Năng lượng: Giá dầu giảm trong tuần sau những phiên dao động mạnh
Giá dầu tăng khoảng 1% vào thứ Sáu do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông nhưng tính chung cả tuần lại giảm do Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới và lo ngại Mỹ chậm cắt giảm lãi suất.
Dầu thô Brent kết thúc phiên thứ Sáu tăng 71 cent lên 90,45 USD/thùng, trong khi dầu thô trung cấp West Texas của Mỹ tăng 64 cent lên 85,66 USD.
Tính cả tuần, dầu Brent giảm 0,8%, trong khi dầu WTI giảm hơn 1%.
Trong tuần, giá dầu có thời điểm giá dầu đạt cao nhất 8 tháng do lo ngại rằng Iran, nhà sản xuất lớn thứ ba của OPEC, có thể trả đũa vụ tấn công nghi ngờ là do máy bay chiến đấu của Israel vào đại sứ quán Iran ở Damascus hôm thứ Hai.
Andrew Lipow, chủ tịch của Lipow Oil Associates, cho biết: “Trọng tâm chính của thị trường là liệu Iran có trả đũa Israel hay không”, với lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung liên quan đến các sự kiện ở Trung Đông hỗ trợ giá cả. Các nguồn tin Iran cho biết, Tehran đã phát tín hiệu phản ứng nhằm tránh leo thang lớn.
Tim Snyder, chuyên gia kinh tế tại Matador Economics, cho biết các vấn đề về chuỗi cung ứng vẫn mang lại rủi ro lớn nhất khi Iran duy trì lời đe dọa đóng cửa kênh đào Suez.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới năm 2024 xuống 1,2 triệu thùng mỗi ngày (bpd).
OPEC hôm thứ Năm cho biết nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng 2,25 triệu thùng mỗi ngày (bpd) vào năm 2024.
Nhà phân tích Ole Hansen của Ngân hàng Saxo cho biết “hiện tại thị trường chủ yếu nằm trong trạng thái nguy cơ thiếu cung với dự báo của OPEC là tăng trưởng nhu cầu 2,2 triệu thùng/ngày, trái ngược với dự báo giảm 1,2 triệu thùng/ngày của IEA”.
Mức tăng hôm thứ Sáu đã bù lại mức giảm của phiên trước đó, vốn bị chi phối bởi lạm phát của Mỹ dai dẳng làm giảm hy vọng về việc cắt giảm lãi suất vào đầu tháng 6. Lãi suất cao hơn có thể làm suy yếu tăng trưởng kinh tế và làm giảm nhu cầu dầu.
Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho biết các công ty năng lượng Mỹ trong tuần này đã cắt giảm số lượng giàn khoan dầu đang hoạt động tuần thứ tư liên tiếp.
Số giàn khoan dầu và khí đốt, một chỉ báo sớm về sản lượng tương lai, đã giảm 3 giàn xuống 617 giàn trong tuần tính tới ngày 12/4, mức thấp nhất kể từ tháng 11.
Kim loại quý: Giá vàng tăng tuần thứ 4 liên tiếp
Giá vàng tăng vượt 2.400 USD/ounce lên mức cao nhất mọi thời đại vào thứ Sáu, hướng tới tuần tăng thứ tư, do căng thẳng gia tăng ở Trung Đông khiến các nhà đầu tư tìm nơi ẩn náu vào tài sản trú ẩn an toàn.
Vàng giao ngay kết thúc phiên thứ Sáu giảm 0,8% xuống 2.353,35 USD/ounce, tạm dừng tăng sau khi đạt mức cao kỷ lục 2.419,79 USD. Giá đã tăng khoảng 1% trong tuần.
Giá vàng Mỹ kỳ hạn tháng 6 tăng 0,1% lên 2.374,1 USD.
Giá vàng tăng đã lan tỏa sang những kim loại quý khác, đẩy giá bạch kim vượt ngưỡng quan trọng 1.000 USD/ounce lên mức cao nhất trong gần 4 tháng.
Kết thúc phiên thứ Sáu, giá bạc giao ngay giảm 1% xuống 28,21 USD/ounce, sau khi chạm mức cao nhất kể từ đầu năm 2021. Bạch kim tăng 0,6% lên 985,65 USD và palladium tăng 0,9% lên 1.055,62 USD. Cả ba kim loại đều tăng trong tuần.
Jim Wyckoff, nhà phân tích cấp cao tại Kitco Metals, cho biết: điều thực sự nói lên sức mạnh của vàng là chỉ số đô la Mỹ và lãi suất trái phiếu kho bạc đang tăng lên, tuy nhiên vàng vẫn tiếp tục tăng mạnh – đó là dấu hiệu cho thấy nhu cầu trú ẩn an toàn mạnh mẽ”.
Nhà Trắng cho biết, một cuộc tấn công được cho là sắp xảy ra từ phía Iran nhằm vào Israel là một mối đe dọa thực sự và khả thi, nhưng không đưa ra thông tin chi tiết về thời điểm có thể xảy ra, đồng thời nhắc lại rằng Mỹ thực hiện nghiêm túc các cam kết bảo vệ Israel.
Ole Hansen, người phụ trách mảng chiến lược hàng hóa tại Ngân hàng Saxo, cho biết: “Vàng tiếp tục tăng mạnh khi chúng ta đang chứng kiến nỗi lo sợ (của các nhà đầu tư) về việc bỏ lỡ cơ hội (mua)”.
Giá vàng đã tăng vọt gần đây bất chấp các nhà giao dịch giảm kỳ vọng vào việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sớm cắt giảm lãi suất.
Trong khi đó, Goldman Sachs đã nâng dự báo giá vàng cuối năm lên 2.700 USD/ounce từ mức 2.300 USD/ounce, với lý do thị trường tăng trưởng của kim loại này đang tách rời khỏi các yếu tố vĩ mô thông thường.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng cao nhất hơn 1 năm
Giá đồng đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 6 năm 2022 các nhà đầu tư đổ xô vào thị trường do kỳ vọng nhu cầu sẽ tăng lên do kỳ vọng Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất trong những tháng tới.
Các thương nhân cho biết bất chấp dữ liệu tín dụng ở Trung Quốc – nước tiêu thụ đồng hàng đầu thế giới -thấp hơn dự kiến và dữ liệu thương mại công bố trước đó cũng kém tích cực, giá kim loại công nghiệp vẫn tăng mạnh.
Phiên cuối tuần, giá đồng kỳ hạn 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn (LME) tăng 1,2% lên 9.452 USD/tấn. Giá kim loại được sử dụng trong ngành điện và xây dựng trước đó đã đạt 9.590,50 USD/tấn.
Các dấu hiệu phục hồi kinh tế, đặc biệt là ở Trung Quốc, đã gây ra làn sóng mua sắm điên cuồng, đồng thời đẩy giá nhôm lên mức cao nhất kể từ tháng 2 năm 2023 và kẽm lên mức cao nhất trong một năm.
Dan Smith, người phụ trách bộ phận nghiên cứu tại Amalgamated Metal Trading, cho biết: “Có một dòng thanh khoản tràn vào thị trường kim loại và các thị trường nói chung… chu kỳ tăng trưởng sẽ khá mạnh trong vài tháng tới”.
Cuộc khảo sát về chỉ số quản lý sức mua trong lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc cho thấy lĩnh vực này mở rộng với tốc độ nhanh nhất trong 13 tháng trong tháng 3, nhờ đơn đặt hàng từ khách hàng trong và ngoài nước.
Một yếu tố nữa cũng hỗ trợ giá đồng là lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung. BoA Securities cho biết trong một báo cáo gần đây rằng: “Nguồn cung mỏ đồng thắt chặt đang ngày càng khiến hoạt động tinh luyện đồng bị hạn chế: Việc thiếu vắng những cuộc thảo luận về các dự án khai thác mỏ cuối cùng cũng bắt đầu gây ảnh hưởng”.
