Trên thị trường năng lượng, giá dầu đi lên do dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu tăng cao và gia tăng căng thẳng tại Trung Đông, làm lu mờ lo ngại về nhu cầu xăng dầu của Trung Quốc.
Kết thúc phiên này, giá dầu thô Brent kỳ hạn tháng 3/2024 tăng 47 US cent lên 82,87 USD/thùng; dầu Brent kỳ hạn tháng 4/2024 tăng 67 US cent lên 82,5 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,04 USD tương đương 1,35% lên 77,82 USD/thùng.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, trong đó nâng triển vọng của cả Mỹ và Trung Quốc với lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến.
Hôm thứ Hai, cả hai hợp đồng dầu thô đều giảm hơn 1 USD do cuộc khủng hoảng bất động sản ngày càng sâu sắc làm dấy lên lo ngại về nhu cầu ở quốc gia tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới, với việc tòa án Hồng Kông ra lệnh thanh lý công ty bất động sản China Evergrande Group.
Phil Flynn, nhà phân tích của Price Futures Group, cho biết: “Vẫn còn những lo ngại về những gì chúng ta đã thấy ở Trung Quốc, nhưng các nguyên tắc cơ bản, từ quan điểm rủi ro nguồn cung, vẫn rất lạc quan”.
Trong khi đó, xung đột tại Trung Đông cũng hỗ trợ thị trường.
Về phía cung, Mỹ tuần này bắt đầu áp dụng lại các biện pháp trừng phạt đối với.
Saudi Aramco cho biết họ đã nhận được chỉ thị từ Bộ năng lượng Saudi Arabia để duy trì công suất bền vững tối đa ở mức 12 triệu thùng/ngày và không tiếp tục tăng lên 13 triệu thùng/ngày. Saudi Arabia là nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới.
Trong khi đó, các kho dự trữ dầu thô của Mỹ được ước tính giảm trong tuần tính đến ngày 26/1, giảm khoảng 200.000 thùng, theo các nhà phân tích trong cuộc thăm dò của Reuters hôm thứ Ba.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng lên mức cao nhất 2 tuần do đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm, trong khi trọng tâm chú ý của thị trường chuyển sang cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ để hiểu rõ hơn về tiến trình cắt giảm lãi suất trong năm nay.
Giá vàng giao ngay kết thúc phiên này tăng 0,2% lên 2.035,32 USD/ounce, sau khi đạt mức cao nhất kể từ ngày 16/1/2024 lúc đầu phiên giao dịch; vàng kỳ hạn tháng 2/2024 tăng 0,5% lên 2.034,2 USD/ounce.
Giá bạc giao ngay phiên này giảm 0,4% xuống 23,11 USD/ounce, sau khi đạt mức cao nhất kể từ ngày 15/1/2024 lúc đầu phiên giao dịch. Bạch kim giao ngay giảm 0,6% xuống 921,70 USD/ ounce, trong khi palladium giảm 0,6% xuống 977,51 USD.
Daniel Pavilonis, chiến lược gia thị trường cấp cao tại cho biết: “Phần lớn biến động của vàng là do lãi suất giảm và đồng đô la chìm trong sắc đỏ, nhưng chúng tôi đang thấy xu hướng tăng giá do dự đoán về quyết định lãi suất của Fed đưa ra vào thứ Tư”.
Chỉ số đồng USD giảm 0,2%, khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn khi mua bằng tiền tệ khác. Đồng thời, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng chạm mức thấp nhất 2 tuần. Lãi suất thấp hơn làm giảm chi phí cơ hội nắm giữ vàng thỏi.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng do kỳ vọng nước tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới – Trung Quốc – sẽ đưa ra nhiều biện pháp hơn để ổn định nền kinh tế và thị trường chứng khoán, song nhu cầu suy yếu đã hạn chế đà tăng.
Trên sàn London (LME) lúc kết thúc phiên, giá đồng giao sau 3 tháng tăng 0,9% lên 8.633 USD/tấn.
Niềm tin của nhà đầu tư vào Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi lệnh thanh lý công ty phát triển bất động sản China Evergrande đang ngập trong nợ nần, điều này cho thấy mức độ suy thoái của ngành bất động sản của nước này.
Ole Hansen, người phụ trách chiến lược hàng hóa của Ngân hàng Saxo ở Copenhagen, cho biết: “Chúng tôi nhận thấy sự yếu kém mới trên thị trường chứng khoán ở cả Hồng Kông và Trung Quốc đại lục, một tín hiệu cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư đang sụt giảm”. “Đồng đang tăng giá chủ yếu nhờ dự đoán về việc bổ sung kích thích từ chính phủ Trung Quốc.”
Kể từ khi chạm mức thấp nhất 6 tuần trong phiên - vào ngày 18/12024 – đến nay, giá đồng đã tăng 4%. Giá đồng tăng do sự gián đoạn cung từ các mỏ đồng, khiến các nhà phân tích thay đổi dự báo thiếu hụt sang thặng dư trong năm nay.
Về các kim loại cơ bản khác, giá niken kỳ hạn 3 tháng trên sàn London tăng 0,4% lên 16.500 USD/tấn. Mức trừ lùi giá nickel giao ngay so với hợp đồng ba tháng đã tăng lên 262 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 10 năm ngoái, cho thấy nguồn cung tốt. Các nhà phân tích dự kiến sẽ dư thừa nicken trên toàn cầu trong năm nay do sản lượng tăng ở Indonesia.
