Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng khoảng 1 USD/thùng do lo ngại căng thẳng ở Trung Đông và xung đột Nga – Ukraine tiếp diễn có thể hạn chế nguồn cung dầu toàn cầu.
Kết thúc phiên, dầu Brent tăng 0,66 USD, hay 0,9%, lên 77,99 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 0,50 USD hay 0,7% lên 72,78 USD/thùng. Cả 2 hợp đồng đều tăng phiên đầu tiên trong vòng 4 phiên.
Các nhà giao dịch đang theo dõi chặt chẽ tình hình ở Trung Đông, nơi tiến trình đàm phán về việc ngừng bắn giữa Israel và Hamas chưa rõ sẽ diễn biến như thế nào, cho thấy căng thẳng ở khu vực sản xuất dầu sẽ kéo dài.
Mỹ cũng tiếp tục chiến dịch chống lại lực lượng Houthi ở Yemen, lực lượng mà các cuộc tấn công vào các tàu vận tải đã làm gián đoạn các tuyến giao thương dầu mỏ toàn cầu.
Giá dầu tăng trở lại sau khi giảm 7% trong tuần trước bởi những lo ngại về hoạt động kinh tế suy yếu ở Trung Quốc và giảm hy vọng về việc Mỹ sắp cắt giảm lãi suất.
John Kilduff, đối tác của Again Capital LLC có trụ sở tại New York cho biết: “Thị trường này sẽ giảm giá mạnh nếu không có những rủi ro địa chính trị”.
Yếu tố hạn chế đà tăng giá dầu là tăng trưởng lĩnh vực dịch vụ của Mỹ phục hồi trong tháng 1, làm giảm hy vọng lãi suất sẽ được giảm mạnh và đẩy USD lên mức cao nhất gần 3 tháng so với các đồng tiền chủ chốt khác. Đồng bạc xanh mạnh hơn làm giảm nhu cầu dầu của các nhà đầu tư nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Nguồn cung dầu tăng cũng đang giữ giá dầu trong tầm kiểm soát. Theo một cuộc thăm dò sơ bộ của Reuters, dự trữ dầu thô của Mỹ có thể đã tăng trong tuần trước.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm xuống mức thấp nhất hơn một tuần bởi USD và lợi suất trái phiếu Mỹ mạnh lên sau báo cáo cho thấy thị trường việc làm Mỹ tiếp tục mạnh mẽ và nhận xét từ các quan chức Fed làm giảm hy vọng về việc Fed sẽ sớm cắt giảm lãi suất.
Kết thúc phiên này, giá vàng giao ngay giảm 0,6% xuống 2.027,09 USD/ounce, sau khi có lúc chạm mức thấp nhất kể từ ngày 25/1; vàng kỳ hạn tháng 4 giảm 0,5% xuống 2042,9 USD/ounce.
Giá bạc phiên này giảm 1,3% xuống 22,38 USD/ounce, trong khi palladium vững ở mức 946,96 USD và bạch kim tăng 0,8% lên 897,65 USD. 

Tuy nhiên, vàng được dự đoán sẽ giữ ở trên mức 2.000 USD do những bất ổn địa chính trị trong thị trường này có thể nhanh chóng thúc đẩy một số nhu cầu đối với các tài sản trú ẩn an toàn.
Chỉ số USD tăng 0,5% giao dịch gần mức cao nhất 3 tháng khiến vàng trở nên đắt hơn cho người giữ các đồng tiền khác, trong khi lợi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm tăng lên cao nhất một tuần.
Jim Wyckoff, nhà phân tích cấp cao của Kitco Metals, cho biết: “Chúng tôi đang thấy dư âm tác động từ báo cáo việc làm mạnh mẽ của Mỹ công bố hôm thứ Sáu - đã đẩy lợi suất trái phiếu Kho bạc và chỉ số đô la Mỹ tăng, và điều đó vẫn tiếp diễn trong ngày hôm nay, gây áp lực lên vàng”.
Chủ tịch Fed Jerome Powell trong một cuộc phỏng vấn đã nói rằng Fed có thể "thận trọng" trong việc quyết định thời điểm cắt giảm lãi suất chính sách, vì nền kinh tế mạnh mẽ cho phép các ngân hàng trung ương có thời gian để xây dựng niềm tin rằng lạm phát sẽ giảm hơn nữa.
Trọng tâm của các nhà đầu tư hiện chuyển sang phát biểu từ một loạt diễn giả của Fed trong tuần này để có thêm manh mối về thời điểm cắt giảm lãi suất.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng xuống thấp nhất 2 tuần do USD tăng và tâm lý tiêu cực về nhu cầu tại Trung Quốc.
Kết thúc phiên, trên sàn London (LME), đồng giao sau 3 tháng giảm 1,3% xuống 8.374 USD/tấn, trước đó giá đã xuống thấp nhất kể từ ngày 23/1, là 8.357 USD/tấn.
Giá đồng giảm mạnh ngay khi thị trường New York mở cửa do số liệu mạnh mẽ từ lĩnh vực dịch vụ ở Mỹ làm giảm kỳ vọng về việc Fed sẽ cắt giảm lãi suất mạnh mẽ, đẩy USD tăng lên, khiến kim loại định giá bằng đồng bạc xanh này đắt hơn cho người mua bằng các ngoại tệ khác và làm giảm nhu cầu.
Trung Quốc đã triển khai một loạt chính sách trong năm qua để hỗ trợ lĩnh vực bất động sản, vốn chiếm 1/4 GDP, nhưng các chính sách này hầu như không có tác dụng thúc đẩy thị trường. Một phần của vấn đề là do các ngân hàng Trung Quốc không muốn mở rộng tín dụng mới cho lĩnh vực này, nổi bật là việc thanh lý China Evergrande.
“Cho đến khi lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc có dấu hiệu phục hồi bền vững, kim loại cơ bản sẽ vẫn chịu áp lực,” một nhà giao dịch đồng cho biết, đồng thời cho biết thêm rằng thị trường yên tĩnh trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán của Trung Quốc.
Dự trữ đồng của sàn Thượng Hải đã tăng gấp đôi kể từ đầu tháng 1, lên 68,777 tấn, là hiện tượng xảy ra theo mùa.
Trong khi đó, giá kẽm chạm mức thấp nhất 7,5 tuần, là 2.416 USD/tấn do nhu cầu tiêu thụ yếu ở ngành xây dựng Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ thép mạ kẽm lớn. Kết thúc phiên, giá kẽm giảm 1,1% ở mức 2.423 USD. Giá nhôm phiên này giảm 1,2% xuống 2.206 USD/tấn, chì giảm 1,7% xuống 2.109 USD, thiếc giảm 2,6% xuống 24.870 USD và niken giảm 1,7% xuống 15.950 USD.
Trong nhóm kim loại đen, giá quặng sắt tại Trung Quốc giảm giữa bối cảnh tồn kho ở cảng cao và thị trường tiếp tục lo ngại về lĩnh vực bất động sản tại Trung Quốc, trong khi quặng sắt tại Singapore phục hồi nhẹ.
Kết thúc phiên, hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 5 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, Trung Quốc đóng cửa giảm 0,63% xuống 943 CNY (131,02 USD)/tấn; quặng sắt kỳ hạn tháng 3 tại Singapore tăng 0,33% lên 126,7 USD/tấn, mất đi một phần mức tăng trước đó.
Trên Sàn Kim loại Thượng Hải (SMM), iá thép thanh thay đổi ít, thép cuộn cán nóng giảm 0,1%, thép dây thay đổi ít và thép không gỉ giảm 0,37%.
Các tín hiệu trái chiều từ thị trường đã làm giảm kỳ vọng về nhu cầu, với các nỗ lực kích nhau của Bắc Kinh và kỳ vọng nhu cầu tăng sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán sẽ hỗ trợ giá cả.
Tuy nhiên, sự kém lạc quan trong bối cảnh thị trường bất động sản và chứng khoán đang khó khăn tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đã hạn chế đà tăng giá.
Tồn kho quặng sắt ở 35 cảng được Sàn Thượng Hải theo dõi đạt tổng cộng 126,26 triệu tấn, tăng 1,32% so với tuần trước. Hàng tồn kho tăng đã gây áp lực lên tâm lý.
Hầu hết các nhà máy thép của Trung Quốc ít quan tâm tới mua vào trên thị trường giao ngay, các nơi này đã tiến hành hầu hết hoạt động bổ sung hàng hóa trong những tuần trước.
Trên thị trường nông sản, giá đậu tương Mỹ tăng do giao dịch kỹ thuật trước một loạt báo cáo quan trọng về mùa vụ của chính phủ, sau khi hợp đồng này giá chạm mức thấp nhất kể từ tháng 12/2020. Giá đậu tương cũng tăng sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ thông báo các cuộc thanh tra xuất khẩu hàng tuần cho thấy đậu tương của Mỹ trong tuần gần nhất đạt 1.426.472 tấn, cao hơn nhiều so với dự đoán của giới phân tích, nhưng thấp hơn khối lượng cùng thời điểm năm ngoái.
Ngô đóng cửa không đổi. Lúa mì giảm phiên thứ hai liên tiếp bởi USD mạnh; đậu tương được giao dịch nhiều nhất trên sàn giao dịch Chicago đóng cửa tăng 7-3/4 US cent lên 11,96-1/4 USD/bushel; lúa mì giảm 9-1/2 US cent xuống 5,90-1/4 USD/bushel trong khi ngô đóng cửa không đổi tại 4,42-3/4 USD/bushel.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3 đóng cửa giảm 0,36 US cent hay 1,5% xuống 23,53 US cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 3 giảm 2,1% xuống 646,7 USD/tấn.
Các đại lý cho biết thị trường suy yếu do giá không vượt ngưỡng 24 US cent và thiếu xu hướng rõ ràng.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 3 kết thúc phiên giảm 49 USD hay 1,5% xuống 3.188 USD/tấn; cà phê arabica kỳ hạn tháng 3 giảm 1,3% xuống 1,895 USD/lb.
Thị trường tiếp tục được củng cố bởi nguồn cung khan hiếm ở Châu Âu, một phần bởi sự gián đoạn vận chuyển cà phê từ các nhà sản xuất chính ở Châu Á qua Biển Đỏ.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản kết thúc 2 phiên giảm và tăng trở lại mức cao nhất 3 năm, trong bối cảnh số liệu lao động của Mỹ tốt lên và giá dầu tăng, trong khi đồng JPY yếu.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 7 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 6,4 JPY, hay 2,26%, lên 289,1 JPY (1,95 USD)/kg, mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 26/2/2021.
Tại Thượng Hải cao su giao tháng 5 tăng 125 CNY lên 13.385 CNY (1.859,85 USD)/tấn. Hợp đồng cao su giao tháng 3 trên sàn Singapore, kỳ hạn giao hàng tháng 3, được giao dịch lần cuối ở mức 152,50 US cent/kg, tăng 0,86%.
Giá dầu tăng cao cũng tác động tới giá dầu vì cao su tự nhiên chịu tác động trực tiếp từ dầu mỏ (cao su tự nhiên cạnh tranh với cao su tổng hợp).
Giá cập nhật:

ĐVT

Giá

+/-

z

Dầu thô WTI

USD/thùng

72,82

+0,04

+0,05%

Dầu Brent

USD/thùng

78,06

+0,07

+0,09%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

221,10

+0,18

+0,08%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,07

-0,01

-0,72%

Dầu đốt

US cent/gallon

273,15

+0,67

+0,25%

Vàng (Comex)

USD/ounce

2.043,50

+0,60

+0,03%

Vàng giao ngay

USD/ounce

2.027,63

+2,52

+0,12%

Bạc (Comex)

USD/ounce

22,43

+0,01

+0,04%

Bạch kim giao ngay

USD/ounce

903,05

+3,39

+0,38%

Đồng (Comex)

US cent/lb

377,60

+0,45

+0,12%

Đồng (LME)

USD/tấn

8.359,50

-122,50

-1,44%

Nhôm (LME)

USD/tấn

2.212,50

-21,00

-0,94%

Kẽm (LME)

USD/tấn

2.420,00

-31,00

-1,26%

Thiếc (LME)

USD/tấn

24.836,00

-714,00

-2,79%

Ngô (CBOT)

US cent/bushel

442,50

-0,25

-0,06%

Lúa mì (CBOT)

US cent/bushel

590,00

-0,25

-0,04%

Lúa mạch (CBOT)

US cent/bushel

366,50

-1,00

-0,27%

Gạo thô (CBOT)

USD/cwt

18,34

+0,03

+0,16%

Đậu tương (CBOT)

US cent/bushel

1.195,50

-0,75

-0,06%

Khô đậu tương (CBOT)

USD/tấn

360,00

-1,10

-0,30%

Dầu đậu tương (CBOT)

US cent/lb

45,44

+0,11

+0,24%

Hạt cải (ICE)

CAD/tấn

598,80

+0,50

+0,08%

Cacao (ICE)

USD/tấn

5.189,00

+180,00

+3,59%

Cà phê (ICE)

US cent/lb

186,70

-2,30

-1,22%

Đường thô (ICE)

US cent/lb

23,53

-0,36

-1,51%

Nước cam cô đặc đông lạnh (ICE)

US cent/lb

374,40

-7,15

-1,87%

Bông (ICE)

US cent/lb

87,04

-0,07

-0,08%

Lông cừu (ASX)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ (CME)

USD/1000 board feet

--

--

--

Cao su Singapore

US cent/kg

152,80

-0,10

-0,07%

Ethanol (CME)

USD/gallon

2,16

0,00

0,00%

 

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)