"Tăng trưởng sản xuất nhôm cũng đã giảm một nửa. Trong bối cảnh nhu cầu nhôm ổn định, chúng tôi lạc quan về cả hai kim loại”, báo cáo viết. BoA dự đoán giá đồng và nhôm sẽ đạt mức trung bình lần lượt là 12.000 USD và 3.250 USD/tấn vào năm 2026.
Kết thúc phiên thứ Sáu, giá nhôm tăng 1,3% lên 2.487 USD/tấn, kẽm tăng 2,4% lên 2.825 USD, chì tăng 1,4% lên 2.172 USD, niken giảm 0,2% xuống 17.770 USD và thiếc tăng 1% lên 31.995 USD.
Giá thiếc trước đó đã tăng lên 33.100 USD, gần mức cao nhất trong 22 tháng đạt được vào đầu tuần này do lo ngại về nguồn cung kim loại dùng làm chất hàn trong ngành công nghiệp điện tử.
Tồn kho thiếc trong các kho đăng ký với LME đã giảm gần một nửa kể từ giữa tháng 12 xuống còn 4.115 tấn.
Tính chung cả tuần, giá tất cả các kim loại cơ bản đều tăng.
Đối với nhóm kim loại đen, giá quặng sắt tiếp tục tăng vào thứ Sáu, tính chung cả tuần cũng tăng nhờ triển vọng nhu cầu chuyển hướng khả quan ở nước tiêu dùng hàng đầu thế giới - Trung Quốc - và các yếu tố cơ bản được cải thiện trong thời gian tới.
Tuy nhiên, các dữ liệu hỗn hợp đã khiến các nhà đầu tư thận trọng và hạn chế mức tăng.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) của Trung Quốc đã kết thúc phiên tăng 1,22% lên 828 nhân dân tệ (114,42 USD)/tấn. Như vậy, giá đã tăng 5 phiên liên tiếp, tính chung cả tuần tăng 7,3%.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5 trên Sàn giao dịch Singapore tăng 0,58% lên 108,85 USD/tấn, tính chung cả tuần tăng 4,4%.
Giá thép c trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải hầu hết đều tăng trong phiên thứ Sáu và cũng tăng trong cả tuần. Thép cây SRBcv1 tăng 0,72%, thép cuộn cán nóng SHHCcv1 tăng 0,42%, thép thanh SWRcv1 tăng 1,75%, mặc dù thép không gỉ SHSScv1 giảm 0,65%.
Một cuộc khảo sát từ công ty tư vấn Mysteel cho thấy sản lượng kim loại nóng trung bình hàng ngày tăng 0,5% trong tuần thứ hai liên tiếp, lên 2,25 triệu tấn tính đến ngày 12/4, trong khi tồn kho quặng sắt tại các cảng lớn tăng 0,2% lên 144,87 triệu tấn.
Các nhà phân tích tại Galaxy Futures cho biết: “Sản lượng kim loại nóng có thể sẽ liên tục tăng trong những tuần tới và chúng tôi dự đoán lưu trữ quặng tại các cảng sẽ giảm xuống mức thấp, khoảng 130 triệu tấn trong quý 2”.
Trung Quốc đặt mục tiêu tăng cường đầu tư thiết bị vào các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế thêm 25% từ năm 2023 đến năm 2027, bên cạnh nỗ lực tăng tốc tái chế ô tô và đồ gia dụng đã qua sử dụng.
Nông sản: Giá hầu hết tăng trong tuần, ngoại trừ cao su, đường và đậu tương
Giá ngũ cốc và đậu tương Mỹ đồng loạt tăng trong phiên thứ Sáu nhờ dòng tiền từ các quỹ, nhu cầu gia tăng và lo ngại về thời tiết. Tính chung cả tuần, giá ngô và lúa mì tăng, trong khi đậu tương giảm.
Kết thúc phiên này, giá ngô tăng 6-3/4 cent lên 4,35-1/2 USD/bushel, lúa mì tăng 4-1/4 cent lên 5,56 USD/bushel, trong khi đậu tương tăng 14-3/4 cent lên 11,74 USD/bushel.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 5 ổn định ở mức 20,85 cent/lb trong phiên thứ Sáu, sau khi có lúc giảm xuống mức thấp nhất một tháng là 20,62 cent; đường trắng giao cùng kỳ hạn tăng 0,5% lên 631,00 USD/tấn. Tính chung cả tuần, giá đường giảm.
Sản lượng mía ép ở miền Trung-Nam Brazil đạt tổng cộng 5,04 triệu tấn trong nửa cuối tháng 3, tăng 6,5% so với một năm trước, dữ liệu từ tập đoàn công nghiệp UNICA cho thấy.
Giá cà phê Arabica khoảng 5% vào thứ Sáu lên mức cao nhất trong 18 tháng do lo ngại về thời tiết bất lợi tại quốc gia sản xuất hàng đầu thế giới - Brazil - và nguồn cung thắt chặt tại quốc gia trồng cà phê Robusta hàng đầu thế giới - Việt Nam. Trong khi đó, hợp đồng cà phê Robusta kỳ hạn tham chiếu đạt mức cao nhất trong ít nhất 16 năm.
Cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 kết thúc phiên này tăng 5,4% lên 2,2905 USD/lb, sau khi chạm mức cao nhất 18 tháng, là 2,2975 USD. Cà phê Robusta giao cùng kỳ hạn tăng 2,6% lên 3.890 USD/tấn. Trước đó, giá đã đạt 3.903 USD, mức cao nhất kể từ khi hình thức hợp đồng hiện tại bắt đầu giao dịch vào năm 2008.
Giá cà phê Arabica được hưởng lợi từ đợt tăng giá cà phê Robusta kéo dài trong năm nay, điều đã thúc đẩy các nhà rang xay tăng lượng cà phê Arabica mà họ sử dụng để pha chế và giảm khối lượng cà phê Robusta.
“Những lo ngại xung quanh nguồn cung tại Việt Nam (nhà sản xuất cà phê Robusta hàng đầu thế giới) và lượng mưa dưới mức trung bình ở Minas Gerais của Brazil, nơi sản xuất khoảng 30% sản lượng cà phê Arabica của cả nước, đã góp phần làm cho nguồn cung trên thị trường trở nên thắt chặt,” Fitch Solutions cho biết.
Tại châu Á, giá cà phê Việt Nam tuần này cũng tăng. Người trồng cà phê ở Tây Nguyên bán cà phê nhân xô với giá 105.000-105.900 đồng (4,20-4,24 USD) mỗi kg, tăng so với mức 101.200-103.000 đồng một tuần trước. Các thương nhân chào giá cà phê Robusta loại 2 ở mức cộng 600 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 7 trên sàn London.
Tính chung cả tuần, giá cà phê tăng.
Giá cao su kỳ hạn tại Nhật Bản giảm liên tiếp 3 phiên do lo ngại về nhu cầu ở Trung Quốc và mùa đông ở các nước sản xuất lớn ở Đông Nam Á sắp kết thúc.
Hợp đồng cao su giao tháng 9 trên sàn giao dịch Osaka (OSE) đóng cửa giảm 9,6 yên, tương đương 2,95%, xuống 315,7 yên (2,06 USD), mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 26 tháng 3.
Tính chung cả tuần giá giảm 2,92%.
Hợp đồng cao su giao tháng 9 trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) giảm 185 nhân dân tệ, kết thúc ở mức 14.695 nhân dân tệ (2.030,51 USD)/tấn. Hợp đồng cao su giao tháng 5 trên Sàn Singapore giảm 1,63% xuống 162,7 US cent/kg.
Farah Miller, Giám đốc điều hành của Helixtap Technologies, một công ty dữ liệu độc lập, cho biết giá đang trở lại bình thường trước khi kết thúc mùa đông ở các khu vực sản xuất lớn, bao gồm Thái Lan, Việt Nam và Bờ Biển Ngà,
Chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc giảm 1% so với tháng trước trong khi tình trạng giảm phát giá sản xuất vẫn tiếp diễn, cho thấy nhu cầu vẫn yếu mặc dù có dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang lấy lại đà tăng trưởng.
Giá hàng hóa thế giới:
|
ĐVT
|
Giá 5/4
|
Giá 12/4
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
85,72
|
85,66
|
+0,64
|
+0,75%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
89,86
|
90,45
|
+0,71
|
+0,79%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
275,49
|
280,29
|
+2,88
|
+1,04%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
1,76
|
1,77
|
+0,01
|
+0,34%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
272,80
|
268,51
|
+2,53
|
+0,95%
|
Vàng (Comex)
|
USD/ounce
|
2.364,40
|
2.374,10
|
+1,40
|
+0,06%
|
Vàng giao ngay
|
USD/ounce
|
2.346,46
|
2.344,37
|
-28,15
|
-1,19%
|
Bạc (Comex)
|
USD/ounce
|
28,08
|
28,33
|
+0,08
|
+0,28%
|
Bạch kim giao ngay
|
USD/ounce
|
935,06
|
976,74
|
-6,47
|
-0,66%
|
Đồng (Comex)
|
US cent/lb
|
425,60
|
425,85
|
+0,55
|
+0,13%
|
Đồng (LME)
|
USD/tấn
|
9.329,50
|
9.457,50
|
+115,50
|
+1,24%
|
Nhôm (LME)
|
USD/tấn
|
2.450,50
|
2.494,00
|
+40,00
|
+1,63%
|
Kẽm (LME)
|
USD/tấn
|
2.638,50
|
2.828,50
|
+70,00
|
+2,54%
|
Thiếc (LME)
|
USD/tấn
|
28.795,00
|
32.353,00
|
+664,00
|
+2,10%
|
Ngô (CBOT)
|
US cent/bushel
|
433,75
|
447,25
|
+6,25
|
+1,42%
|
Lúa mì (CBOT)
|
US cent/bushel
|
566,50
|
570,75
|
+4,50
|
+0,79%
|
Lúa mạch (CBOT)
|
US cent/bushel
|
333,50
|
351,50
|
+3,75
|
+1,08%
|
Gạo thô (CBOT)
|
USD/cwt
|
16,22
|
17,23
|
+0,36
|
+2,13%
|
Đậu tương (CBOT)
|
US cent/bushel
|
1.188,75
|
1.186,75
|
+14,25
|
+1,22%
|
Khô đậu tương (CBOT)
|
USD/tấn
|
334,70
|
344,10
|
+6,30
|
+1,87%
|
Dầu đậu tương (CBOT)
|
US cent/lb
|
48,74
|
46,45
|
-0,12
|
-0,26%
|
Hạt cải (ICE)
|
CAD/tấn
|
640,90
|
646,30
|
+10,60
|
+1,67%
|
Cacao (ICE)
|
USD/tấn
|
9.312,00
|
10.475,00
|
+584,00
|
+5,90%
|
Cà phê (ICE)
|
US cent/lb
|
211,00
|
220,45
|
+3,10
|
+1,43%
|
Đường thô (ICE)
|
US cent/lb
|
21,99
|
20,13
|
-0,40
|
-1,95%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh (ICE)
|
US cent/lb
|
360,30
|
369,50
|
+4,80
|
+1,32%
|
Bông (ICE)
|
US cent/lb
|
87,95
|
84,59
|
-0,66
|
-0,77%
|
Lông cừu (ASX)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ (CME)
|
USD/1000 board feet
|
--
|
--
|
--
|
--
|
Cao su Singapore
|
US cent/kg
|
168,90
|
164,60
|
-3,20
|
-1,91%
|
Ethanol (CME)
|
USD/gallon
|
2,16
|
2,16
|
0,00
|
0,00%
|