Năng lượng: Giá dầu cao nhất kể từ cuối tháng 10/2023 do các nhà đầu tư lo lắng về sự gián đoạn nguồn cung trong bối cảnh tình hình địa chính trị ngày càng xấu đi, mặc dù dự trữ dầu thô của Mỹ tăng làm giảm một phần lo ngại này.
Kết thúc phiên, dầu thô Brent tăng 0,43 USD, hay 0,5%, lên 89,35 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 0,28 USD, hay 0,3%, lên 85,43 USD/thùng.
Cả hai hợp đồng đều tăng hơn 1 USD lúc đầu phiên, nhưng đã giảm sau đó khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ báo cáo dự trữ dầu thô của nước này tăng 3,2 triệu thùng. Các nhà phân tích được Reuters thăm dò dự kiến dự trữ dầu thô giảm 1,5 triệu thùng, phù hợp với số liệu báo cáo của Viện Dầu mỏ Mỹ.
Bob Yawger, giám đốc năng lượng tương lai của Mizuho, cho biết: “Báo cáo của EIA về dầu thô so đã đi theo hướng khác với những gì API báo cáo ngày hôm qua, vì vậy điều đó đã giúp tạm dừng đà tăng một chút”. Các chỉ báo kỹ thuật cũng gây áp lực lên giá, báo hiệu giá dầu kỳ hạn đang ở trạng thái quá mua. Ông Yawger nói: “Chúng tôi cần một đợt thoái lui một chút để nạp lại năng lượng trước khi tăng giá trở lại. Ngoài việc bị mua quá mức, các yếu tố cơ bản của thị trường tiếp tục hướng lên”.
Dầu thô Brent và WTI đã đạt mức cao nhất 5 tháng trong 3 phiên liên tiếp, bởi những lo ngại nguồn cung dầu có thể khan hiếm do các cuộc tấn công vào các nhà máy lọc dầu của Nga và khả năng gia tăng xung đột tại Trung Đông. Iran đã thề sẽ trả thù vì cuộc tấn công hôm 1/4. Iran là nhà sản xuất dầu lớn thứ 3 của OPEC.
Bộ phận nghiên cứu thị trường của ngân hàng Bank of America đã nâng dự báo giá dầu Brent và WTI năm 2024 lên lần lượt 86 USD và 81 USD/thùng.
Bộ Năng lượng Mỹ cho biết sẽ không cấp các hợp đồng cung cấp dầu để bổ sung vào Kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược trong tháng 8 và tháng 9 do giá cao.
Trong khi đó, cuộc họp của các Bộ trưởng OPEC+ đã giữ nguyên chính sách sản lượng và thúc ép một số nước tăng cường tuân thủ việc cắt giảm.
Angie Gildea, người phụ trách năng lượng, tài nguyên thiên nhiên và hóa chất của công ty KPMG cho biết thị trường dầu mỏ đang tìm cách đánh giá những diễn biến này và trong bao lâu, cùng với dữ liệu kinh tế mạnh mẽ từ Mỹ và Trung Quốc cũng như kỳ vọng về sản lượng dầu thô của Mỹ giảm.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell vẫn giữ nguyên cách tiếp cận thận trọng đối với chính sách cắt giảm lãi suất của ngân hàng trung ương Mỹ, cho thấy cần phải có thêm tranh luận và dữ liệu trước khi đưa ra quyết định về thời điểm bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ.
Kim loại quý: Giá vàng tiếp tục tăng lên mức cao kỷ lục mới sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Pewell nhắc lại rằng số liệu gia tăng việc làm và lạm phát cao hơn dự kiến gần đây không làm thay đổi đáng kể bức tranh tổng thể về chính sách kinh tế năm nay.
Vàng giao ngay kết thúc phiên tăng 0,5% lên 2.292,31 USD/ounce, sau khi có thời điểm đạt mức kỷ lục 2.294,99 USD; vàng kỳ hạn tháng 6 tăng 1,5% lên 2.315 USD/ounce.
Giá bạc phiên này tăng 3,1% lên 26,92 USD/ounce và đang giao dịch ở mức cao nhất trong hơn hai năm, bạch kim tăng 1,7% lên 931,13 USD và palladium tăng 1,2% lên 1.015,70 USD.
Tai Wong, một nhà giao dịch kim loại độc lập có trụ sở ở New York, cho biết: “Vàng đã tăng lên mức cao mới trong lịch sử nhờ khối lượng giao dịch tăng cao sau khi ông Powell nhấn mạnh rằng những trở ngại trên đường đi không làm thay đổi bức tranh tổng thể màu hồng của nền kinh tế Mỹ”.
“Cách tiếp cận thận trọng thông thường của ông Powell không làm những nhà đầu cơ vàng lo lắng…Tôi nghĩ những nhà đầu cơ giá lên muốn thấy mức giá 2.300 USD và tôi nghĩ ngày càng có nhiều 'khách vãng lai’ tham gia vào giao dịch này."
Ông Powell nói rằng “nếu nền kinh tế phát triển rộng rãi như chúng tôi mong đợi”, ông và các đồng nghiệp tại Fed phần lớn đồng ý rằng lãi suất chính sách hạ xuống sẽ phù hợp “vào một thời điểm nào đó trong năm nay”.
Các nhà đầu tư vẫn dự kiến Fed sẽ cắt giảm lãi suất lần đầu tiên tại cuộc họp chính sách ngày 11-12/6, ngay cả khi số liệu kinh tế gần đây về kinh tế vững mạnh đã khiến nhà đầu tư nghi ngờ về kết quả đó.
Vàng, một rào cản chống lại lạm phát và là nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ bất ổn chính trị và kinh tế, đã tăng hơn 11% trong năm nay bởi lực mua mạnh từ phía các ngân hàng trung ương và nhu cầu trú ẩn an toàn.
Báo cáo việc làm tháng 3 của Mỹ sẽ được công bố vào thứ Sáu, cùng với dữ liệu lạm phát mới sẽ được công bố vào tuần tới.
Hai nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang hôm thứ Ba cho biết họ nghĩ rằng Fed cắt giảm lãi suất 3 lần trong năm nay là điều “hợp lý”.
Daniel Pavilonis, chiến lược gia thị trường cấp cao tại RJO Futures, cho biết: “Khả năng cắt giảm lãi suất vẫn còn đó, nhưng dữ liệu vẫn thực sự mạnh mẽ. Đây là năm bầu cử, vì vậy tôi không nghĩ Fed sẽ muốn chịu trách nhiệm về bất kỳ sự sụp đổ nào của thị trường”.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng tăng lên mức cao nhất hơn 13 tháng do USD yếu đi sau khi số liệu kinh tế mới nhất cho thấy áp lực lạm phát tháng 3 của Mỹ đã giảm bớt.
Đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) kết thúc phiên tăng 2,7% lên 9.235 USD/tấn. Trước đó giá đã chạm 9.277 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 31/1/2023.
Một thương nhân cho biết: “Dự kiến thị trường sẽ có nhiều biến động hơn do thị trường Trung Quốc sẽ đóng cửa từ nay đến cuối tuần tuần”.
Giá đồng đã tăng từ tuần trước sau khi tăng trưởng ngành dịch vụ của Mỹ trong tháng 3 chậm lại hơn nữa. Dịch vụ là động lực chính gây ra lạm phát, là chỉ báo chính cho thời điểm cắt giảm lãi suất lần đầu tiên của Cục Dự trữ Liên bang.
USD giảm từ mức đỉnh trong hơn 4 tháng khiến các hàng hóa định giá bằng đồng tiền này rẻ hơn nếu mua bằng các tiền tệ khác.
Giá đồng cũng được hỗ trợ bởi triển vọng nhu cầu đã cải thiện ở Trung Quốc. Tại Thượng Hải, giá đồng trước đó tăng lên mức cao kỷ lục tại 74.000 CNY/tấn. Tuy nhiên, dự trữ đồng ở Trung Quốc vẫn cao. Dự trữ tại các kho của sàn giao dịch Thượng Hải tăng nhẹ lên 291.849 tấn, cao nhất trong 4 năm.
Về những kim loại cơ bản khác, giá chì trên sàn LME tăng 3,1% lên 2.084 USD sau khi dữ liệu trao đổi cho thấy 80% -89% chứng quyền chì hiện thuộc sở hữu của một công ty.
Nhôm tăng 2% vượt mốc 2.400 USD, đạt 2.427,5 USD/tấn, niken tăng 1,9% lên 17.350 USD, kẽm tăng 2,6% lên 2.544 USD và thiếc tăng 1% ở mức 28.200 USD.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc giảm trong phiên, nhưng tăng trong tuần này, do thị trường cân bằng giữa nhu cầu yếu và hy vọng tiêu thụ trong tương lai tốt lên.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 5 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, Trung Quốc đóng cửa giảm 2,5% xuống 749 CNY (103,52 USD)/tấn. Tuy nhiên hợp đồng này đã tăng 2,5% trong tuần này. Tại Singapore quặng sắt giao tháng 5 giảm 1,9% xuống 99,65 USD/tấn.
Giá thép tại Thượng Hải giảm. Thép thanh giảm 1,2% xuống 3.422 CNY/tấn, thép cuộn cán nóng giảm 0,8% xuống 3.659 CNY, dây thép cuộn giảm 0,5% xuống 3.728 CNY, trong khi thép không gỉ tăng 0,2% lên 13.465 CNY/tấn.
Các thị trường Trung Quốc sẽ đóng cửa trong ngày thứ năm và thứ sáu nghỉ lễ Thanh minh.
Khủng hoảng bất động sản của Trung Quốc đã kéo nhu cầu các sản phẩm thép giảm. Nước này có thể phát hành số lượng trái phiếu lớn hơn trong quý 2 so với quý 1, khả năng hỗ trợ nhu cầu.
Nông sản: Giá ngô Mỹ tăng do việc mua vào theo kỹ thuật và việc đóng lại hợp đồng bán khống, giá đã tăng từ mức thấp nhất một tháng. Giá đậu tương giảm xuống thấp nhất một tháng bởi nhu cầu chậm chạp và nguồn cung ngày càng tăng từ vụ mùa bội thu của Nam Mỹ trước khi phục hồi bởi mua vào kỹ thuật và đóng hợp đồng bán khống. Giá lúa mì tăng do việc mua vào sau hai ngày giảm bởi tình trạng vụ đông tốt.
Kết thúc phiên, trên sàn Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 5 đóng cửa tăng 5-1/4 US cent lên 4,31-3/4 USD, đậu tương cùng kỳ hạn tăng 8-1/4 US cent lên 11,82-1/4 USD/bushel, trong khi lúa mì giao tháng 5 tăng 10-3/4 US cent lên 5,56 USD/bushel.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 5 đóng cửa giảm 0,1 US cent hay 0,4% xuống 22,22 US cent/lb; đường trắng cùng kỳ hạn tăng 0,6% lên 647,7 USD/tấn.
Các đại lý cho biết thị trường hiện đang bị giới hạn trong phạm vi giao dịch gần đây.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 5 tăng 149 USD hay 4,1% lên 3.812 USD/tấn, trước đó có lúc đạt 3.838 USD, cao nhất kể từ khi hình thức hợp đồng tương lai hiện tại bắt đầu được giao dịch vào năm 2008.
Các đại lý cho biết lượng bán ra của nông dân tại Việt Nam đã tăng lên, tuy nhiên vẫn không đủ để đáp ứng như cầu của các nhà xuất khẩu và các nhà giao dịch đang thiếu nguồn cung.
Giá cà phê robusta tại Brazil, nhà sản xuất loại cà phê này lớn thứ 2 thế giới, đã vượt 1.000 reais (197,89 USD)/bao lần đầu tiên trong ngày 3/4. Tuy nhiên không còn nhiều cà phê robusta còn lại ở Brazil do nước này đang gần thu hoạch vụ 2024.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5 tăng 3% lên 2,036 USD/lb, trước đó đã lên mức cao nhất kể từ giữa tháng 12/2023 tại 2,0715 USD. Các đại lý cho biết tốc độ bán hàng giao ngay vẫn chậm tại Brazil, ngoài ra nông dân vẫn đợi mức giá tốt hơn.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản tăng phiên thứ hai liên tiếp trong bối cảnh đồng JPY giảm nhẹ, mặc dù những dấu hiệu một mùa khai thác mới bắt đầu đã hạn chế đà tăng.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 0,3 JPY hay 0,09% lên 325,8 JPY (2,15 USD)/kg. Tại Thượng Hải cao su cùng kỳ hạn giảm 175 CNY xuống 14.510 CNY (2.005,42 USD)/tấn. Tại Singapore, hợp đồng cao su giao tháng 5 giảm 0,7% xuống 161,7 US cent/kg.
Đồng JPY giảm 0,06% so với đồng USD, khiến các tài sản định giá bằng đồng tiền này giá cả phải chăng hơn cho các khách mua nước ngoài.
Sản lượng kinh tế Nhật Bản quý 4/2023 phục hồi hết công suất lần đầu tiên sau 4 năm, dấu hiệu có thể cho phép ngân hàng trung ương tăng lãi suất trở lại.
Về nguồn cung, “sau mùa thay lá, sản xuất thường trở lại bình thường vào khoảng giữa tháng 5 hàng năm”, Jom Jacob, đồng sáng lập công ty phân tích What Next Rubber có trụ sở tại Ấn Độ cho biết.
“Một bộ phận người tham gia thị trường đồng tình với quan điểm rằng việc khai thác có thể tiếp tục sớm hơn bình thường trong năm nay do giá cả thuận lợi." Nước sản xuất cao su hàng đầu Cơ quan khí tượng Thái Lan cảnh báo nắng nóng và giông lốc ở nhiều khu vực từ ngày 3-9/4.
Điều kiện thời tiết bình thường tại các khu vực trồng cao su của Trung Quốc, công ty tư vấn Zhuochuang có trụ sở tại Trung Quốc cho biết trong một báo cáo, đồng thời thêm rằng việc khai thác quy mô lớn có thể xảy ra ở các tỉnh Vân Nam và Hải Nam có thể gây áp lực lên giá.
Giá hàng hóa thế giới
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
85,11
|
-0,04
|
-0,05%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
88,95
|
+0,03
|
+0,03%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
276,77
|
+0,88
|
+0,32%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
1,85
|
-0,02
|
-0,86%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
271,64
|
+0,45
|
+0,17%
|
Vàng (Comex)
|
USD/ounce
|
2.303,60
|
+21,80
|
+0,96%
|
Vàng giao ngay
|
USD/ounce
|
2.285,27
|
+4,60
|
+0,20%
|
Bạc (Comex)
|
USD/ounce
|
26,46
|
+0,53
|
+2,05%
|
Bạch kim giao ngay
|
USD/ounce
|
927,52
|
+2,55
|
+0,28%
|
Đồng (Comex)
|
US cent/lb
|
408,00
|
+0,95
|
+0,23%
|
Đồng (LME)
|
USD/tấn
|
8.991,00
|
+124,00
|
+1,40%
|
Nhôm (LME)
|
USD/tấn
|
2.380,00
|
+43,00
|
+1,84%
|
Kẽm (LME)
|
USD/tấn
|
2.479,50
|
+40,50
|
+1,66%
|
Thiếc (LME)
|
USD/tấn
|
27.897,00
|
+446,00
|
+1,62%
|
Ngô (CBOT)
|
US cent/bushel
|
427,00
|
+0,50
|
+0,12%
|
Lúa mì (CBOT)
|
US cent/bushel
|
541,75
|
-3,50
|
-0,64%
|
Lúa mạch (CBOT)
|
US cent/bushel
|
353,00
|
+0,25
|
+0,07%
|
Gạo thô (CBOT)
|
USD/cwt
|
16,07
|
-0,01
|
-0,09%
|
Đậu tương (CBOT)
|
US cent/bushel
|
1.172,50
|
-1,50
|
-0,13%
|
Khô đậu tương (CBOT)
|
USD/tấn
|
327,50
|
-0,80
|
-0,24%
|
Dầu đậu tương (CBOT)
|
US cent/lb
|
48,54
|
-0,06
|
-0,12%
|
Hạt cải (ICE)
|
CAD/tấn
|
634,20
|
-1,10
|
-0,17%
|
Cacao (ICE)
|
USD/tấn
|
9.949,00
|
-171,00
|
-1,69%
|
Cà phê (ICE)
|
US cent/lb
|
197,75
|
+5,95
|
+3,10%
|
Đường thô (ICE)
|
US cent/lb
|
22,32
|
-0,40
|
-1,76%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh (ICE)
|
US cent/lb
|
368,75
|
-4,50
|
-1,21%
|
Bông (ICE)
|
US cent/lb
|
90,85
|
+0,04
|
+0,04%
|
Lông cừu (ASX)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ (CME)
|
USD/1000 board feet
|
--
|
--
|
--
|
Cao su Singapore
|
US cent/kg
|
163,20
|
-0,90
|
-0,55%
|
Ethanol (CME)
|
USD/gallon
|
2,16
|
0,00
|
0,00%
|