Giá nhôm phiên này tăng 0,3% lên 2.272 USD/tấn, kẽm tăng 0,7% lên 2.568,50 USD, chì tăng 0,2% lên 2.176,50 USD và thiếc giảm 0,8% ở mức 26.130 USD.
Trong nhóm kim loại đen, giá quặng sắt trên sàn Đại Liên giảm do lo ngại về lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc làm giảm tác động tích cực từ những nỗ lực gần đây của nước này nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng ngày càng trầm trọng và củng cố niềm tin thị trường.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2024 trên sàn Đại Liên giảm 1,76% xuống 979,5 CNY (136,46 USD)/tấn – thấp nhất kể từ ngày 24/1/2024; quặng sắt kỳ hạn tháng 3/2024 trên sàn Singapore giảm 1,94% xuống 132,8 USD/tấn – thấp nhất kể từ ngày 24/1/2024.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây giảm 1,39%, thép cuộn cán nóng giảm 1,39%, thép cuộn giảm 1,13% và thép không gỉ giảm 0,88%.
Giá quặng sắt phiên này giảm sau khi tăng lên mức cao nhất trong nhiều tuần vào thứ Hai, được hỗ trợ bởi nhiều biện pháp khác nhau nhằm hỗ trợ thị trường bất động sản tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Thành phố lớn Quảng Châu ở phía nam Trung Quốc đã nới lỏng hoàn toàn giới hạn mua nhà đối với một số người và sẽ tăng nguồn cung nhà ở giá phải chăng, nhằm hỗ trợ thị trường bất động sản địa phương. Ngoài ra, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã công bố cắt giảm sâu dự trữ ngân hàng vào tuần trước, củng cố tâm lý thị trường.
Sản lượng quặng sắt tại Vale, nhà cung cấp lớn thứ hai thế giới, tăng 4,3% vào năm 2023, cao hơn ước tính của công ty Brazil này hồi năm ngoái, trong khi xuất khẩu mặt hàng này giảm.
Trên thị trường nông sản, giá đậu tương và ngô Mỹ tăng, sau hoạt động mua mạnh sau khi cả hai mặt hàng giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm, mặc dù thiếu thông tin hỗ trợ về cung cầu. Giá lúa mì tăng sau khi chạm mức thấp nhất 1 tuần.
Kết thúc phiên, trên sàn Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 3/2024 tăng 7-1/2 US cent lên 4,47-3/4 USD/bushel, hồi phục từ mức thấp 4,36-1/2 USD/bushel – thấp nhất kể từ tháng 12/2020. Giá đậu tương kỳ hạn tháng 3/2024 tăng 24-1/2 US cent lên 12,18-3/4 USD/bushel, sau khi giảm xuống 11,87-3/4 USD/bushel – thấp nhất kể từ tháng 11/2021. Giá lúa mì kỳ hạn tháng 3/2024 tăng 12 US cent lên 6,05-1/2 USD/bushel.
Tính từ đầu tháng tới nay, giá ngô giảm 5% trong khi giá đậu tương giảm 6,1% do dự báo cây trồng phát triển thuận lợi tại Argentina và Brazil, cùng với nguồn cung tại Mỹ dồi dào sau vụ thu hoạch năm 2023 bội thu.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2024 trên sàn ICE tăng 0,38 US cent tương đương 1,6% lên 23,91 US cent/lb, sau khi giảm 3 phiên liên tiếp; đường trắng kỳ hạn tháng 3/2024 trên sàn London chỉ biến động nhẹ, ở mức 662,7 USD/tấn. Trọng tâm chú ý của thị trường lúc này vẫn là thời tiết đối với vụ mùa Brazil trong giai đoạn giữa các vụ thu hoạch hiện nay.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 3/2024 trên sàn London tăng 61 USD tương đương 1,9% lên 3.336 USD/tấn, quay trở lại mức cao nhất trong ít nhất 16 năm đạt được hồi giữa tháng 1/2024.
Cà phê arabica kỳ hạn tháng 3/2024 trên sàn ICE tăng 2,5% lên 1,94 USD/lb.
Nguồn cung vẫn cực kỳ khan hiếm, các đại lý lưu ý rằng mức chênh lệch tại nước sản xuất cà phê Robusta hàng đầu thế giới - Việt Nam - không thay đổi trong tuần qua mặc dù giá kỳ hạn cao. Các đại lý cho biết giá cà phê Robusta kỳ hạn cao cũng đang hỗ trợ giá cà phê Arabica do tình trạng thắt chặt chung của thị trường.
Giá cao su tại Nhật Bản giảm nhẹ do các nhà đầu tư đánh giá việc ngừng sản xuất ô tô và lo ngại nhu cầu Trung Quốc, song số liệu việc làm tại Nhật Bản thuận lợi đã hạn chế đà giảm.
Giá cao su kỳ hạn tháng 7/2024 trên sàn Osaka giảm 0,7 JPY tương đương 0,25% xuống 281,3 JPY (1,91 USD)/kg. Giá cao su giảm phiên thứ 3 liên tiếp – chuỗi giảm dài nhất kể từ ngày 5/12/2023.
Ở những nơi khác, giá cao su kỳ hạn tháng 5/2024 trên sàn Thượng Hải giảm 110 CNY xuống 13.510 CNY (1.882,38 USD)/tấn; cao su kỳ hạn tháng 2/2024 trên sàn Singapore giảm 0,13% xuống 151,9 US cent/kg.
Một phát ngôn viên của Toyota cho biết, sáu dây chuyền sản xuất tại bốn nhà máy trong nước đã bị ảnh hưởng do việc tạm dừng vận chuyển do những bất thường tại Toyota Industries. Toyota sẽ quyết định vào ngày 1 tháng 2 xem có tiếp tục sản xuất từ thứ Sáu hay không.
Honda Motor thông báo sẽ tạm thời giảm sản xuất tại các nhà máy Suzuda và Honda Auto Body ở Mie do nguồn cung phụ tùng bị gián đoạn sau trận động đất ở Noto.
Giá cập nhật:

 

ĐVT

Giá

+/-

z

Dầu thô WTI

USD/thùng

77,49

-0,33

-0,42%

Dầu Brent

USD/thùng

82,51

-0,36

-0,43%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

226,07

+3,22

+1,44%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,09

+0,01

+0,39%

Dầu đốt

US cent/gallon

280,68

-2,71

-0,96%

Vàng (Comex)

USD/ounce

2.033,56

-3,45

-0,17%

Vàng giao ngay

USD/ounce

23,20

-0,03

-0,13%

Bạc (Comex)

USD/ounce

921,53

-5,66

-0,61%

Bạch kim giao ngay

USD/ounce

389,50

-1,60

-0,41%

Đồng (Comex)

US cent/lb

389,50

-1,60

-0,41%

Đồng (LME)

USD/tấn

8.615,00

+57,00

+0,67%

Nhôm (LME)

USD/tấn

2.274,50

+10,00

+0,44%

Kẽm (LME)

USD/tấn

2.564,50

+12,50

+0,49%

Thiếc (LME)

USD/tấn

26.005,00

-324,00

-1,23%

Ngô (CBOT)

US cent/bushel

447,50

-0,25

-0,06%

Lúa mì (CBOT)

US cent/bushel

604,00

-1,50

-0,25%

Lúa mạch (CBOT)

US cent/bushel

377,25

+0,25

+0,07%

Gạo thô (CBOT)

USD/cwt

18,18

0,00

0,00%

Đậu tương (CBOT)

US cent/bushel

1.216,00

-2,75

-0,23%

Khô đậu tương (CBOT)

USD/tấn

364,20

+1,20

+0,33%

Dầu đậu tương (CBOT)

US cent/lb

45,76

-0,24

-0,52%

Hạt cải (ICE)

CAD/tấn

608,60

-4,90

-0,80%

Cacao (ICE)

USD/tấn

4.805,00

+73,00

+1,54%

Cà phê (ICE)

US cent/lb

194,00

+4,75

+2,51%

Đường thô (ICE)

US cent/lb

23,91

+0,38

+1,62%

Nước cam cô đặc đông lạnh (ICE)

US cent/lb

352,45

+15,20

+4,51%

Bông (ICE)

US cent/lb

84,86

+0,08

+0,09%

Lông cừu (ASX)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ (CME)

USD/1000 board feet

--

--

--

Cao su Singapore

US cent/kg

153,40

-0,30

-0,20%

Ethanol (CME)

USD/gallon

2,16

0,00

0,00%