Năng lượng: Giá dầu tăng do lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung dầu thô trên toàn cầu khi áp lực địa chính trị ở Trung Đông và châu Âu gia tăng, trong khi tồn kho dầu thô và xăng của Mỹ bất ngờ tăng.
Kết thúc phiên này, giá dầu Brent tăng 1,14 USD, hay 1,34%, lên 86,39 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 0,84 USD, hay 1,04%, lên 81,74 USD/thùng. Lúc đầu phiên, dầu WTI tăng hơn 1 USD/thùng vào đầu phiên.
Căng thẳng xuyên biên giới giữa Israel và Hezbollah của Lebanon ngày càng leo thang, làm dấy lên lo ngại rằng một cuộc chiến tranh mở rộng có thể cuốn theo các quốc gia khác, bao gồm cả nhà sản xuất dầu mỏ lớn Iran.
Bộ Ngoại giao Pháp cho biết Pháp vô cùng quan ngại về tình hình ở Lebanon và kêu gọi các bên kiềm chế.
Nhà phân tích Ashley Kelty của Panmure Gordon cho biết bất kỳ sự lây lan nào cũng có thể tác động lớn đến nguồn cung dầu thô từ Trung Đông.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết đất nước của ông luôn đoàn kết với Lebanon và kêu gọi các nước trong khu vực thể hiện sự ủng hộ.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, EIA, cho biết dự trữ dầu thô của họ tăng 3,6 triệu thùng trong tuần trước, trong khi kết quả thăm dò của Reuters cho thấy giới phân tích dự đoán là giảm 2,9 triệu thùng.
John Kilduff, đối tác tại Again Capital cho biết “Báo cáo EIA ngày hôm qua vẫn là thông tin quan trọng đối với thị trường ngày hôm nay vì đây là bất ngờ về mức tăng mà chúng tôi thấy và tốc độ vận hành của nhà máy lọc dầu”.
Tồn trữ xăng của Mỹ tăng 2,7 triệu thùng, so với dự đoán giảm 1 triệu thùng.
Tim Snyder, chuyên gia kinh tế tại Matador Economics, cho biết: “Chúng ta hiện đang ở cao điểm của mùa lái xe - mùa hè, sắp đến ngày 4 tháng 7, vì vậy, nếu thị trường đang đi ngang, thì chúng ta thậm chí có thể chứng kiến sự sụt giảm sau kỳ nghỉ cuối tuần”. .
Tại châu Âu, tồn trữ xăng, được lưu trữ độc lập tại trung tâm lưu trữ và lọc dầu Amsterdam-Rotterdam-Antwerp (ARA), đã tăng hơn 9% trong tuần tính đến 27/6, dữ liệu từ công ty tư vấn Insights Global của Hà Lan cho thấy, thể hiện phạm vi hạn chế đối với nhu cầu xăng xuyên Đại Tây Dương của Mỹ. .
Trong khi đó, nhận xét từ Chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic trong một bài luận chính sách công bố hôm thứ Năm đã nhắc lại kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất trong quý 4 năm nay, phù hợp với kỳ vọng của các nhà đầu tư về việc cắt giảm bắt đầu vào tháng 9.
Kilduff của Again Capital cho biết: “Chắc chắn chúng tôi không thể tin vào điều gì khi Fed đang tìm cách thúc đẩy thị trường một lần nữa”.
Kim loại quý: Giá vàng tăng hơn 1% từ mức thấp hơn hai tuần đạt được trong phiên trước do USD yếu đi và thị trường chuyển sự chú ý sang số liệu lạm phát quan trọng của Mỹ để có manh mối về lộ trình chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Vàng giao ngay kết thúc phiên tăng 1,2% lên 2.324,53 USD/ounce sau khi giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 10/6 trong phiên liền trước. Vàng Mỹ giao sau tăng 1% lên 2.336,6 USD/ounce.
"Một số dữ liệu được đưa ra hỗ trợ thị trường vàng. Về cơ bản, lượng hàng tồn kho bán buôn (ở Mỹ) thấp hơn dự kiến. Con số GDP cuối cùng thấp hơn đáng kể. Vì vậy, giá vàng kỳ hạn tương lai đang được sự thúc đẩy nhờ chỉ số đồng đô la sắp ra mắt." Phillip Streible, giám đốc chiến lược thị trường tại Blue Line Futures cho biết.
Động lực kinh tế suy yếu càng thể hiện rõ bởi số liệu cho thấy chi tiêu cho thiết bị của các doanh nghiệp giảm trong tháng 5, trong khi xuất khẩu sụt giảm đã đẩy thâm hụt thương mại hàng hóa tăng cao.
Trong ước tính thứ ba về tổng sản phẩm quốc nội quý 1, chính phủ xác nhận rằng tăng trưởng kinh tế đã giảm mạnh trong quý đầu tiên của năm nay.
USD giảm 0,2% so với rổ tiền tệ chính, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm xuống 4,2845% khiến vàng hấp dẫn hơn cho người giữ các tiền tệ khác.
Theo dữ liệu FedWatch, các nhà đầu tư phần lớn vẫn giữ quan điểm về việc Fed sẽ có khoảng hai lần cắt giảm lãi suất trong năm nay, mặc dù ngân hàng trung ương Mỹ chỉ dự kiến một lần.
Lãi suất thấp hơn làm giảm chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng thỏi không sinh lãi.
Dữ liệu về Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (CPE), một báo cáo lạm phát quan trọng và thước đo lạm phát ưa thích của Fed, sẽ công bố vào thứ Sáu.
Các thị trường cũng cảnh giác trước những dấu hiệu chính phủ Nhật Bản can thiệp vào đồng yên khi nó suy yếu gần mức thấp nhất trong 38 năm. Sự bất ổn kinh tế có xu hướng thúc đẩy sức hấp dẫn của vàng thỏi.
Về những kim loại quý khác, giá bạch kim giao ngay giảm 2,2%, xuống 988,75 USD, trong khi palladium vững ở mức 929,00 USD và bạc tăng 0,5%, lên 28,90 USD.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng chạm mức thấp nhất hơn hai tháng do tồn kho tiếp tục tăng và nhu cầu vẫn mờ nhạt tại Trung Quốc.
Kết thúc phiên giao dịch, trên sàn LME, giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London LME giảm 0,4% xuống 9.506,5 USD/tấn sau khi xuống mức thấp nhất trong phiên tại 9.485,5 USD/tấn, thấp nhất kể từ ngày 17/4.
Đầu phiên, giá tăng do chỉ số USD giảm sau khi dữ liệu về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Mỹ được công bố, khiến hàng hóa định giá bằng đồng USD trở nên rẻ hơn cho người mua sử dụng các ngoại tệ khác.
Trong khi đó, tồn trữ lượng đồng đăng ký với ba sàn giao dịch lớn trên thế giới đã lần đầu tiên kể từ tháng 8 năm 2021 tăng trên 500.000 tấn. Tồn trữ đồng của sàn LME tăng 72% kể từ giữa tháng 5 lên 177.750 tấn, cao nhất trong hơn 6 tháng.
Ole Hansen, người phụ trách bộ phận chiến lược hàng hóa tại Ngân hàng Saxo, cho biết: “Tổng lượng đồng dự trữ trên sàn giao dịch tăng lên hơn 500.000 tấn không phải là điều mà thị trường muốn khi nó đang chịu áp lực thanh lý kéo dài”. “Câu hỏi đặt ra là sự điều chỉnh này có thể sâu đến mức nào. Khu vực ngay dưới 9.500 USD là một mức kỹ thuật quan trọng và nếu giá xuống dưới mức đó thì có khả năng hướng tới mức 9.100 USD tiếp theo”,
Sau khi tăng lên mức cao kỷ lục 11.104,5 USD/tấn trong ngày 20/5, giá đồng đã giảm 14% một phần do số liệu kinh tế yếu từ Trung Quốc.
Thêm vào lo ngại về nhu cầu đồng vật chất trên thị trường Trung Quốc yếu là dữ liệu hôm thứ Năm cho thấy tăng trưởng lợi nhuận công nghiệp của nước này chậm lại mạnh trong tháng trước.
Về các kim loại cơ bản khác, giá nhôm trên sàn LME giảm 0,8% xuống 2.492,50 USD, kẽm giảm 0,5% xuống 2.925 USD và chì giảm 0,6% xuống 2.181 USD. Giá niken tăng 0,1% lên 17.075 USD và thiếc tăng 0,7% lên 32.225 USD.
Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tiếp tục tăng phiên thứ 3 liên tiếp bởi những nỗ lực mới nhất của Trung Quốc nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, Trung Quốc đóng cửa tăng 1,1% lên 819 CNY (112,67 USD)/tấn. Tuy nhiên, tại Singapore quặng sắt kỳ hạn tháng 7 giảm 0,9% trong đầu phiên xuống 105,65 USD/tấn, do số liệu công nghiệp yếu và sự thận trọng với dự trữ cao ở cảng. Giá đã lên mức cao trong ngày tại 107,45 USD/tấn trong phiên buổi sáng.
Giá thép trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải không đồng nhất. Theo đó, thép thanh giảm 0,2%, thép cuộn cán nóng thay đổi ít, dây thép cuộn giảm 0,3% và thép không gỉ tăng 0,8%.
Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc hôm thứ Tư đã công bố các bước nhằm giảm chi phí mua nhà, bao gồm cắt giảm lãi suất thế chấp và tỷ lệ trả trước tối thiểu, nhằm cố gắng thúc đẩy thị trường bất động sản địa phương. Theo các nhà phân tích, kỳ vọng về nhu cầu phục hồi trong ngắn hạn đóng vai trò hỗ trợ giá của nguyên liệu sản xuất thép quan trọng.
Sản lượng kim loại này trung bình trong tháng 7 dự kiến đạt 2,37 triệu tấn dựa trên kế hoạch sản xuất và bảo trì hiện nay, nghĩa là nhu cầu quặng tương đối ổn định.
Nhưng mức tăng bị thu hẹp sau khi dữ liệu chính thức cho thấy lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc tăng với tốc độ chậm hơn nhiều trong tháng 5, cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải đối mặt với những khó khăn khi nhu cầu trong nước yếu làm giảm tốc độ tăng trưởng chung.
Nông sản: Giá lúa mì Mỹ tăng mạnh vào thứ Năm, phục hồi sau chuỗi giảm giá do mua hàng giá hời và nhu cầu xuất khẩu mạnh mẽ. Trong khi đó, giá ngô và đậu tương giảm do nhu cầu yếu đi và triển vọng mùa màng tốt.
Kết thúc phiên, giá lúa mì trên Sàn Thương mại Chicago (CBOT) tăng 19 cent lên 5,79-1/2 USD/bushel, đậu tương giảm 2-1/4 US cent xuống 11,04-3/4 USD/bushel, mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm 2020. Giá ngô giảm 3 US cent xuống 4,22-1/2 USD/bushel.
USDA báo cáo doanh số xuất khẩu lúa mì ròng của Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 20 tháng 6 là 667.200 tấn cho niên vụ 2024/25, cao hơn ước tính thương mại là 200.000 đến 600.000 tấn.
Ngoài ra, Cơ quan thống kê quốc gia Canada, ước tính tổng diện tích trồng lúa mì của Canada ở mức 26,641 triệu mẫu, thấp hơn mức kỳ vọng thương mại trung bình là 26,943 triệu mẫu. Canada là nước sản xuất lúa mì số 4 thế giới.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7 đóng cửa tăng 0,88 US cent hay 4,6% lên 20,12 US cent/lb, trước đó giá đã lên mức cao nhất trong gần hai tháng tại 20,16 US cent/lb. Đường trắng kỳ hạn tháng 8 tăng 2,8% lên 585,1 USD/tấn.
Thị trường đang đợi số liệu về sản lượng mía, đường ở Trung Nam Brazil trong nửa đầu tháng 6 được tổ chức Unica phát thành. Một khảo sát các nhà phân tích của S&P Global Commodity Insights cho thấy sản lượng đường là 2,92 triệu tấn tăng 14% so với năm trước.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 9 đóng cửa giảm 0,3% xuống 4.047 USD/tấn; cà phê arabica giao cùng kỳ hạn tăng 2 US cent hay 0,9% lên 2,2635 USD/lb.
Các đại lý cho biết lượng cà phê rút ra khỏi kho được chứng nhận ICE tương đối lớn, khoảng 34.000 bao, dẫn đến tổng lượng tồn kho giảm xuống còn 808.459 bao.
Nguồn cung cà phê Robusta tại nước sản xuất hàng đầu thế giới Việt Nam vẫn khan hiếm. Tuy nhiên, lượng mưa gần đây tại các vùng trồng cà phê của Việt Nam đã mang lại lợi ích cho vụ mùa tiếp theo, có khả năng thúc đẩy kích thước quả cà phê.
Hoạt động giao dịch cà phê ở Việt Nam tuần này tiếp tục tầm lắng do nguồn cung yếu với giá trong nước ổn định quanh 120.000 đồng/lg, trong khi mức cộng của cà phê tại Indonesia vẫn cao.
Nông dân tại Tây Nguyên đang bán cà phê với giá 119.000 – 120.000 đồng (4,67 – 4,72 USD)/kg, thay đổi ít so với một tuần trước. Các lái thương chào bán cà phê robusta loại 2 với 5% hạt đen và vỡ ở mức 600 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch ICE London. Tại Indonesia cà phê robusta trên đảo Sumatran được chào bán ở mức 950 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 7, giảm từ 980 USD/tấn trong tuần trước.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản tăng do đồng JPY yếu mặc dù đà tăng bị hạn chế bởi giá dầu giảm.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 12 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 1,1 JPY hay 0,33% lên 332,6 JPY (2,07 USD)/kg. Cao su giao tháng 9 trên sàn Thượng Hải giảm 125 CNY xuống 14.925 CNY (2.053,35 USD)/tấn. Hợp đồng cao su giao tháng 7 trên sàn SICOM của Singapore Exchange giảm 2,5% xuống 165,2 US cent/kg.
