao su dự kiến sẽ chịu áp lực trong bối cảnh lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters)