Năng lượng: Giá dầu giảm hơn 1%, là phiên thứ 3 liên tiếp giảm sau phát ngôn của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) làm nhen nhóm lo ngại về triển vọng nhu cầu dầu, khi họ cho biết việc cắt giảm lãi suất có thể bị hoãn lại do lạm phát kéo dài.
Kết thúc phiên, giá dầu thô Brent giảm 98 US cent, tương đương 1,18%, xuống 81,9 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 1,09 USD, tương đương 1,39%, xuống 77,57 USD/thùng. Cả hai loại dầu đều giảm 1% trong phiên trước đó.
Biên bản cuộc họp chính sách tháng 5 của Fed cho biết các quan chức Fed nhận định lạm phát có thể giảm chậm hơn so với dự kiến trước đây. Lãi suất giảm sẽ làm giảm chi phí đi vay, giải phóng nguồn vốn có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nhu cầu dầu mỏ.
Nhà phân tích John Kilduff của Again Capital cho biết: “Tôi không mong đợi việc cắt giảm lãi suất sẽ diễn ra trước một trong những cuộc họp mùa thu”.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết tồn trữ dầu thô trong tuần kết thúc ngày 17/5/2024 tăng 1,8 triệu thùng, trái với dự báo của các nhà phân tích là giảm 2,5 triệu thùng và số liệu của Viện Dầu mỏ Mỹ (API) là tăng 2,48 triệu thùng.
Ông Kilduff cho biết: “Có nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà lọc dầu thô và nhu cầu xăng đạt một trong những mức cao nhất trong thời gian gần đây”. Ông lưu ý rằng một phần của sự gia tăng nhu cầu đó là do các nhà cung cấp dự trữ hàng vào cuối tuần trước Ngày Tưởng niệm.
Thị trường dầu thô đã bị áp lực bởi các yếu tố cơ bản suy yếu, chẳng hạn như dầu Brent giao ngay giảm so với hợp đồng tương lai và lợi nhuận nhà máy lọc dầu giảm. Theo Ole Hansen, người phụ trách bộ phận chiến lược hàng hóa của Ngân hàng Saxo, điều này có thể sẽ buộc OPEC+ gia hạn cắt giảm sản lượng tại cuộc họp tháng 6 để hỗ trợ giá.
Thị trường dầu thô hàng thực đang suy yếu. Một dấu hiệu khác cho thấy thị trường giảm lo ngại về sự thắt chặt nguồn cung, chênh lệch giữa hợp đồng dầu Brent kỳ hạn đầu tiên với k ỳ hạn thứ hai, được gọi là bù giá, gần mức thấp nhất kể từ tháng Giêng.
Tamas Varga, nhà phân tích của công ty môi giới dầu mỏ PVM, cho biết: “Quan điểm về triển vọng cơ bản vẫn còn ảm đạm”.
Kim loại quý: Giá vàng giảm hơn 1% khi các thương nhân giảm đặt cược vào việc Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong năm nay.
Kết thúc phiên, giá vàng giao ngay giảm 1,8% xuống 2.377,43 USD/ounce, sau khi đạt mức cao kỷ lục (2.449,89 USD/ounce) trong phiên ngày 20/5; vàng kỳ hạn tháng 6/2024 trên sàn New York giảm 1,4% xuống 2.392,9 USD/ounce. Chỉ số đồng USD tăng 0,3%, khiến vàng trở nên đắt hơn khi mua bằng tiền tệ khác.
Jim Wyckoff, nhà phân tích cấp cao tại Kitco Metals, cho biết: “Bạn đang chứng kiến một số đợt thanh lý kéo dài một tuần, một số hoạt động chốt lời của các nhà giao dịch đối với hợp đồng tương lai ngắn hạn; tất cả những điều này không phải là bất thường sau khi giá đạt mức cao kỷ lục”. “Ngày mai sẽ là một ngày giao dịch quan trọng nếu phe tăng giá cần phục hồi ngay, nếu không, biểu đồ ngắn hạn có thể bị tổn hại.”
Theo biên bản phiên họp từ ngày 30/4 đến ngày 1/5 của ngân hàng trung ương Mỹ, các quan chức Fed nói rằng sẽ mất nhiều thời gian hơn dự đoán trước đây để có được niềm tin lớn hơn vào việc lạm phát giảm về 2%.
Vàng thỏi còn được biết đến như một biện pháp phòng ngừa lạm phát, nhưng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lãi này sẽ tăng lên khi lãi suất cao.