Đồng JPY xuống thấp nhất trong gần 38 năm khiến thị trường luôn cảnh giác trước bất cứ dấu hiệu can thiệp nào từ chính quyền Nhật Bản nhằm hỗ trợ đồng tiền này.
Bộ trưởng Tài chính Shunichi Suzuki cho biết chính phủ Nhật Bản sẽ có những hành động cần thiết về tiền tệ, báo hiệu sự sẵn sàng can thiệp vào thị trường tỷ giá hối đoái sau khi đồng yên trượt giá quá sâu. ồng tiền Nhật Bản yếu đi khiến tài sản bằng đồng Yên trở nên dễ mua hơn đối với người mua nước ngoài nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Dữ liệu chính thức cho thấy lợi nhuận công nghiệp của người tiêu dùng hàng đầu Trung Quốc tăng với tốc độ chậm hơn nhiều trong tháng 5, nhấn mạnh những khó khăn mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới khi phải đối mặt khi nhu cầu trong nước yếu làm giảm tốc độ tăng trưởng chung.
Một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc trong tháng 6 có thể giảm tháng thứ hai liên tiếp, tiếp tục kêu gọi các biện pháp kích thích mới sau khi một loạt chỉ số gần đây cho thấy nền kinh tế đang gặp khó khăn trong việc hồi phục trở lại.
Giá hàng hóa thế giới
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
82,19
|
+0,45
|
+0,55%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
86,78
|
+0,39
|
+0,45%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
255,30
|
+0,74
|
+0,29%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,71
|
+0,02
|
+0,74%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
254,76
|
+1,01
|
+0,40%
|
Vàng (Comex)
|
USD/ounce
|
2.332,80
|
-3,80
|
-0,16%
|
Vàng giao ngay
|
USD/ounce
|
2.323,15
|
-4,58
|
-0,20%
|
Bạc (Comex)
|
USD/ounce
|
29,26
|
0,00
|
0,00%
|
Bạch kim giao ngay
|
USD/ounce
|
1.000,95
|
+10,36
|
+1,05%
|
Đồng (Comex)
|
US cent/lb
|
436,65
|
+1,80
|
+0,41%
|
Đồng (LME)
|
USD/tấn
|
9.515,50
|
-24,50
|
-0,26%
|
Nhôm (LME)
|
USD/tấn
|
2.492,50
|
-19,50
|
-0,78%
|
Kẽm (LME)
|
USD/tấn
|
2.929,50
|
-11,50
|
-0,39%
|
Thiếc (LME)
|
USD/tấn
|
32.208,00
|
+196,00
|
+0,61%
|
Ngô (CBOT)
|
US cent/bushel
|
434,75
|
+1,00
|
+0,23%
|
Lúa mì (CBOT)
|
US cent/bushel
|
577,50
|
-2,00
|
-0,35%
|
Lúa mạch (CBOT)
|
US cent/bushel
|
326,75
|
+6,00
|
+1,87%
|
Gạo thô (CBOT)
|
USD/cwt
|
15,48
|
+0,04
|
+0,23%
|
Đậu tương (CBOT)
|
US cent/bushel
|
1.109,75
|
+5,00
|
+0,45%
|
Khô đậu tương (CBOT)
|
USD/tấn
|
341,30
|
+2,80
|
+0,83%
|
Dầu đậu tương (CBOT)
|
US cent/lb
|
43,51
|
-0,05
|
-0,11%
|
Hạt cải (ICE)
|
CAD/tấn
|
622,00
|
+0,90
|
+0,14%
|
Cacao (ICE)
|
USD/tấn
|
7.273,00
|
-517,00
|
-6,64%
|
Cà phê (ICE)
|
US cent/lb
|
226,35
|
+2,00
|
+0,89%
|
Đường thô (ICE)
|
US cent/lb
|
20,21
|
+0,70
|
+3,59%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh (ICE)
|
US cent/lb
|
426,40
|
+2,75
|
+0,65%
|
Bông (ICE)
|
US cent/lb
|
74,93
|
+0,35
|
+0,47%
|
Lông cừu (ASX)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ (CME)
|
USD/1000 board feet
|
--
|
--
|
--
|
Cao su Singapore
|
US cent/kg
|
170,00
|
+0,50
|
+0,29%
|
Ethanol (CME)
|
USD/gallon
|
2,16
|
0,00
|
0,00%
|