Everett Millman, nhà phân tích thị trường của Gainesville Coins, cho biết vàng cũng đang bị kìm hãm bởi việc cắt giảm lãi suất bị trì hoãn và nỗi lo suy thoái chưa được giải quyết cùng với việc các nhà đầu tư phương Tây bán ra.
Gần đây, dữ liệu kinh tế cho thấy lạm phát đang có xu hướng giảm, nhưng các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương Mỹ cho biết Fed nên đợi thêm vài tháng nữa để đảm bảo rằng lạm phát thực sự quay trở lại mục tiêu 2% trước khi cắt giảm lãi suất.
Giá bạc phiên vừa qua giảm hơn 3% xuống 30,84 USD/ounce, sau khi đạt mức cao nhất hơn 11 năm trong phiên ngày 20/5/2014. Giá bạch kim giảm 0,9% xuống còn 1.036,80 USD và palladium giảm khoảng 3% xuống còn 999,75 USD.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng giảm do hoạt động bán chốt lời sau khi giá đạt mức cao kỷ lục và tiêu thụ đồng hàng thực giảm.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 3,9% xuống 10.440 USD/tấn – mức giảm mạnh nhất 2 năm. Giá đồng kỳ hạn tháng 6/2024 trên sàn Thượng Hải giảm 1,1% xuống 86.220 CNY (11.910,65 USD)/tấn; đồng kỳ hạn tháng 6/2024 trên sàn Comex giảm 5,2% xuống 4,854 USD/lb.
Một nhà giao dịch cho biết việc điều chỉnh có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và vị thế mua vẫn lớn hơn vị thế bán.
Mặc dù giảm trong phiên này nhưng giá đồng hiện vẫn cao hơn 22% so với hồi đầu năm, sau khi đạt mức cao kỷ lục 11.104,5 USD/tấn trong phiên 20/5/2024.
Giá cao kỷ lục đã làm giảm mạnh nhu cầu ở nước tiêu thụ đồng hàng đầu thế giới - Trung Quốc, khiến các nhà chế tạo đồng phải cắt giảm sản lượng.
David Wilson của BNP Paribas cho biết: “Chúng tôi biết rằng hiện có tổng cộng hơn 500.000 tấn dây đồng tồn kho chưa bán được đã được trong kho của các nhà sản xuất kể từ tháng 3”.
Tồn kho đồng tại các kho được Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) giám sát vẫn ở mức gần 300.000 tấn, do việc rút hàng theo mùa chậm hơn bình thường. Sản lượng đồng tinh chế trong tháng 4 của Trung Quốc tăng, xóa tan lo ngại về kế hoạch cắt giảm sản lượng trong tháng 3 của các nhà luyện kim lớn.
Đồng đô la mạnh hơn khiến hàng hóa được định giá bằng đồng bạc xanh trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các tiền tệ khác.
Một đợt bán tháo trên diện rộng đã diễn ra trên thị trường kim loại cơ bản. Cũng trên sàn LME, giá nhôm giảm 2,7% xuống 2.651,5 USD/tấn, niken giảm 4,2% xuống 20.400 USD, kẽm giảm 2,4% xuống 3.065,5 USD, thiếc giảm 2,3% xuống 33.525 USD. Giá chì giảm 1% xuống còn 2.313,5 USD sau khi chạm mức cao nhất trong hai năm là 2.359 USD.
Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng lên mức cao nhất 3 tháng do nhu cầu tăng sau khi Trung Quốc - tại nước tiêu thụ hàng đầu thế giới - hỗ trợ lĩnh vực bất động sản, bất chấp tồn trữ tăng cao.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2024 trên sàn Đại Liên tăng 2,7% lên 921 CNY (127,22 USD)/tấn – cao nhất kể từ ngày 19/2/2024. Tính từ đầu tháng đến nay, giá đã tăng 7,2% - tháng tăng thứ 5 liên tiếp; quặng sắt kỳ hạn tháng 6/2024 trên sàn Singapore tăng 1,5% lên 122,55 USD/tấn – cao nhất 3 tháng.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây tăng 1,7%, thép cuộn cán nóng tăng 1,2%, thép cuộn tăng 3,2% và thép không gỉ tăng 2,8%.
Thứ Sáu tuần trước, Trung Quốc đã công bố các bước "lịch sử" nhằm ổn định lĩnh vực bất động sản đang bị khủng hoảng, với việc ngân hàng trung ương tạo điều kiện cấp thêm 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (138 tỷ USD) và nới lỏng các quy định thế chấp, cùng nhiều biện pháp khác.
Động thái này làm tăng triển vọng nhu cầu của các nhà đầu tư đối với nguyên liệu sản xuất thép, vì lĩnh vực bất động sản là khu vực tiêu thụ thép lớn.
Một nhà kinh doanh quặng sắt cho biết sự phục hồi của giá kỳ hạn chủ yếu là do tâm lý vĩ mô tích cực, nhưng các yếu tố cơ bản lại không đủ mạnh do có nhiều nguồn cung sẵn có trên thị trường giao ngay.
Trong bối cảnh nhập khẩu và sản lượng trong nước ngày càng tăng, tồn kho quặng sắt tại các cảng lớn của Trung Quốc đứng ở mức 147,4 triệu tấn, tăng 6% so với đầu tháng 3, dữ liệu của Mysteel.
Nông sản: Giá lúa mì Mỹ tăng lên mức cao nhất 10 tháng do gia tăng lo ngại về nguy cơ sản lượng không cao tại Nga - nước xuất khẩu lúa mì hàng đầu thế giới. Giá ngô và đậu tương phiên này cũng tăng.
Trên sàn Chicago, giá lúa mì kỳ hạn tháng 7/2024 giảm 4-1/2 US cent xuống 6,93 USD/bushel, trước đó trong phiên giá lúa mì đạt 7,16-3/4 USD/bushel – cao nhất kể từ ngày 28/7/2024; đậu tương kỳ hạn tháng 7/2024 tăng 10 US cent lên 12,46-1/4 USD/bushel, trong khi giá ngô giao cùng kỳ hạn tăng 3-1/4 US cent lên 4,61-1/4 USD/bushel.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7/2024 trên sàn ICE giảm 0,33 US cent, tương đương 1,8%, xuống 18,23 US cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 8/2024 trên sàn London giảm 0,5% xuống 541,5 USD/tấn.
Tốc độ ép nghiền mía ở Trung Nam Brazil đạt mức cao đã giúp đẩy thị trường vào thế phòng thủ trong khi dữ liệu ép nghiền nửa đầu tháng 5 có thể sẽ được đoàn công nghiệp Unica sẽ được công bố vào tuần tới.
Giá cà phê trên sàn ICE tăng gần 5% lên mức cao nhất 3 tuần do dự báo thời tiết khô hạn tại Việt Nam ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, đồng thời giá cà phê arabica cũng tăng.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 7/2024 trên sàn ICE tăng 1,5% lên 2,2045 USD/lb; cà phê robusta kỳ hạn tháng 7/2024 trên sàn London tăng 183 USD tương đương 4,9% lên 3.917 USD/tấn, sau khi đạt mức cao nhất 3 tuần (3.928 USD/tấn).
Các đại lý cho biết dự báo cho thấy trong tuần tới sẽ có ít mưa tại Việt Nam, nước sản xuất cà phê Robusta hàng đầu thế giới, làm dấy lên mối lo ngại mới về điều kiện khô hạn khi cây sắp bước vào thời kỳ ra hoa.
Ngoài ra, cũng có một số lo ngại về chất lượng ở Brazil, nơi vụ thu hoạch đang ở giai đoạn đầu. Hợp tác xã Cooxupe của Brazil dự kiến sản lượng năm 2025 sẽ tăng, trong khi họ vẫn giữ dự báo về mức tăng sản lượng vào năm 2024.
Tổ chức Cà phê Quốc tế cho biết các thương nhân đang đẩy nhanh các chuyến hàng sang châu Âu trước khi luật phá rừng mới của châu Âu có hiệu lực.
Giá cao su tại Nhật Bản hồi phục trở lại sau khi giảm trong phiên liền trước. Theo đó, cao su kỳ hạn tháng 10/2024 trên sàn Osaka (OSE) tăng 0,37% lên 326,2 JPY/kg.
Trong khi đó, giá cao su kỳ hạn tháng 9/2024 trên sàn Thượng Hải giảm 35 CNY tương đương 0,24% xuống 14.835 CNY/tấn; cao su kỳ hạn tháng 7/2024 trên sàn Singapore giảm 0,2% xuống 170,1 US cent/kg.
Cơ quan công nghiệp ô tô châu Âu cho biết doanh số bán ô tô mới tại Liên minh Châu Âu đã tăng 13,7% trong tháng 4, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 10 năm ngoái, sau khi số lượng đăng ký giảm vào tháng Ba.
Đồng yên Nhật giảm 0,19% xuống 156,44 so với đồng đô la.
Giá hàng hóa thế giới

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

77,16

-0,41

-0,53%

Dầu Brent

USD/thùng

81,23

-0,67

-0,82%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

245,91

-0,87

-0,35%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,80

-0,05

-1,62%

Dầu đốt

US cent/gallon

241,63

-1,55

-0,64%

Vàng (Comex)

USD/ounce

2.393,20

-22,50

-0,93%

Vàng giao ngay

USD/ounce

2.371,48

-7,37

-0,31%

Bạc (Comex)

USD/ounce

31,00

-0,50

-1,59%

Bạch kim giao ngay

USD/ounce

1.032,71

-7,57

-0,73%

Đồng (Comex)

US cent/lb

478,90

-5,95

-1,18%

Đồng (LME)

USD/tấn

10.419,00

-440,00

-4,05%

Nhôm (LME)

USD/tấn

2.636,50

-89,00

-3,27%

Kẽm (LME)

USD/tấn

3.062,50

-77,00

-2,45%

Thiếc (LME)

USD/tấn

33.510,00

-814,00

-2,37%

Ngô (CBOT)

US cent/bushel

461,50

+0,25

+0,05%

Lúa mì (CBOT)

US cent/bushel

695,75

+2,75

+0,40%

Lúa mạch (CBOT)

US cent/bushel

368,50

+2,25

+0,61%

Gạo thô (CBOT)

USD/cwt

18,87

+0,12

+0,64%

Đậu tương (CBOT)

US cent/bushel

1.244,00

-2,25

-0,18%

Khô đậu tương (CBOT)

USD/tấn

378,30

+0,10

+0,03%

Dầu đậu tương (CBOT)

US cent/lb

45,66

-0,22

-0,48%

Hạt cải (ICE)

CAD/tấn

664,90

-0,70

-0,11%

Cacao (ICE)

USD/tấn

7.536,00

+142,00

+1,92%

Cà phê (ICE)

US cent/lb

220,45

+3,25

+1,50%

Đường thô (ICE)

US cent/lb

18,23

-0,33

-1,78%

Nước cam cô đặc đông lạnh (ICE)

US cent/lb

463,40

+7,45

+1,63%

Bông (ICE)

US cent/lb

79,00

-0,38

-0,48%

Lông cừu (ASX)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ (CME)

USD/1000 board feet

--

--

--

Cao su Singapore

US cent/kg

171,50

+0,90

+0,53%

Ethanol (CME)

USD/gallon

2,16

0,00

0,00%

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)